Sốt xuất huyết tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?

Trong số các biến chứng của sốt xuất huyết không thể không kể đến tình trạng tràn dịch màng phổi. Hiểu được sự nguy hiểm của sốt xuất huyết tràn dịch màng phổi cũng như cách nhận biết sẽ giúp bạn đối phó với căn bệnh này dễ dàng hơn, tránh các hậu quả khôn lường.

Bạn đang đọc: Sốt xuất huyết tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết tràn dịch màng phổi thường xảy ra ở giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và thậm chí là tử vong.

Tràn dịch màng phổi là gì?

Tràn dịch màng phổi là tình trạng có xuất hiện một lượng chất lỏng bất thường ở vị trí xung quanh phổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, vì vậy mặc dù tràn dịch màng phổi có thể phải được dẫn lưu, các bác sĩ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cũng cần xét đến nguyên nhân là tình trạng ý tế nào gây ra.

Sốt xuất huyết tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tràn dịch màng phổi

Màng phổi là lớp màng mỏng lót bề mặt phổi và bên trong thành ngực của bạn. Khi bạn bị tràn dịch màng phổi, chất lỏng sẽ tích tụ trong khoảng trống giữa các lớp màng phổi. Thông thường, chỉ có khoảng một thìa cà phê chất lỏng dạng nước nằm trong khoang màng phổi, điều này cho phép phổi của bạn di chuyển trơn tru trong khoang ngực khi bạn thở.

Một số trường hợp tràn dịch màng phổi nhưng lại không có triệu chứng hay bất thường. Nếu tràn dịch với mức độ nhiều sẽ gây khó thở, đau ngực và màng phổi. Đa số người bệnh đều thấy đau ngực kiểu màng phổi, và cơn đau tăng lên khi hít sâu hay khi ho.

Có nhiều người gặp tình trạng tràn dịch màng phổi trong khi nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Đây được như một trong những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết.

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi là một trong những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết do huyết tương rò rỉ vào khoang màng phổi. Rất khó để xác định bản chất của tràn dịch màng phổi trong bệnh sốt xuất huyết. Tràn dịch có thể là dịch tiết hoặc dịch thấm tùy theo sinh lý bệnh. Sốt xuất huyết tràn dịch màng phổi thường là ở cả hai bên. Nếu một bên thì thường xảy ra ở bên phải.

Tìm hiểu thêm: Ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím khác nhau như thế nào?

Sốt xuất huyết tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?
Tràn dịch màng phổi là một trong những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết

Ngoài ra, ở giai đoạn thứ 2 của bệnh sốt xuất huyết, sốt xuất huyết tràn dịch màng phổi có thể xảy ra khi bệnh nhân dù truyền nhiều dịch nhưng lại không tăng cường thải dịch ra ngoài, gây các vấn đề về hô hấp. Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sốt xuất huyết tràn dịch màng phổi có sao không?

Một trong số những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết là viêm thanh dịch bao gồm tràn dịch màng phổi và viêm phổi. Tràn dịch màng phổi ở bệnh nhân sốt xuất huyết thường lành tính và tự khỏi, không cần can thiệp sâu. Hầu hết các tình trạng sốt xuất huyết tràn dịch màng phổi đều tự khỏi khi tái khám. Chỉ cần uống thuốc do bác sĩ cơ đơn kết hợp với điều trị bệnh sốt xuất huyết là sẽ hồi phục.

Tuy nhiên đây cũng là một biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. Nếu để tình trạng tràn dịch nặng và nhiều vẫn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cần phải can thiệp hút dịch nếu cần thiết.

Để đảm bảo không gặp trình trạng sốt xuất huyết tràn dịch màng phổi quá nặng, tốt hơn hết vẫn nên phòng ngừa các biến của bệnh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Tác hại không ngờ của thói quen thức đêm ngủ ngày

Sốt xuất huyết tràn dịch màng phổi có sao không?

Cách phòng ngừa các biến chứng của sốt xuất huyết

Nếu có nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết, người bệnh cần phải đến cơ sở tế có uy tín và chất lượng để được chuẩn đoán kịp thời. Bởi vì đây là một căn bệnh diễn biến phức tạp, nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong nếu không phát hiện kịp thời.

Đối với các trường hợp bệnh nhẹ, thường thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngay tại nhà, người bệnh cần được theo dõi thường xuyên, từ nhiệt độ cơ thể đến các dấu hiệu xuất huyết. Nếu có xảy ra bất kì dấu hiệu bất thường nào, cần phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay.

Ngoài ra thì khi điều trị tại nhà, người bệnh cần đảm bảo sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, để điều trị sốt, chỉ nên dùng Paracetamol đơn chất, không được dùng Aspirin. Bởi Aspirin ngăn sự tập kết các tiểu cầu và chống đông máu khi sốt xuất huyết gây ra tình trạng chảy máu sẽ rất khó kiểm soát, tình trạng bệnh sẽ càng thêm trầm trọng.

Hơn hết, người bệnh cũng cần phải bù dịch sớm bằng đường uống, có thể cho người bệnh sốt xuất huyết uống nhiều nước Oresol, hoặc các loại nước hoa quả hay nước cháo loãng có pha thêm muối.

Một khi người bệnh không thể uống được nước và gặp tình trạng nôn mửa, có dấu hiệu mất nước thì nên xét nghiệm Hematocrit, nếu Hematocrit tăng cao phải được truyền dịch ngay. Tuy nhiên cũng cần chú ý cân bằng với việc thải dịch ra. Bởi vì như đã nói ở trên, việc chỉ chú trọng vào truyền dịch mà không đề cao việc thả dịch cũng là một nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi ở bệnh nhân sốt xuất huyết.

Có thể khẳng định, sốt xuất huyết là một căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, sốt xuất huyết tràn dịch màng phổi là một trong những biến chứng sốt xuất huyết rất nguy hiểm nên nếu không được cấp cứu, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.

Dù là nặng hay nhẹ cũng đừng nên chủ quan, người bệnh phải đảm bảo theo dõi tình trạng kỹ lượng. Đã có rất nhiều trường hợp tự điều trị tại nhà không đúng cách và gây ra những hậu quả đáng tiếc và biến chứng nghiêm trọng. Hơn nữa, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, vậy nên cần chú ý chủ động đề phòng bệnh, chú ý diệt muỗi thường xuyên, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ và mắc màn đầy đủ trước khi đi ngủ.

Xem thêm:

  • Nhận biết dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ dưới 1 tuổi
  • Cách test sốt xuất huyết tại nhà

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *