Tình trạng mắt lồi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa mắt lồi

Tình trạng mắt lồi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa mắt lồi

Mắt lồi là hiện tượng mắt có xu hướng nhô ra phía ngoài nhiều hơn thông thường, vượt khỏi vị trí ban đầu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Để hiểu hơn về tình trạng mắt lồi thì trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin như nguyên nhân, cách nhận biết cũng như phương án điều trị tình trạng này.

Bạn đang đọc: Tình trạng mắt lồi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa mắt lồi

Có 2 loại mắt lồi chính là mắt lồi nguyên phát và mắt lồi thứ phát. Đa phần các ca mắt lồi nguyên phát đều không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng mắt lồi thứ phát lại là dấu hiệu cảnh báo cơ thể nói chung và thị lực nói riêng đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng, cần can thiệp ngay khi phát hiện.

Mắt lồi là gì?

Mắt lồi là thuật ngữ dùng cho tình trạng mắt bị lồi ra ngoài, nhô hẳn ra ngoài so với vị trí ban đầu. Hiện tượng mắt lồi có thể do yếu tố di truyền, bẩm sinh hoặc cũng có thể liên quan đến bệnh lý, các vấn đề về sức khỏe và thị lực. Cũng vì vậy mà bạn cần hết sức cẩn trọng trước tình trạng mắt lồi bởi chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo các rối loạn trong cơ thể hoặc bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị.

Tình trạng mắt lồi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa mắt lồi

Mắt lồi là tình trạng nhãn cầu bị đẩy ra ngoài hốc mắt

Dấu hiệu nhận biết tình trạng mắt lồi

Khi bị mắt lồi bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng thường gặp như:

  • Xuất hiện tình trạng khô mắt, mỏi hoặc bị cộm nhiều;
  • Mắt đỏ, sưng tấy hoặc thậm chí viêm nhiễm, sưng, đau nhức mắt, khô mắt,…;
  • Mắt trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng, dễ chảy nước mắt;
  • Suy giảm thị lực nhanh chóng, đột ngột;
  • Mắt có thể xuất hiện hiện tượng nhìn đôi;
  • Người bệnh cảm giác thấy có áp lực trong mắt và xung quanh vùng mắt.

Hiện tượng mắt lồi có thể chỉ xuất hiện ở một bên mắt hoặc cả hai bên. Với những trường hợp mắt lồi cả hai bên mắt được cho là tương đối khẩn cấp, người bệnh cần nhanh chóng, chủ động đi khám sức khỏe để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể. Tuyệt đối không nên chủ quan bởi tình trạng mắt lồi kéo dài sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ biến chứng nặng, thậm chí là mù lòa vĩnh viễn.

Nguyên nhân khiến mắt bị lồi

Như bạn đã biết mắt lồi có 2 dạng là mắt lồi nguyên phát và mắt lồi thứ phát. Với mắt lồi thứ phát, nguyên nhân gây bệnh có thể là một trong những ý sau:

  • Bệnh lý Graves: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng mắt lồi. Khi mắc căn bệnh này các tế bào miễn dịch sẽ chuyển sang tấn công tuyến giáp tích tụ trong hốc mắt và làm cho các mô mỡ, các cơ quanh mắt phát triển nhanh hơn về kích thước, chèn ép và làm nhãn cầu bị lồi ra phía trước.
  • Bệnh cường giáp: Bệnh lý này sẽ làm giải phóng một lượng dư thừa các hormone tuyến giáp có tác dụng kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi bị cường giáp, số lượng hormone giải phóng quá nhiều dẫn đến tăng nguy cơ tích tụ mô mỡ dưới hốc mắt, từ đó đẩy nhãn cầu về phía trước dẫn đến hiện tượng mắt lồi.
  • Người bị u nguyên bào thần kinh cũng có khả năng bị mắt lồi cao hơn người khác.
  • Các bệnh lý liên quan đến ung thư như bệnh bạch cầu, bệnh ung thư mô liên kết, bệnh u lympho,… cũng có khả năng là tác nhân khiến bạn bị lồi mắt.
  • Mắt bị chấn thương dẫn đến chảy máu sâu bên trong hốc mắt.
  • Người bệnh gặp các vấn đề bất thường về mạch máu.

Tình trạng mắt lồi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa mắt lồi

Bệnh nhân cường giáp có nguy cơ bị mắt lồi cao

Có cách nào điều trị bệnh mắt lồi không?

Câu trả lời là có. Tình trạng mắt lồi sẽ được điều trị dựa trên nguyên nhân gây bệnh, bạn sẽ phải thăm khám, chẩn đoán tác nhân gây mắt lồi trước khi được bác sĩ chỉ định cách chữa cụ thể.

Chữa mắt lồi do tuyến giáp

Với những trường hợp bị mắt lồi do tuyến giáp, cụ thể là bệnh cường giáp thì việc điều trị cần trải qua quy trình gồm các giai đoạn khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. Các giai đoạn này gồm giai đoạn hoạt động và giai đoạn không hoạt động.

Điều chỉnh nồng độ hormone tuyến giáp: Một trong những cách chữa mắt lồi do cường giáp là can thiệp điều chỉnh lại nồng độ tuyến giáp sao cho cân đối, ổn định. Bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc có tác dụng điều chỉnh nồng độ hormone tuyến giáp cho người bệnh nhằm kiểm soát tốt hơn tình trạng mắt lồi.

Sử dụng thuốc corticosteroid: Loại thuốc này sẽ giúp kiểm soát phần nào nguy cơ cũng như tình trạng viêm nhiễm của mắt có liên quan đến hoạt động của tuyến giáp. Khi uống thuốc corticosteroid bệnh nhân cần chờ 10 – 20 tuần để nhận thấy sự cải thiện rõ rệt hơn.

Tìm hiểu thêm: Khiếm khuyết tâm nhĩ là gì? Triệu chứng và cách chẩn đoán

Tình trạng mắt lồi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa mắt lồi
Thuốc corticosteroid được chỉ định trong một số trường hợp bệnh nhân bị mắt lồi

Xạ trị: Phương pháp xạ trị cũng được ứng dụng khá rộng rãi với bệnh nhân bị mắt lồi do tác động của tuyến giáp. Với cách này các phần mô và cơ bên trong hốc mắt sẽ được tác động sâu và rộng để giảm sưng, kiểm soát độ lồi của mắt. Tuy có hiệu quả khá tốt nhưng xạ trị có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, tổn thương mô phía trong mắt,…

Kết hợp nhiều biện pháp: Có thể kể đến như nằm ngủ kê cao đầu, đeo kính râm khi ra ngoài, nhỏ mắt thường xuyên, sử dụng nước mắt nhân tạo, hạn chế để mắt tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm,…

Phẫu thuật chữa trị bệnh mắt lồi

Ngoài những phương án chữa trị nêu trên thì một số trường hợp bệnh nhân bị mắt lồi có thể được chỉ định phẫu thuật. Hiện nay có 3 phương án phẫu thuật chữa mắt lồi là:

  • Phẫu thuật hạ áp hốc mắt;
  • Phẫu thuật cho phần mí mắt;
  • Phẫu thuật vùng cơ mắt.

Giải quyết các nguyên nhân khác gây mắt lồi

Với những trường hợp bị mắt lồi do các bệnh lý khác nhau như viêm mô tế bào,… sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để đề phòng hiện tượng nhiễm trùng. Bên cạnh đó các phương pháp khác như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật cắt khối u,… cũng được ứng dụng linh hoạt trong điều trị mắt lồi tùy theo từng trường hợp nhất định.

Tình trạng mắt lồi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa mắt lồi

>>>>>Xem thêm: Một số cách trị bệnh táo bón kéo dài ở trẻ em

Điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất để chữa trị chứng mắt lồi

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng mắt lồi cũng như một số thông tin liên quan. Nếu bạn đột nhiên thấy đau nhức hốc mắt, nhắm mắt không chặt, cảm thấy mắt lồi ra phía ngoài nhiều hơn trước,… thì việc đầu tiên cần làm là đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe thị lực, không nên chủ quan bạn nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *