Ốm nghén là hiện tượng phổ biến trong quá trình mang thai của phụ nữ. Tuy nhiên, một số trường hợp mang thai 6 tuần không nghén khiến chị em vô cùng lo lắng. Hiện tượng này có bình thường không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Thắc mắc: Mang thai 6 tuần không nghén có bình thường không?
Mang thai 6 tuần không nghén, cũng không xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn/nôn có thể là do hormone thai kỳ sản xuất chưa đủ để tạo ra các xúc tác gây ốm nghén. Nếu chị em gặp phải tình trạng này, đừng quá căng thẳng vì cơ thể mỗi người là khác nhau.
Mang thai 6 tuần không nghén có bình thường không?
Ốm nghén là hiện tượng sinh lý do hormone thai kỳ tác động. Các triệu chứng ốm nghén phổ biến mẹ bầu thường gặp bao gồm cảm giác cơ thể lẫn tinh thần mệt mỏi, buồn nôn/nôn, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, chán ăn, ăn không tiêu,…
Thông thường, biểu hiện của ốm nghén sẽ diễn ra từ tuần thứ 4 của thai kỳ và dần dần biến mất sau 14 tuần mang thai. Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào mang thai cũng bị ốm nghén. Nhiều chị em mang thai 6 tuần không nghén nhưng thai nhi trong bụng vẫn phát triển bình thường khi đi thăm khám bác sĩ. Nói cách khác, ốm nghén hay không ốm nghén không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, miễn là khi thăm khám bác sĩ định kỳ vẫn xác định được thai khỏe mạnh bình thường.
Theo bác sĩ chuyên khoa, cơ địa của mỗi chị em là khác nhau. Do đó, khi mang thai phụ nữ sẽ gặp những biểu hiện trong thai kỳ cũng khác nhau. Không nhất thiết mang thai là phải ốm nghén. Nhiều chị em mang thai không nghén và điều này không ảnh hưởng gì đến đến sức khỏe của thai nhi. Thậm chí, mẹ bầu không nghén và vẫn ăn uống ngon miệng, sức khỏe vẫn tốt hơn bình thường. Điều này được lý giải do hai nguyên nhân chính sau đây:
Do cơ địa có sự thích ứng tốt với sự thay đổi hormone
Các nhà khoa học giải thích, ốm nghén xảy ra là sự kết hợp của các yếu tố như hormone, di truyền, tâm lý, thiếu vi chất,…; trong đó thay đổi hormone được cho là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến ốm nghén.
Hormone thai kỳ Human Chorionic Gonadotropin (HCG) do các tế bào nhau thai tạo ra khi chị em bắt đầu mang thai. Hormone này giữ vai trò rất quan trọng, nồng độ càng cao thì triệu chứng ốm nghén càng nặng, nhất là đối với mẹ bầu mang đa thai.
Ngoài ra, các hormone khác như estrogen, progesterone cũng bị thay đổi trong thai kỳ, gây ra tình trạng ốm nghén. Nếu cơ thể thai phụ nào thích nghi tốt với những thay đổi của các hormone nêu trên hoặc mang một số yếu tố về mặt di truyền sẽ không bị ốm nghén khi mang thai (hoặc có thể có những ở mức độ nhẹ, thoáng qua).
Do môi trường bên ngoài, hoàn cảnh, công việc
Khi mang thai, nhiều chị em bị áp lực bởi công việc, hay tinh thần bị căng thẳng quá mức thậm chí không nhận ra bản thân đang bị nghén. Bên cạnh đó, thai phụ nào thích nghi nhanh với những thay đổi hoặc hay dễ dàng chuyển sự tập trung vào các vấn đề khác trong cuộc sống cũng có thể không bị triệu chứng ốm nghén tác động.
Do đó, theo bác sĩ chuyên khoa, vấn đề nghén hay không nghén khi mang thai, chị em không nên lo lắng quá nhiều. Thậm chí, nếu chị em mang thai 6 tuần không nghén cũng đừng nghĩ quá nhiều về việc vì sao mình không nghén để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Thay vào đó, luôn nghĩ tinh thần thật tốt, phân bổ thời gian làm việc hợp lý, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi mới giúp thai nhi phát triển tốt nhất.
Mang thai không nghén có nguy hiểm không?
Bên trên, chúng ta đã cùng nhau giải đáp thắc mắc vì sao khi mang thai có mẹ bầu bị nghén nhưng có mẹ bầu lại không, hay mang thai 6 tuần không nghén là có bình thường không.
Trên thực tế, nếu trong quá trình mang thai mà mẹ bầu không nghén cũng là trạng thái hoàn toàn bình thường. Thậm chí, chị em còn có thể cảm thấy mình may mắn hơn những mẹ bầu khác vì không bị mệt mỏi, suy nhược do triệu chứng ốm nghén ảnh hưởng. Miễn là thai nhi trong bụng vẫn phát triển bình thường, đúng chuẩn và bản thân người mẹ tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe mạnh và nhiều sinh lực là bạn có thể hoàn toàn yên tâm về một thai kỳ khỏe mạnh.
Tìm hiểu thêm: Điểm danh các loại dị ứng thức ăn và cách phòng ngừa
Vậy mang thai không ốm nghén khi nào cần lo lắng? Theo bác sĩ chuyên khoa, mặc dù hầu hết các trường hợp mang thai không nghén là bình thường song một số trường hợp mang thai không ốm nghén nguyên nhân do nồng độ hormone của họ thấp hơn bình thường, dễ đưa đến nguy cơ bị sảy thai.
Mặt khác, lưu ý là những trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén nặng rồi đột ngột biến mất thì nguy cơ bị sảy thai cũng sẽ rất cao, nhất là hiện tượng biến mất diễn ra vào khoảng thời gian từ tuần thứ 8 – 11 của thai kỳ.
Do đó, thai phụ luôn phải tuân thủ lịch kiểm tra định kỳ theo lời hẹn của bác sĩ. Điều này nhằm đảm bảo thai nhi vẫn phát triển bình thường. Trong thời gian mang thai, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường chẳng hạn như co thắt âm đạo, ra máu nhiều,…, mẹ bầu phải lập tức đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra sức khỏe và có hướng dẫn phù hợp.
Tóm lại, mang thai là hành trình đầy khó khăn đối với các mẹ bầu. Mỗi mẹ bầu sẽ có những biểu hiện mang thai khác nhau, có thể bị ốm nghén cũng có thể không tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Nếu mang thai 6 tuần không nghén nhưng không có cảm giác buồn nôn mà chỉ thấy mệt mỏi, chán ăn nhưng không bị nhạy cảm với mùi đồ ăn thì không ảnh hưởng gì đến quá trình mang thai lẫn sự phát triển của thai nhi. Không nghén khi mang thai không phải là tiêu chí để dựa trên đó đánh giá sức khoẻ và sự phát triển của thai kỳ.
Vài lưu ý, tình huống nguy hiểm khi mang thai 6 tuần không nghén
Mang thai 6 tuần không nghén không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu mẹ bầu mang thai 6 tuần không nghén có kèm theo hiện tượng chảy máu âm đạo, đau bụng râm ran thì có thể rơi vào hai trường hợp sau đây:
Buồng trứng đa nang
Thống kê cho thấy, có khoảng từ 2 – 5 trên 100 thai phụ bị hội chứng buồng trứng đa nang. Hội chứng này thường là sẽ không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo, mẹ bầu chỉ nhận biết qua biện pháp siêu âm định kỳ. Bị buồng trứng đa nang khi mang thai, mẹ bầu cần hết sức đề phòng biến chứng làm động thai, sảy thai.
>>>>>Xem thêm: Lịch sử phát triển của nhựa số 7 – Bao gồm nhựa PC và tritan
Sảy thai
Những tuần đầu tiên, nếu thai phụ mẹ đang mang thai nhưng sau đó các dấu hiệu thai kỳ đột ngột biến thì cần đề phòng nguy cơ sảy thai. Các biểu hiện kèm theo đặc trưng cho tình trạng sảy thai là đau bụng dữ dội, chảy máu trong âm đạo,… Đáng chú ý là vẫn có những trường hợp đặc biệt mẹ bầu bị sảy thai, thai chết lưu nhiều ngày trong bụng nhưng không kèm theo dấu hiệu bất thường nào. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào, dù là nhỏ thì mẹ bầu cũng cần hết sức lưu ý.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu hơn về hiện tượng ốm nghén/không ốm nghén khi mang thai, cũng như mang thai 6 tuần không nghén có sao không. Quá trình thai kỳ diễn ra với nhiều cột mốc khác nhau, mỗi giai đoạn có những triệu chứng đặc trưng để mẹ bầu có thể theo dõi. Nếu mẹ bầu không nghén cũng đừng lo lắng quá, miễn là thăm khám thai định kỳ xác nhận mẹ và bé vẫn khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt là mẹ bầu có thể yên tâm cho dù bản thân không ốm nghén.
Xem thêm:
- Mẹ bầu nghén nên ăn gì? Mách chị em những thực phẩm giúp giảm nghén
- Có hay không hội chứng chồng nghén thay vợ?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm