Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ là một dạng bệnh bẩm sinh ở tim. Nếu không được điều trị sớm thì có thể khiến bệnh bị suy tim hoặc gặp phải một số biến chứng nguy hiểm có thể làm tăng nguy cơ tử vong.

Bạn đang đọc: Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ gây tăng áp lực lên tim phải và làm giảm lượng máu giàu oxy đến đến tim trái để nuôi dưỡng cơ thể. Vậy tình trạng này là gì? Chúng có triệu chứng và điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây đây Nhà thuốc Long Châu sẽ tìm hiểu cùng các bạn nhé.

Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ

Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ là một dạng dị tật tim bẩm sinh, khi đó các tĩnh mạch phổi sẽ đổ vào nhĩ phải hoặc vào một tĩnh mạch phụ mà không đổ vào nhĩ trái. Theo nghiên cứu, tĩnh mạch phổi lạc chỗ có 2 dạng đó là:

Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ hoàn toàn

Dạng này gồm có 4 thể như sau:

  • Người bệnh có các tĩnh mạch phổi đổ vào một thân chung tĩnh mạch phía trên tim, như tĩnh mạch chủ trên trái hoặc tĩnh mạch chủ trên phải (hiếm gặp) chiếm 55%.
  • Tỷ lệ bệnh nhân có các tĩnh mạch phổi đổ trực tiếp vào xoang vành hoặc nhĩ phải chiếm 30%.
  • Trường hợp có các tĩnh mạch phổi đổ vào thân tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch chủ dưới hoặc đổ vào ống Arantius chiếm 12%.
  • Còn các trường hợp có các vị trí khác chiếm 3%.

Ngoài ra toàn bộ máu tĩnh mạch hệ thống cũng như phổi của bệnh nhân bị tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ hoàn toàn đều đổ dồn vào nhĩ phải, khiến cho các buồng phải tim, động mạch phổi bị giãn ra.

Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ một phần

Đây là tình trạng có một hoặc một số tĩnh mạch phổi xuất hiện vị trí đổ bất thường như đổ vào tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch chủ trên trái, thân tĩnh mạch không tên trái. Ngoài ra, có một số trường hợp đổ vào tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch azygos hoặc đổ vào xoang vành.

Đối với người bị tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ một phần thì có một phần máu đổ vào nhĩ phải, rồi trở lại tiểu tuần hoàn. Tình trạng này làm tăng áp lực lên các buồng tim phải, nếu để lâu ngày có thể gây ra hiện tượng suy tim ở bệnh nhân.

Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ còn phối hợp một số các dị tật hay gặp như thông liên nhĩ, teo van ba lá, tim một thất, hoán vị đại động mạch hoặc phức hợp Eisenmenger…

Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ là một tình trạng dị tật bẩm sinh tim ở người

Triệu chứng của tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ

Trong quá trình chẩn đoán xác định lỗ thông liên nhĩ, tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ thường sẽ phát hiện khi bệnh nhân còn nhỏ, nhưng cũng có thể phát hiện khi trẻ lớn hoặc trưởng thành.

Triệu chứng lâm sàng sẽ phụ thuộc vào thể giải phẫu bệnh cũng như kích thước của luồng thông trái phải. Thông thường, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu khó thở ở các mức độ khác nhau và dễ bị nhiễm trùng phổi.

Ngoài ra, trẻ gặp phải tình trạng này thường chậm lớn. Trường hợp người bị tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ một phần có khả năng không có tím. Tuy nhiên, nếu áp lực động mạch phổi càng lớn và tình trạng suy tim càng nặng thì mức độ tím càng nhiều.

Đối với triệu chứng cận lâm sàng thì bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm doppler tim để chẩn đoán bệnh trong hầu hết các trường hợp bệnh. Nếu siêu âm tim có sự nghi ngờ về chẩn đoán bệnh thì có thể căn cứ vào kết quả của thông tim, động thời chụp buồng tim.

Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

Tình trạng khó thở là triệu chứng lâm sàng của bệnh tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ

Điều trị tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ

Thông thường, cách điều trị tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ là phẫu thuật ghép nối nhằm đưa đưa máu các tĩnh mạch phổi đổ về nhĩ trái, đồng thời đóng lại lỗ thông liên nhĩ. Điều này giúp sửa chữa các bất thường về giải phẫu cùng với sự hỗ trợ của hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể. Việc điều trị bằng phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào tiên lượng, tình trạng sức khỏe cũng như chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh sẽ được điều trị trong các tình trạng sau:

  • Trường hợp được bác sĩ chẩn đoán chính xác bị tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ.
  • Xuất hiện các biểu hiện như: Khó thở, tím, chậm lớn, nhiễm trùng tái phát hoặc tăng áp lực động mạch phổi.
  • Người có kháng lực mạch máu phổi

Tuy nhiên, có một trường hợp chống chỉ định tương đối đối với điều trị tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ bằng phẫu thuật, cụ thể:

  • Trường hợp tăng áp phổi cố định;
  • Tăng áp phổi cố định ở hội chứng Eisenmenger;
  • Suy gan thận, suy tim nặng;
  • Bệnh tim bẩm sinh phức tạp;
  • Bị nhiễm khuẩn tiến triển.

Ngoài ra, trước khi phẫu thuật người bệnh sẽ được tắm rửa 2 lần nước có pha Betadine, đồng thời thay hết bằng quần áo sạch. Không chỉ vậy, trước khi bôi dung dịch sát khuẩn lên vị trí phẫu thuật sẽ thực hiện đánh ngực bằng xà phòng Betadine.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ giải thích rõ, ký giấy cam đoan.

Tìm hiểu thêm: Thuốc mỡ tra mắt có tác dụng gì?

Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị
Người bị suy tim nặng thì không được điều trị tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ bằng phẫu thuật

Tiến hành phẫu thuật

Quá trình thực hiện phẫu thuật phẫu tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ cụ thể như sau:

  • Người bệnh được đặt nằm ngửa có gối kê dưới vai, sau đó được gây mê nội khí quản, kháng đông Heparin toàn thân cùng với các đường theo dõi toàn thân.
  • Tiếp đến dùng dao để mở đường giữa xương ức.
  • Kết nối tim với hệ thống tim phổi máy nhân tạo, lắp đặt hệ thống ống động mạch, tĩnh mạch, đồng thời bơm dung dịch liệt tim để tim ngừng đập.
  • Mở các các buồng tim phải và trái để đánh giá chính xác mức độ tổn thương.
  • Xử lý các tổn thương khi giải phẫu, đóng kín lại các buồng tim, cùng với đó là cầm máu, đặt hệ thống dẫn lưu, điện cực.
  • Cuối cùng đóng màng tim, đóng xương ức và thành ngực, khâu lại vết mổ.

Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm NIPT ở đâu? Bạn đã biết chưa?

Phẫu thuật để đưa máu tĩnh mạch phổi đổ về tâm trái, đóng lại lỗ thông liên nhĩ

Theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận về các chỉ số tuần hoàn như điện tim, mạch, huyết áp động mạch tối thiểu, trung bình, tối đa, huyết áp tĩnh mạch trung tâm, nhiệt độ. Ngoài ra cần kiểm tra độ bão oxy, các ống dẫn lưu, tính chất dịch, lượng nước tiểu, các thông số máy thở, trạng thái tinh thần của bệnh nhân với tần suất 1 giờ 1 lần trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật.

Nếu có dấu hiệu chảy máu thì nên báo với bác sĩ để tiến hành phẫu thuật cầm máu. Nếu xuất hiện các triệu chứng như tăng áp phổi trước phẫu thuật, chụp X – quang tại giường, xét nghiệm khí trong máu, điện giải, hematocrit thì người bệnh sẽ được dùng thuốc hạ áp phổi.

Sau phẫu thuật, người bệnh nên duy trì khám lâm sàng định kỳ và siêu âm 6 tháng/lần. Nếu tình trạng ổn định, không xuất hiện vấn đề gì trong 3 năm thì được xem là khỏi bệnh.

Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ là bệnh lý về tim bẩm sinh, nếu không được điều trị sớm và đúng lúc thì có thể dẫn đến suy tim. Ngoài ra còn khiến trẻ thường xuyên bị nhiễm khuẩn, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. Nếu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh, cha mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *