Đông máu là quá trình quan trọng khi cơ thể xuất hiện vết thương kèm theo chảy máu. Thông thường, quá trình này diễn ra ổn định và có thể tự cầm máu nhưng do một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến rối loạn chảy máu do thành mạch, từ đó vết thương không được cầm máu và tăng mức độ nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Rối loạn chảy máu do thành mạch và những điều bạn nên biết
Rối loạn chảy máu do thành mạch là tình trạng vết thương không cầm được máu hoặc cầm máu không hoàn toàn, quá trình đông máu bị rối loạn. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng này là do rối loạn yếu tố đông máu, rối loạn tiểu cầu hoặc do bất thường xuất hiện ở thành mạch máu.
Tìm hiểu về quá trình đông máu
Để hiểu hơn về hiện tượng rối loạn chảy máu do thành mạch bạn cũng biết quá trình đông máu diễn ra như thế nào. Việc cầm máu là quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể, trong đó gồm nhiều phản ứng xảy ra cùng lúc hoặc liên tiếp sau khi cơ thể bị tổn thương đến mạch máu và gây chảy máu.
Quá trình đông máu sẽ tạo thành một “nút” cầm máu tại nơi thành mạch bị tổn thương và ngăn không cho máu chảy ra ngoài, đồng thời hàn gắn lại vết thương, hỗ trợ khôi phục sự ổn định trong quá trình lưu thông máu của cơ thể.
Những thành phần cơ bản và cần phải có để tạo nên quá trình đông máu là:
- Thành mạch máu nơi bị thương;
- Tiểu cầu;
- Yếu tố đông máu có trong thành phần của huyết tương.
Rối loạn đông máu là gì?
Giống như rối loạn chảy máu do thành mạch, rối loạn đông máu cũng là tình trạng chức năng đông máu tự nhiên của cơ thể gặp vấn đề nên dẫn đến các biến chứng khác như:
- Giảm đông máu và gây chảy máu bất thường, xuất huyết liên tục hoặc nặng hơn là chảy máu ồ ạt.
- Tăng mức độ đông máu nên gây ra tình trạng hình thành các cục máu đông trong mạch máu, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
- Rối loạn đông máu có thể do yếu tố di truyền, bệnh nhân sử dụng thuốc hoặc đang mắc bệnh.
- Rối loạn đông máu do di truyền bao gồm các bệnh lý như Hemophilia A (tình trạng thiếu yếu tố III), bệnh Hemophilia B (tình trạng thiếu yếu tố IX), bệnh Hemophilia C (tình trạng thiếu yếu tố XI), bệnh Von Willebrand (tình trạng thiếu hụt yếu tố Von Willebrand.
- Rối loạn đông máu có thể do các nguyên nhân như thiếu vitamin K trầm trọng, đông máu nội mạch rải rác, bệnh gan, đang dùng thuốc chống đông máu,…
Tình trạng rối loạn đông máu có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu cụ thể như:
- Bệnh nhân sau khi chấn thương gây vết thương hở có hiện tượng chảy máu nhiều hoặc xuất huyết ồ ạt.
- Chảy máu nhiều khi nhổ răng.
- Thường xuyên bị chảy máu cam và tình trạng này duy trì thời gian dài.
- Chảy máu bất thường không rõ nguyên nhân cụ thể.
- Thường xuyên bị chảy máu răng hoặc lợi, đặc biệt là khi đánh răng.
- Cơ thể xuất hiện những vết bầm tím bất thường không rõ nguyên nhân.
- Sau khi tiêm chủng bị chảy máu nhiều và kéo dài.
- Sưng đau các khớp trên cơ thể.
- Lưu lượng máu trong kỳ kinh nguyệt nhiều bất thường do rối loạn đông máu và dẫn đến hiện tượng rong kinh.
- Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, nhức đầu,…
- Thường xuyên buồn nôn, nôn ói có lẫn máu.
- Người bệnh xuất hiện những huyết khối tĩnh mạch dẫn đến tình trạng suy tĩnh mạch, thường xuất hiện ở chân, đùi hoặc các mạch máu nổi rõ, chằng chịt trên bề mặt da.
- Người bệnh đối diện với nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ nếu tình trạng rối loạn đông máu diễn ra ở động mạch.
- Người bệnh bị đau đầu kéo dài, các cơn đau đầu xuất hiện với tần suất và mức độ ngày một tăng.
- Các khớp trên cơ thể như đầu gối, vai, khớp hông, bắp tay, bắp chân đột ngột bị sưng đau bất thường.
- Bệnh nhân bị rối loạn đông máu diễn ra ở phổi thường cảm thấy đau tức ngực, khó thở, thở mệt,…
Tìm hiểu thêm: Bôi vitamin E lên mặt có bắt nắng không?
Rối loạn chảy máu do thành mạch là gì?
Tình trạng rối loạn chảy máu do thành mạch là một trong những bệnh lý huyết học hiếm gặp, thường dẫn đến do hậu quả của các khiếm khuyết trong thành mạch máu. Triệu chứng khi bị rối loạn chảy máu do thành mạch bao gồm xuất hiện các chấm xuất huyết, ban xuất huyết, bầm tím bất thường trên da hoặc chảy máu nhiều, máu khó cầm,… Ngoại trừ rối loạn chảy máu do thành mạch do di truyền thì rất ít khi bệnh gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Một số nguyên nhân phổ biến gây chứng rối loạn chảy máu do thành mạch gồm:
- Cơ thể bị thiếu hụt collagen trong và quanh thành mạch do hội chứng Ehlers-Danlos – yếu tố cấu thành nên thành mạch máu nên gây ra chứng rối loạn chảy máu do thành mạch
- Bệnh nhân bị giãn mạch xuất huyết. Đây là hiện tượng mao mạch bị giãn ra lớn hơn rất nhiều so với kích thước thông thường, có thể quan sát được bằng mắt thường trên da, niêm mạch miệng, mũi hoặc đường tiêu hóa, đường hô hấp.
- Rối loạn các mô liên kết di truyền hiếm gặp, điển hình như giả u vàng sợi chun, tạo xương bất toàn, hội chứng Marfan.
- Rối loạn chảy máu do thành mạch do nguyên nhân là bệnh Scurvy – bệnh lý hình thành do thiếu hụt vitamin C làm cho thành mạch máu yếu đi, máu thấm vào các mô xung quanh thành mạch.
- Viêm mạch do IgA cũng có thể dẫn đến rối loạn chảy máu do thành mạch. Tình trạng viêm mạch do IgA còn được gọi là ban xuất huyết Schonlein Henoch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mạch máu nhỏ và thường gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn, bao gồm các biểu hiện như xuất huyết bất thường, đau khớp, viêm cầu thận, vấn đề ở đường tiêu hóa,…
- Bệnh viêm mạch quá mẫn xảy ra ở trẻ em cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn chảy máu do thành mạch.
- Một số loại thuốc cũng là tác nhân tăng nguy cơ rối loạn chảy máu do thành mạch, có thể kể đến như thuốc cortisone, thuốc prednisolon, thuốc glucocorticoid,… hoặc các loại thuốc có liên quan đến việc tăng tính dễ vỡ và dễ tổn thương của mao mạch, từ đó hình thành các ban xuất huyết dưới da hoặc dưới niêm mạc.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm NIPT có chính xác không? Điểm vượt trội của phương pháp này
Đối với rối loạn chảy máu do thành mạch thì việc thực hiện xét nghiệm đông cầm máu vẫn có thể cho kết quả bình thường nên để chẩn đoán được bệnh lý này, các bác sĩ thường dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm đặc hiệu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Mong rằng những thông tin được chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn chảy máu do thành mạch cũng như nguyên nhân gây bệnh. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu bị rối loạn chảy máu do thành mạch bạn nên đến bệnh viện kiểm tra, xét nghiệm cần thiết để được chẩn đoán, điều trị theo phác đồ cụ thể.
Xem thêm: Nghiệm pháp co cục máu là gì? Các bước tiến hành co cục máu
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm