Rò luân nhĩ bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

Rò luân nhĩ bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

Khi trẻ sinh ra xuất hiện rò luân nhĩ bẩm sinh, các bậc cha mẹ thường khá lo lắng không biết giải pháp chữa trị nào hiệu quả. Liệu hiện tượng này có gây nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hay không?

Bạn đang đọc: Rò luân nhĩ bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

Rò luân nhĩ bẩm sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp, tuy nhiên việc chăm sóc, điều trị như thế nào để tránh gây viêm nhiễm và không làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe luôn là câu hỏi đặt ra đối với nhiều người. Dưới đây là những thông tin hữu ích về bệnh được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra, nhằm định hướng cho bố mẹ cách chăm sóc trẻ ngay từ khi chào đời.

Rò luân nhĩ bẩm sinh là gì?

Rò luân nhĩ bẩm sinh là một dị tật xuất hiện ngay từ khi trẻ sinh ra, với biểu hiện là lỗ rò trước vành tai, chỗ sụn của vành tai tiếp giáp với mặt ở tai. Theo các bác sĩ, dị tật này đã được hình thành từ trong bào thai, ở tuần thứ 6 của thai kỳ.

Trong y khoa, các bác sĩ còn gọi với các tên khác nhau như xoang trước não thất, lỗ rò trước não thất, hố trước não thất, đường trước não thất hoặc u nang tiền não thất. Trong lòng đường rò này được cấu tạo 1 ống được lát bởi biểu mô có khả năng chế tiết dịch, khi nặn ra có thể thấy tiết bã màu trắng đục như nhân mụn trứng cá.

Rò luân nhĩ bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

Rò luân nhĩ bẩm sinh có hình dạng bên ngoài chỉ là lỗ nhỏ như đầu tăm

Các bác sĩ cũng khẳng định rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh lành tính, nếu không xảy ra nhiễm trùng thì gần như không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Với hình dạng bên ngoài chỉ là lỗ nhỏ như đầu tăm, rò luân nhĩ cũng không gây mất thẩm mỹ.

Tuy nhiên, nếu lỗ rò đi quá sâu vào bên trong và có xuất hiện tình trạng nhiễm trùng thì người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Khi thấy các biểu hiện như: Rò luân nhĩ bị sưng, ngứa, ban đỏ, có cảm giác đau và tiết dịch có mùi hôi, chảy mủ tai tái phát, xuất hiện một nang nhỏ phình to nguy cơ tạo thành ổ áp-xe, kèm theo nhức đầu và sốt,… thì người bệnh nên cần được thăm khám càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân và cách chẩn đoán rò luân nhĩ bẩm sinh

Theo các bác sĩ, nguyên nhân xảy ra rò luân nhĩ là do sự kết hợp không hoàn chỉnh giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ 2 hoặc do khiếm khuyết của sáu đồi thính giác trong quá trình phát triển của màng nhĩ vào tuần thứ 6 của thai kỳ. Trên thực tế, tỷ lệ mắc dị tật này ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Ngoài ra một số trường hợp ghi nhận rò luân nhĩ bẩm sinh liên quan đến hội chứng di truyền như:

  • Hội chứng Beckwith-Wiedemann: Liên quan đến các vấn đề về thận và gan.
  • Rối loạn trương lực cơ hàm mặt: Nếu mắc chứng này, ngoài rò luân nhĩ, người bệnh còn có thể gặp tình trạng bất thường ở đầu và mặt, thường đầu rất nhỏ không phát triển theo cơ thể hoặc chậm phát triển, có các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ.
  • Các hội chứng khác: Một số hội chứng khác cũng có thể dẫn đến rò luân nhĩ bẩm sinh như Wolf-Hirschhorn, hội chứng mất đoạn 5p nhiễm sắc thể,…

Rò luân nhĩ bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rò luân nhĩ bẩm sinh

Để chẩn đoán dị tật này, các bác sĩ thường thực hiện thăm khám lâm sàng như người bệnh có xuất hiện lỗ tròn luân nhĩ gần với vùng trước vành tai, cảm giác sưng đau, có tụ dịch, cạnh lỗ nhỏ sờ thấy một cục nhỏ như đầu ngón tay,… Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định khám bổ sung để xác định mức độ bệnh như chụp CT (chụp cắt lớp vi tính nhằm nhanh chóng phát hiện các bất thường trong cấu trúc của tai ngoài), MRI (chụp cộng hưởng từ giúp phát hiện khối u ở tai)…

Rò luân nhĩ bẩm sinh phòng ngừa và chữa trị thế nào?

Vậy rò luân nhĩ bẩm sinh phòng ngừa và chữa trị thế nào? Theo các bác sĩ, đây là hội chứng di truyền nên không có cách nào để phòng ngừa. Người bệnh chỉ có thể phòng ngừa nhiễm trùng bằng cách không nặn, không sờ, không đắp, bôi bất kỳ thứ gì lên lỗ rò, vệ sinh đúng cách hàng ngày sau mỗi lần rửa mặt và khám định kỳ hàng năm. Trường hợp nặng thì cần áp dụng điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

Nếu bệnh không ở mức độ quá nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh, chống viêm, giảm đau, vệ sinh vùng tai đúng cách để ngăn chặn nhiễm trùng. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp chườm ấm để giảm nhẹ các triệu chứng. Nếu tình trạng bệnh không suy giảm, đã xảy ra áp xe rò luân nhĩ, bác sĩ sẽ chỉ định dẫn dịch mủ bằng một trong các phương pháp sau:

  • Chọc và hút dịch ổ áp xe: Bác sĩ sẽ dùng một kim nhọn để chọc vào khối tụ dịch và hút dịch ra bên ngoài.
  • Nuôi cấy dịch mủ: Bác sĩ sẽ lấy dịch mủ để nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm, từ đó chọn ra loại kháng sinh đáp ứng với nhiễm trùng.
  • Rạch thoát mủ: Khi hai phương pháp trên không đáp ứng được tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện rạch thoát mủ.

Tìm hiểu thêm: Kê gà có tác dụng gì? Giá trị dinh dưỡng của kê gà

Rò luân nhĩ bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị
Trường hợp nhiễm trùng ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh

Điều trị ngoại khoa

Những người bệnh gặp tình trạng rò luân nhĩ bẩm sinh gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Quy trình phẫu thuật rò luân nhĩ được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ kiểm tra sơ bộ, sau đó tiến hành chụp CT hoặc MRI để xác định chính xác tình trạng của bệnh nhân.
  • Bước 2: Bác sĩ tiến hành rạch một đường elip xung quanh lỗ rò, mở rộng ra phía trên và phía sau vào rãnh sau màng cứng.
  • Bước 3: Sau khi rạch, bác sĩ thực hiện bóc tách bằng thiết bị rút xương chũm tự giữ để xác định vùng thái dương, tạo thành giới hạn giữa của phần bóc tách. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ loại bỏ mô bề mặt của cân mạc thái dương cùng với xoang trước não thất và một phần sụn hoặc màng sụn của vòng xoắn ở đáy xoang.
  • Bước 4: Sau khi bóc tách xong, bác sĩ sẽ khâu da và dẫn lưu dịch. Người bệnh được kê dùng một đợt thuốc kháng sinh, kháng viêm, ngăn ngừa rò luân nhĩ tái phát. Sau khoảng 7 ngày, người bệnh sẽ được cắt chỉ và vệ sinh vết thương, nhằm tránh gây nhiễm trùng. Việc tái khám sẽ được bác sĩ chỉ định tùy từng tình trạng sức khỏe.

Rò luân nhĩ bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

>>>>>Xem thêm: NO3 đọc là gì? Vai trò của NO3 đối với sức khỏe

Nếu rò luân nhĩ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật

Như vậy, với các thông tin trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng rò luân nhĩ bẩm sinh, nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như phương pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả. Nếu không bị nhiễm trùng, tình trạng này không quá gây nguy hiểm. Do đó, các bố mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ về bệnh để chăm sóc trẻ đúng cách.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *