Đến nay, ung thư vẫn được coi là “án tử” đối với nhiều người bệnh. Cùng tìm hiểu ngay tính chất di truyền của ung thư qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu ngay tính chất di truyền của ung thư: Bệnh ung thư nào di truyền?
Bệnh lý ung thư ngày càng trở nên phức tạp và khó điều trị. Vì vậy, không ít bậc phụ huynh lo lắng về tính chất di truyền của ung thư khiến căn bệnh này lây truyền sang thế hệ sau. Vậy ung thư có thực sự liên quan đến gen di truyền hay không? Hãy để Nhà thuốc Long Châu giải đáp giúp bạn nhé!
Tính chất di truyền của ung thư
Nói về tính chất di truyền của ung thư, các chuyên gia cho biết, chỉ có khoảng 5 – 10% loại ung thư có khả năng di truyền. Các đột biến di truyền thường xuất phát từ tế bào tinh trùng của người cha hoặc tế bào trứng của người mẹ. Đến khi thụ tinh thành phôi thai, các tế bào này sẽ phân bố rải rác ở tất cả các cơ quan trong cơ thể. Theo thời gian, chúng biệt hoá, phân chia và di truyền đến các thế hệ sau với xác suất là 50%.
Tính chất di truyền của ung thư còn được chia thành 2 loại, đó là:
- Di truyền gen trội: Chỉ cần một bản sao bị đột biến, những đứa trẻ mang gen trội cũng có tỷ lệ bị ung thư khá cao. Một số đột biến gen trội gây bệnh ung thư có thể kể đến như: Ung thư đại trực tràng không polyp, đa polyp đại trực tràng, hội chứng Lynch,…
- Di truyền gen lặn: Đối với những đứa trẻ có gen lặn, tỷ lệ ung thư sẽ giảm xuống do cần có cả 2 bản sao đột biến thì mới có thể phát bệnh. Trong đó, gen BRCA1/2 của bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuỵ và ung thư tuyến tiền liệt đều là những căn bệnh gây ra do gen di truyền lặn.
Các căn bệnh ung thư do di truyền
Nhiều nghiên cứu đã tổng hợp rằng, có đến 20 loại ung thư có tính chất di truyền từ cha mẹ sang con. Đặc biệt, những căn bệnh ung thư có khả năng di truyền rõ ràng bao gồm:
- Ung thư vú: Nếu trong gia đình có bà hoặc mẹ bị ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh của các thành viên trong gia đình sẽ tăng lên gấp 3 – 7 lần so với người bình thường.
- Ung thư buồng trứng: Theo thống kê của Bộ Y tế, cứ 10 người bị ung thư buồng trứng thì có 2 người mang mã gen di truyền.
- Ung thư đại trực tràng: Các đột biến ở gen sẽ làm tăng nguy cơ hình thành nên khối u ở hệ tiêu hoá và di căn đến nhiều cơ quan khác như: Tuyến tụy, tuyến giáp, nội mạc tử cung, gan,…
- Ung thư nội mạc tử cung: Đặc trưng của người mang gen ung thư nội mạc tử cung là bệnh phát triển từ rất sớm, ngay khi trẻ mới chỉ đạt từ 10 – 20 tuổi.
- Ung thư tuyến tuỵ: Cũng giống như ung thư vú, đột biến gen di truyền BRCA1 và BRCA2 khiến cho 13 – 19% trường hợp ung thư tuyến tuỵ có tính chất gia đình.
- Ung thư tuyến tiền liệt: Nếu trong gia đình có từ 2 người trở lên mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thì tỷ lệ di truyền sẽ tăng lên đến 11 lần.
- Các bệnh ung thư khác: Ung thư tuyến giáp, ung thư dạ dày, ung thư phổi,…
Làm sao để phát hiện sớm ung thư do di truyền?
Hiện nay, phương pháp hiệu quả nhất để tầm soát ung thư là xét nghiệm gen. Tùy vào tình trạng sức khỏe, tiền sử phả hệ hoặc loại đột biến mà bác sĩ sẽ chỉ định thời điểm cũng như tần suất sàng lọc sao cho phù hợp. Dưới đây là nhóm đối tượng được khuyến khích nên thăm khám định kỳ và sàng lọc ung thư sớm:
- Gia đình có người thân trực hệ một là bố, mẹ bị ung thư, hoặc anh, chị, em ruột có tiền sử mắc căn bệnh ung thư.
- Nhiều người thân trong gia đình mắc cùng một loại ung thư.
- Nhóm bệnh ung thư của các thành viên có liên quan đến một đột biến gen đơn lẻ như: Ung thư vú, buồng trứng, đại trực tràng và tuyến tụy.
- Một thành viên trong gia đình mắc nhiều hơn một loại ung thư.
- Độ tuổi mắc ung thư ở các thành viên thường khá trẻ.
- Từng có họ hàng gần phát hiện bệnh ung thư do di truyền.
- Thành viên trong gia đình mắc bệnh ung thư hiếm gặp như: Ung thư vú ở nam giới, u nguyên bào võng mạc,…
- Bệnh ung thư xảy ra theo cặp, chẳng hạn: Cả hai vú, hai mắt, hai thận,…
Tìm hiểu thêm: Co giật môi là gì? Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh co giật môi
Ý nghĩa xét nghiệm di truyền ung thư
Xét nghiệm di truyền ung thư hoạt động theo cơ chế phân tích bộ gen. Từ đó, nhằm xác định liệu bạn có khả năng bị ung thư trong tương lai hay không.
Khi có được kết quả chính xác, bác sĩ sẽ đề ra phương hướng điều trị phù hợp và cách phòng tránh hiệu quả.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ chỉ định lấy vật liệu di truyền có trong máu hoặc mô của người bệnh. Theo tính toán, xét nghiệm di truyền tầm soát ung thư có thể xác định được hơn 900 căn bệnh ung thư, bao gồm: Ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư đại tràng và nhiều loại ung thư khác.
>>>>>Xem thêm: Cây nàng hai gây ngứa có sao không?
Tính chất di truyền của ung thư có thể làm tăng cao khả năng mắc bệnh ở các thế hệ sau. Do đó, nếu trong gia đình có thành viên từng mắc ung thư, bạn nên chủ động thăm khám và tầm soát ung thư sớm để điều trị kịp thời nhé!
Xem thêm: Ung thư thường xảy ra ở lứa tuổi nào?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm