Thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh có nguy hiểm không?

Thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh có nguy hiểm không?

Thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh là căn bệnh không ít người gặp phải. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì, chữa trị ra sao và liệu có gây nguy hiểm hay không? Dưới đây là thông tin chi tiết về bệnh.

Bạn đang đọc: Thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh có nguy hiểm không?

Máu là thành phần không thể thiếu, đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Do đó, khi trẻ sinh ra được chẩn đoán gặp phải tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh khiến nhiều bậc phụ huynh hết sức lo lắng. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không, cách chữa trị thế nào? Cùng tìm hiểu bạn nhé!

Thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh là bệnh gì?

Hồng cầu nhỏ bẩm sinh được các bác sĩ giải thích có nghĩa là khi trẻ vừa sinh ra đã gặp tình trạng kích thước các tế bào hồng cầu bé hơn bình thường, từ đó làm giảm khả năng đưa oxy nuôi cơ thể của loại tế bào này. Số lượng hồng cầu trong cơ thể cũng thấp hơn so với tiêu chuẩn. Bệnh lý này sẽ xảy ra với đặc trưng là chỉ số MCV (khối lượng phân tử trung bình của hồng cầu có trong máu) thấp hơn mức 83 μm3.

Tình trạng này được khoa học nhận định là do thiếu nguyên liệu để sản xuất huyết sắc tố Hemoglobin. Huyết sắc tố này không chỉ tham gia vào cấu tạo máu mà còn đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy. Đó là nguyên nhân tại sao bệnh nhân mắc chứng bệnh này thường có triệu chứng đặc trưng của thiếu oxy.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh có nguy hiểm không?

Người mắc thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh thường có triệu chứng đặc trưng của thiếu oxy

Một số căn bệnh phổ biến ảnh hưởng đến việc sản xuất huyết sắc tố Hemoglobin, dẫn đến hồng cầu nhỏ bẩm sinh như sau:

  • Bệnh Thalassemia: Bệnh này còn được gọi là tan máu bẩm sinh, là bệnh di truyền do đột biến gen gây ra. Người bệnh sẽ bị thiếu máu nhưng thừa sắt, quá trình sản xuất huyết sắc tố bị ảnh hưởng, làm xuất hiện thiếu máu hồng cầu nhỏ.
  • Thiếu máu nguyên hồng cầu: Bệnh này xảy ra khi tủy xương tạo ra các nguyên bào sắt thay vì sản xuất tế bào hồng cầu như bình thường, song các nguyên bào sắt này lại không thể tham gia vào quá trình tạo huyết sắc tố, gây ra tình trạng thiếu máu.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh có nguy hiểm không?

Vậy chứng thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ, đây là bệnh lý khá nguy hiểm và có thể gây nhiều biến chứng nặng nề cho sức khỏe. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường có biểu hiện không rõ ràng, cho nên không ít người khá chủ quan. Tuy nhiên, dần dần bệnh sẽ gây ảnh hưởng tới các mô trong cơ thể và xuất hiện triệu chứng với tần suất nhiều hơn. Một số dấu hiệu đặc trưng như khó thở, hụt hơi, cơ thể mệt mỏi, mất sức, hoa mắt, chóng mặt, da nhợt nhạt, bên trong mí mắt hoặc dưới móng tay có màu nhạt hơn, nhịp tim nhanh,…

Trường hợp nghiêm trọng và không được điều trị, bệnh có thể trở nên nguy hiểm do thiếu oxy đến các mô. Từ đó, có thể gây ra các biến chứng như sốc, vấn đề về phổi, động mạch vành,… thậm chí tử vong. Do đó, khi trẻ sinh ra mắc hồng cầu nhỏ bẩm sinh, các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý và phát hiện sớm các triệu chứng bất thường để có giải pháp can thiệp kịp thời.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh có nguy hiểm không?

Nếu không có giải pháp kiểm soát hiệu quả, người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt

Thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh chữa trị thế nào?

Hiện nay, để điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh, người bệnh cần thực hiện các giải pháp sau đây:

Thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nếu bị thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bổ sung sắt và vitamin C. Trường hợp tình trạng bệnh nghiêm trọng đến mức có nguy cơ bị biến chứng như suy tim, người bệnh có thể cần được truyền máu.

Ngoài ra, một số trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kích thích cơ thể tạo ra nhiều tế bào hồng cầu, phẫu thuật để điều trị loét dạ dày gây xuất huyết hoặc khối u trong ruột, dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng mãn tính gây thiếu máu hoặc thực hiện liệu pháp Chelation nhằm giảm mức độ chì trong cơ thể, nhất là ở trẻ em.

Tìm hiểu thêm: Viên uống Khớp Phong: Giải pháp đẩy lùi thoái hóa khớp hiệu quả

Thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh có nguy hiểm không?
Người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ

Chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày

Các bác sĩ nhận định chế độ ăn uống hằng ngày đặc biệt quan trọng đối với những người mắc chứng bệnh này. Vậy thiếu máu hồng cầu nhỏ nên ăn gì và kiêng gì? Dưới đây là những lưu ý bạn không nên bỏ qua:

  • Thực phẩm nên ăn: Các loại rau xanh như rau chân vịt, cải bó xôi, cải xoong, cải ngọt, cải thìa, rau đay,… là những loại rau giàu sắt và acid folic rất tốt cho người bị thiếu máu thiếu sắt. Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung các loại thịt, hải sản, trái cây, hạt và các loại ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt là nên tăng cường lượng ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan gia cầm, hải sản, đậu, đỗ, đậu hũ,… để cơ thể nhanh hồi phục hơn.
  • Thực phẩm nên tránh: Người bệnh cần tránh hoặc giảm lượng ăn một số loại thực phẩm như rượu, caffeine, đường, các loại thực phẩm chứa cholesterol cao. Bởi theo lý giải của y học, các thành phần trong thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu, đồng thời gây cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ngoài chế độ ăn uống như trên, người bệnh cũng nên thiết lập lối sống lành mạnh để cải thiện tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh như ăn đủ các bữa trong ngày, uống đủ nước, vận động thường xuyên, không thức khuya, giảm stress. Trên thực tế, nhiều người bệnh khi sinh ra gặp phải tình trạng này nhưng thực hiện đúng phương pháp điều trị của bác sĩ, tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học thì cơ thể không gặp phải bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: U tuyến giáp ác tính có chữa được không? Điều trị u tuyến giáp ác tính như thế nào?

Người bệnh nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn uống hằng ngày

Như vậy, với các thông tin trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn có thêm thông tin chi tiết về căn bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ bẩm sinh, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như các giải pháp điều trị đang được áp dụng hiện nay. Đây là căn bệnh có thể kiểm soát được, do đó khi trẻ sinh ra không may mắc phải tình trạng này bố mẹ cũng không nên quá hoang mang. Việc cần thiết là theo dõi sát sao sức khỏe người bệnh, thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, loại trừ các yếu tố có tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất hồng cầu và thực hiện đúng chỉ định bác sĩ khi cần.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *