Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị ho, trong đó là các loại virus, vi khuẩn. Tình trạng trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc chi tiết cũng như biện pháp điều trị và chăm sóc bé sơ sinh bị ho tại nhà hiệu quả.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho

Một trong những câu hỏi được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu là trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Vì các bé sơ sinh từ 4 tháng tuổi trở xuống thường ít bị hom nên đây có thể là dấu hiệu cho thấy đường thở của trẻ bị kích thích hoặc do một tác nhân bên ngoài nào đó. Bài viết này sẽ giúp bạn có được câu trả lời cụ thể và phương pháp điều trị.

Giải đáp: Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không?

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh khá yếu, chưa hoàn thiện nên dễ bị các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng. Bất kỳ dấu hiệu bất thường về sức khỏe nào xảy ra với bé cũng là điều đáng lo ngại. Vậy trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không?

Thực chất, trẻ sơ sinh có thể thỉnh thoảng bị ho vì những nguyên nhân tương tự người trưởng thành. Cơ chế ho sẽ giúp cổ họng và ngực được làm sạch khỏi những chất kích thích như khói bụi, chất nhầy do nhiễm trùng phổi, viêm đường thở. Nếu bé bị ho 1 đến 2 tiếng hoặc lâu lâu ho mà không xuất hiện các triệu chứng khác thì đó có thể là điều bình thường mà bạn không cần quá lo lắng.

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho

Tình trạng trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không là nỗi lo ngại của các bậc phụ huynh

Mặc dù vậy, nếu trẻ sơ sinh ho 1 – 2 tiếng kèm theo khó thở, sốt, khó nuốt thì đó lại là điều bất thường. Phụ huynh hãy đưa con đến bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác. Bên cạnh đó, bạn hãy giữ cho con sạch sẽ để tránh các tác nhân khiến đường hô hấp bị kích thích.

Vì sao trẻ sơ sinh bị ho 1-2 tiếng?

Các nghiên cứu chứng minh rằng, bé dưới 4 tháng tuổi rất ít khi bị ho. Nếu cơn ho xảy ra do đường thở bị kích thích hoặc do nguyên nhân bên ngoài thì không đáng lo ngại. Đó có thể là do nhiễm trùng đường hô hấp hoặc phấn hoa, khói từ môi trường. Để xác định được trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không thì chúng ta cần biết nguyên nhân là gì.

Một số tác nhân khiến trẻ bị ho 1 – 2 tiếng có thể là:

  • Gia đình có người hút thuốc lá hoặc đã tiếp xúc với khói thuốc lá khiến mũi bé nhạy cảm với mùi lạ;
  • Nhiều khói, bụi trong môi trường sống;
  • Sống trong môi trường ô nhiễm;
  • Nhà cửa không được lau dọn, vệ sinh thường xuyên nên bám bụi bẩn;
  • Có nuôi thú cưng trong nhà;
  • Có trồng hoa xung quanh nhà hoặc trong nhà.

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho

Nhà cửa nhiều bụi bẩn cũng là nguyên nhân gây ho ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu cần đưa trẻ sơ sinh bị ho đi khám

Tuy đáp án của câu hỏi trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không là không đáng lo ngại nhưng nếu cơn ho đi kèm những dấu hiệu dưới đây thì bố mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ:

  • Hít thở nhanh hơn bình thường, bé có vẻ cần cố gắng thở nhiều hơn;
  • Hít thở khò khè;
  • Ho ra chất nhầy màu xanh, vàng hoặc có lẫn vệt máu;
  • Bỏ bú, ăn uống kém, ngủ li bì cả ngày;
  • Sốt;
  • Bệnh mãn tính như phổi hoặc bệnh tim mạch;
  • Ho nhiều gây nôn mửa;
  • Cơn ho dai dẳng sau khi mắc nghẹn một thứ gì đó;
  • Ho suốt 2 tuần không thuyên giảm.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu bất thường ở mắt bạn cần chú ý thăm khám và điều trị kịp thời

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho
Bố mẹ cần đưa con đi khám nếu trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè

Phương pháp nghe tiếng trẻ sơ sinh ho đoán bệnh

Ho là dấu hiệu của nhiều vấn đề như bệnh theo mùa hoặc dị ứng. Mỗi căn bệnh sẽ có một triệu chứng khác nhau giúp phụ huynh và bác sĩ xác định được trẻ đang mắc bệnh gì:

  • Ho do dị ứng: Khiến trẻ bị ngứa họng, ho khan. Các triệu chứng là chảy nước mắt, liên tục hắt hơi, đau rát họng khiến trẻ bỏ bú.
  • Ho do cảm lạnh: Các dấu hiệu đi kèm là sổ mũi, ho có đờm, hắt hơi, sốt, chảy nước mắt, nghẹt mũi. Tình trạng này nặng hơn vào ban đêm khi bé nằm xuống do chất nhầy chảy từ sau mũi xuống miệng và rơi vào khí quản của bé. Cơn ho sẽ biến mất trong khoảng 3 tuần hoặc kéo dài đến 6 tuần.
  • Ho do hen suyễn: Cơn ho kèm theo thở khò khè, khó thở, thở dốc.
  • Ho do dị vật: Ho đột ngột và thở khò khè sau đợt nghẹt thở.
  • Ho gà: Căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi vi khuẩn Bordetella. Các trẻ sơ sinh bị ho gà sẽ ho liên hồi, không thể thở được giữa các cơn ho. Khi cơn ho kết thúc, bé sẽ hít một hơi thật sâu, phát ra tiếng khụ khụ. Những triệu chứng của bệnh ho gà là hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ, ho nhẹ. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc ho gà nhưng trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi sẽ nghiêm trọng hơn do chưa được tiêm vắc xin ho gà.

Trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho

>>>>>Xem thêm: Thế nào là sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm?

Mỗi cơn ho ở trẻ sơ sinh sẽ có dấu hiệu khác nhau

Phương pháp điều trị trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng

Biết được thắc mắc trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không thôi chưa đủ mà phụ huynh hãy tìm hiểu những biện pháp dưới đây để giảm các nguy cơ gây ho ở trẻ:

  • Giữ cho cơ thể bé được khô ráo và sạch sẽ: Bạn hãy lau khô sau khi tắm bé, thường xuyên thay tã để tránh gây ẩm ướt, tăng khả năng mắc nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Vệ sinh mũi và miệng thường xuyên: Bố mẹ có thể dùng nước muối 0.9% hoặc nước muối sinh lý để rửa mũi nếu con bị nghẹt mũi. Việc thực hiện đúng cách sẽ giúp trẻ hết bị sổ mũi, làm sạch những chất nhầy tồn đọng trong đường hô hấp, giúp bé tăng khả năng hít thở.
  • Nâng cao đầu bé khi ngủ: Khi đặt con nằm xuống, mẹ hãy nâng đỡ phần đầu để trẻ được hít thở dễ dàng.
  • Giữ ấm cho con: Trẻ sơ sinh cần được giữ ấm, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột để bé tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng ho.
  • Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé: Mẹ không nên cho trẻ sơ sinh bú quá no. Ngoài ra, chế độ ăn uống của người mẹ cũng cần được chú ý. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm, chất đạm, canxi để tăng cường hệ miễn dịch cho bé thông qua đường sữa mẹ. Những thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ cũng cần bạn hạn chế để không làm tăng cơn ho cho bé.
  • Vệ sinh nhà cửa và phòng ngủ của trẻ thường xuyên: Việc giữ gìn không gian sống được sạch sẽ, không có bụi bẩn hay phấn hoa cũng góp phần không nhỏ trong việc hạn chế trẻ sơ sinh bị ho.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không. Vấn đề này tuy không đáng ngại nhưng phụ huynh cũng không nên chủ quan để tránh xảy ra tình trạng không mong muốn khiến bệnh nặng thêm. Bố mẹ hãy chú ý quan sát con để kịp thời đưa bé đến bác sĩ điều trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *