Rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống: Cơ chế, triệu chứng bệnh và phương pháp điều trị

Rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống: Cơ chế, triệu chứng bệnh và phương pháp điều trị

Bệnh rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống hiếm gặp tuy nhiên lại có cơ chế phức tạp, nguyên nhân không rõ ràng. Hiện nay, có nhiều biện pháp hiện đại được áp dụng điều trị bệnh. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về hiện tượng này nhé.

Bạn đang đọc: Rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống: Cơ chế, triệu chứng bệnh và phương pháp điều trị

Rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống thường khó khăn trong việc chẩn đoán sớm với biểu hiện đa dạng, không đặc trưng. Bên cạnh đó, thách thức đặt ra khi bác sĩ phải chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh lý thần kinh có tính chất tương tự. Hiểu rõ về cơ chế của bệnh cũng như biểu hiện lâm sàng có thể gặp phải sẽ giúp phát hiện sớm bệnh, bảo vệ sức khỏe người bệnh và ngăn ngừa di chứng lâu dài.

Thông tin về tình trạng rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống

Tình trạng rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại phức tạp, có ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu trong cơ thể. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của kết nối trực tiếp giữa một động mạch rễ – hành và một tĩnh mạch rễ – hành mà không thông qua trung gian của giường mao mạch, tạo nên một tình trạng không đồng đều trong dòng máu.

Một trong những đặc điểm nổi bật của tình trạng này là sự ứ máu của các tĩnh mạch, làm cho chúng không thể dẫn lưu máu một cách bình thường. Sự ứ máu này dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch, cuối cùng có thể gây ra hiện tượng nhồi máu do áp lực tưới máu không đủ để cung cấp máu đến nhu mô.

Vị trí phổ biến nhất của rò động – tĩnh mạch là ở màng cứng bao quanh rễ thần kinh trong lỗ gian đốt sống. Điều này tạo ra một tình trạng nguy hiểm vì gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống mạch máu tủy sống, một phần quan trọng của hệ thống thần kinh.

Bệnh này không chỉ đặc trưng bởi sự phức tạp trong cấu trúc mạch máu mà còn là một thách thức trong việc chẩn đoán và điều trị. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống vẫn chưa được khẳng định, điều này khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.

Mặc dù là một bệnh lý hiếm nhưng tình trạng rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống chiếm tỷ lệ cao trong số các dị dạng mạch máu tủy sống, từ 60% đến 80%. Đặc biệt, hiện tượng này thường xuyên xuất hiện ở nam giới, những người ở độ tuổi 60 trở lên, với vị trí hay gặp nhất là tủy ngực dưới.

Rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống: Cơ chế, triệu chứng bệnh và phương pháp điều trị

Rò động – tĩnh mạch là bệnh lý bất thường về hệ thống mạch máu

Biểu hiện của bệnh Rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống

Bệnh rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống là một bệnh lý phức tạp, biểu hiện đa dạng, đôi khi gây khó khăn trong việc chẩn đoán, thường dẫn đến những tác động lâu dài đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Các triệu chứng đầu tiên của rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống thường xuất hiện tại vùng não tủy, sau đó đi lên phía sọ theo thời gian. Điều này là do xung huyết tĩnh mạch trong rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống được ưu tiên truyền xuống phía đuôi của tủy sống.

Mặc dù triệu chứng ban đầu có thể không đặc hiệu, sự đi lên này định hướng tới các bệnh lý khác như bệnh đa dây thần kinh hoặc bệnh viêm đa rễ thần kinh. Điều này khiến cho việc chẩn đoán sớm trở nên khó khăn, thậm chí gây nhầm lẫn. Trung bình, thời gian từ khi khởi phát triệu chứng đến chẩn đoán bệnh thường kéo dài từ 1 đến 3 năm.

Các triệu chứng ảnh hưởng tới chức năng cảm giác hay vận động thường là những biểu hiện đầu tiên, thường không đối xứng trong giai đoạn sớm nhưng sau đó chúng trở nên đối xứng khi bệnh tiến triển.

Tê bì, dị cảm, đau lưng hoặc đau theo kiểu rễ thường là những triệu chứng đầu tiên. Rối loạn chức năng của ruột, bàng quang và tình dục thường biểu hiện muộn trong quá trình tiến triển của bệnh.

Khi được chẩn đoán, khoảng 70% bệnh nhân sẽ có sự kết hợp của các dấu hiệu neuron vận động trên và dưới. Điều này bao gồm sự suy giảm của chức năng vận động và cảm giác, gây ra các vấn đề về việc điều khiển cơ bắp hoặc cảm nhận về không gian.

Bệnh rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống thường tiến triển từ từ nhưng cũng có khoảng 5% bệnh nhân biểu hiện cấp tính mà không có triệu chứng báo trước. Tình trạng nặng lên cấp tính thường xảy ra khi làm các nghiệm pháp tăng xung huyết tĩnh mạch như gắng sức, đứng lâu hay khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva.

Rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống: Cơ chế, triệu chứng bệnh và phương pháp điều trị

Bệnh rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống ảnh hưởng đến chức năng thần kinh

Phân biệt bệnh lý khác nhau

Hiện tượng rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống thường khó chẩn đoán sớm do biểu hiện ban đầu của bệnh có thể giống với nhiều bệnh lý khác, dẫn đến khả năng chẩn đoán nhầm cao. Việc phân biệt rò động – tĩnh mạch với các bệnh lý khác giúp bắt đầu điều trị sớm để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như bệnh đĩa đệm do thoái hóa, viêm tủy cắt ngang, hội chứ ng Guillain-Barré, hẹp ống sống, xơ cột bên teo cơ, bệnh mạch máu ngoại biên hoặc bệnh đa dây thần kinh.

Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình chẩn đoán là hiểu rõ tiền sử bệnh của bệnh nhân, bao gồm cả việc theo dõi tiến triển của triệu chứng theo thời gian xuất hiện. Việc này có thể giúp bác sĩ phân biệt rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống từ nhóm bệnh lý khác có triệu chứng tương tự.

Các phương pháp thăm dò hình ảnh như MRI cung cấp thông tin giá trị trong việc chẩn đoán chính xác bệnh. Trong trường hợp của rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống, hình ảnh có thể cho thấy sự kết nối trực tiếp giữa động mạch rễ – hành và tĩnh mạch rễ – hành mà không thông qua giường mao mạch. Điều này là dấu hiệu đặc trưng giúp xác nhận chẩn đoán.

Tuy nhiên, một thách thức lớn cho người bệnh là chi phí của chẩn đoán nhầm. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng 96% bệnh nhân bị chẩn đoán chậm trung bình sau 6 tháng sẽ phải đối mặt với các vấn đề lâm sàng nặng lên, trong đó có 60% cần sử dụng khung tập đi hoặc xe lăn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn tăng gánh nặng chi phí y tế.

Tìm hiểu thêm: Khám thính lực là khám gì? Top địa chỉ khám thính lực uy tín ba miền Bắc – Trung – Nam

Rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống: Cơ chế, triệu chứng bệnh và phương pháp điều trị
Thăm dò hình ảnh giúp chẩn đoán xác định bệnh

Phương pháp điều trị Rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống

Rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống là một bệnh lý yêu cầu những phương pháp điều trị tiên tiến và hiệu quả để giảm thiểu tác động đối với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Có hai phương pháp chính được sử dụng trong quá trình điều trị là can thiệp nội mạch và phẫu thuật.

Phương pháp can thiệp nội mạch

Can thiệp nội mạch thường được thực hiện để ngắt kết nối tĩnh mạch khỏi động mạch cấp máu. Quá trình can thiệp này bao gồm sử dụng các chất nút mạch lỏng để làm tắc tĩnh mạch. Đây được coi là phương pháp hiệu quả với tỷ lệ thành công khoảng 70%.

Bên cạnh đó, can thiệp có thể được thực hiện trong lần đầu chụp mạch, giúp giảm thời gian nằm viện so với phẫu thuật mở. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi thực hiện biện pháp này làm tăng nguy cơ gây nhồi máu tủy sống do chất liệu nút mạch bị di chuyển.

Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật thường được thực hiện để ngắt kết nối tĩnh mạch dẫn lưu. Kỹ thuật này được đánh giá cao với tỷ lệ thành công lên đến 98%. Kỹ thuật liên quan đến việc cắt đứt hoặc ngắt kết nối trực tiếp giữa động mạch rễ – hành và tĩnh mạch rễ – hành mà không thông qua giường mao mạch.

Phẫu thuật được coi là phương pháp hiệu quả, nhất là khi được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm ở các trung tâm y tế lớn. Tuy nhiên, phương pháp này có tỷ lệ biến chứng 2%, đồng thời người bệnh cần một quá trình phục hồi sau phẫu thuật.

Mặt khác, một số trường hợp phức tạp có thể yêu cầu một cách tiếp cận đa phương thức, nghĩa là kết hợp cả can thiệp nội mạch và phẫu thuật để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống: Cơ chế, triệu chứng bệnh và phương pháp điều trị

>>>>>Xem thêm: Một số cách trị bệnh táo bón kéo dài ở trẻ em

Can thiệp phẫu thuật có tỷ lệ thành công lên đến 98%

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về bệnh rò động – tĩnh mạch màng cứng tủy sống. Mong bạn đọc đã có được kiến thức bổ ích về hiện tượng này bao gồm cơ chế gây bệnh, biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng cũng như các phương pháp điều trị thường được áp dụng hiện nay.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *