Bệnh tuyến giáp gây tăng cân là hiện tượng không phổ biến, do đó nhiều bệnh nhân tăng cân nhưng không nghĩ đến nguyên nhân là do căn bệnh này. Vì sao bệnh tuyến giáp lại khiến người bệnh bị tăng cân, tình trạng này có nguy hiểm không? Làm cách nào để khắc phục bệnh tuyến giáp gây tăng cân? Tất cả vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân bệnh tuyến giáp gây tăng cân và cách khắc phục
Tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Một khi tuyến giáp hoạt động kém sẽ khiến quá trình trao đổi chất bị chậm lại, gây tăng cân ở người bệnh. Không chỉ vậy, bệnh tuyến giáp còn gây suy nhược, mệt mỏi, trầm cảm, đau khớp,… Do đó, khi mắc bệnh tuyến giáp, bạn cần phải chú ý chế độ ăn uống hợp lý, vừa giúp đảm bảo sức khỏe vừa giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Tuyến giáp là gì? Mối liên hệ giữa bệnh tuyến giáp và cân nặng
Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh tuyến giáp gây tăng cân do đâu, chúng ta cần tìm hiểu tuyến giáp là gì và vì sao tuyến giáp lại có mối quan hệ đối với vấn đề cân nặng.
Tuyến giáp có hình dạng giống như con bướm nhỏ, nằm ở vị trí phía trước cổ, giữ chức năng quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuyến giáp chịu trách nhiệm sản xuất các hormone như thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), giúp cơ thể chúng ta sử dụng năng lượng hiệu quả, đồng thời còn giữ ấm và duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan thiết yếu như não, tim và cơ bắp. Bệnh tuyến giáp gồm các loại như bệnh cường giáp, suy giáp, viêm giáp và bướu giáp.
Theo bác sĩ chuyên khoa, sự cân bằng của hormone tuyến giáp trong cơ thể con người có ảnh hưởng đến vấn đề cân nặng, tăng hoặc giảm cân bất thường. Trong bệnh cường giáp, việc sản xuất hormone quá mức sẽ gây ra cảm giác thèm ăn, tuy nhiên nghịch lý là người bệnh ăn nhiều mà cân nặng lại giảm. Trong khi đó, ở bệnh nhân suy giáp, mặc dù chán ăn, ăn ít nhưng lại có khả năng cao bị tăng cân. Mức độ nghiêm trọng của bệnh suy giáp có liên quan trực tiếp đến mức độ tăng cân, nghĩa là bệnh suy giáp càng nặng thì cân nặng càng tăng. Tuy nhiên, về cơ bản thì quá trình trao đổi chất chậm lại do bệnh suy giáp gây ra ít nghiêm trọng hơn so với bệnh cường giáp.
Hormon tuyến giáp trong quá trình lưu thông trong cơ thể sẽ xảy ra tương tác với các tế bào mỡ, cơ, gan, tuyến tụy và vùng dưới đồi, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sử dụng năng lượng. Những hormone này không chỉ hỗ trợ phân hủy chất béo mà còn hỗ trợ chuyển đổi lượng calo dự trữ thành năng lượng. Khi nồng độ hormone tuyến giáp đủ, tuyến yên – cơ quan điều hòa hormone tuyến giáp của não, sẽ giảm tiết hormone điều hòa thyrotropin (TRH), duy trì sự cân bằng cần thiết.
Tuy nhiên, khi việc sản xuất hormone tuyến giáp bị gián đoạn hoặc chức năng tuyến giáp bị suy giảm sẽ có khả năng khiến hệ thống phức tạp này rơi vào tình trạng hỗn loạn. Các triệu chứng biểu hiện lúc này là mức năng lượng thấp, cơ thể tích trữ calo dưới dạng chất béo do khó đốt cháy và chuyển hóa. Đối với những người mắc bệnh tuyến giáp, sự mất cân bằng này dẫn đến hiện tượng tăng cân, thể hiện sự tương tác phức tạp giữa hormone và chức năng trao đổi chất của cơ thể.
Người bệnh tuyến giáp gây tăng cân do đâu?
Cân nặng của những người bị bệnh tuyến giáp sẽ bị ảnh hưởng bởi hai nguyên nhân là suy giáp và cường giáp.
Tăng cân do suy giáp
Tuyến giáp hoạt động kém, không sản xuất đủ hormone sẽ dẫn đến tình trạng suy giáp. Một trong những biểu hiện suy giáp điển hình có thể nhận thấy là người bệnh bị tăng cân.
Như đã đề cập bên trên, hormon tuyến giáp vốn giữ vai trò then chốt trong việc điều chỉnh cân nặng. Khi một người bị suy giáp, quá trình trao đổi chất bị chậm lại khiến việc kiểm soát cân nặng trở nên khó khăn hơn. Bệnh nhân suy giáp cũng có thể gặp phải tình trạng giữ nước và muối. Kết quả là gây tăng cân, nhưng thường không quá 2 – 5kg. Nếu là suy giáp đơn thuần thì tình trạng này không gây béo phì nặng.
Tìm hiểu thêm: Các dây thần kinh trong cơ thể con người
Tăng cân do cường giáp
Tăng cân liên quan đến cường giáp tuy ít phổ biến hơn nhưng không phải là chưa từng xảy ra. Nó thường biểu hiện sau khi người bệnh bắt đầu điều trị bệnh cường giáp và lấy lại số cân đã mất trước đó do bệnh này.
Cường giáp là kết quả của việc sản xuất hormone tuyến giáp quá mức, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như viêm tuyến giáp hoặc bệnh Graves. Sự dư thừa hormone tuyến giáp sẽ làm tăng mức tiêu hao năng lượng thậm chí khi đang nghỉ ngơi, dẫn đến giảm cân (triệu chứng điển hình của bệnh cường giáp). Tuy nhiên, sau khi người bệnh dùng thuốc điều trị hiệu quả và có thể khôi phục lại sự cân bằng trong việc sử dụng năng lượng, trọng lượng cơ thể sẽ tăng trở lại.
Tăng cân do bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không? Cách khắc phục
Trong hầu hết các trường hợp, tăng cân do bệnh lý tuyến giáp không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu vừa tăng cân lại đi kèm với các triệu chứng bất thường khác thì bạn cần đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và có kế hoạch điều trị. Do đó, bạn cần phải chú ý đến các triệu chứng đi kèm, bao gồm dấu hiệu của bệnh suy giáp (mệt mỏi, nhạy cảm, trầm cảm, khô da, táo bón) hay cường giáp (lo lắng, tăng tiết mồ hôi, khó ngủ).
Bệnh tuyến giáp gây tăng cân có thể được kiểm soát, quản lý hiệu quả thông qua các biện pháp tiếp cận toàn diện. Đối với những người mắc bệnh tuyến giáp, bao gồm cả cường giáp lẫn suy giáp, sau điều trị vẫn phải tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, đặc biệt phải kết hợp tập thể dục để bảo vệ sức khỏe và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Chế độ ăn uống cân bằng
- Theo dõi khẩu phần ăn để điều chỉnh lượng calo nạp vào.
- Tăng tiêu thụ rau để tăng cường mật độ dinh dưỡng.
- Giảm đồ ăn nhẹ giàu năng lượng để đạt được mức giảm lượng calo tổng thể.
Tập thể dục thường xuyên
- Điều chỉnh chương trình tập luyện phù hợp với nhu cầu cá nhân.
- Không chỉ hỗ trợ giảm cân mà còn tăng cường trao đổi chất.
- Tăng cường quá trình đốt cháy chất béo, đẩy nhanh quá trình quay trở lại mức cân nặng mong muốn.
>>>>>Xem thêm: Vi khuẩn HP chết ở nhiệt độ bao nhiêu? Phương pháp điều trị vi khuẩn HP
Tóm lại, bệnh tuyến giáp gây tăng cân là hoàn toàn có thể xảy ra. Điều quan trọng là người bệnh phải tuân thủ kế hoạch điều trị, chú ý kết hợp chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên mới giúp giảm thiểu tác động của việc tăng cân liên quan đến tuyến giáp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm