Răng cửa bị sâu đen: Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng cửa bị sâu đen: Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng cửa là răng chính, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của cả hàm răng. Nhiều người có răng cửa bị sâu đen khiến họ thiếu tự tin trong giao tiếp. Vậy nguyên nhân gây sâu đen răng cửa là gì? Cách khắc phục ra sao?

Bạn đang đọc: Răng cửa bị sâu đen: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trên khuôn hàm, có thể nói răng cửa là chiếc răng “đại diện”, ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của hàm răng nói riêng và của cả khuôn mặt nói chung. Khi răng cửa bị sâu đen, không chỉ có chức năng nhai cắn bị ảnh hưởng và tâm lý và sự tự tin trong giao tiếp cũng bị giảm ảnh hưởng đáng kể. Việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng sâu đen răng cửa là việc cần thiết với nhiều người.

Răng cửa bị sâu đen do đâu?

Thủ phạm gây sâu răng cửa chính là do các vi khuẩn có thể sinh sống và hoạt động ở các mảng bám trên răng. Các mảng bám này hình thành và tích tụ theo thời gian khi chúng ta không vệ sinh răng sạch sẽ hàng ngày và không có thói quen lấy cao răng định kỳ. Các loại vi khuẩn gây sâu răng có thể chuyển đổi đường trong thức ăn thành acid. Những acid này có thể làm mòn men răng, ngà răng và bắt đầu làm hỏng răng của bạn.

Răng cửa bị sâu đen: Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng cửa bị sâu đen thường gặp ở những người không chú trọng vệ sinh răng miệng

Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể bị sâu đen răng cửa. Tuy nhiên, một số người sẽ có nguy cơ cao hơn những người khác như:

  • Người có thói quen ăn nhiều đồ ngọt, đồ uống có đường, nước uống có gas hoặc đồ ăn thức uống có tính acid.
  • Thói quen vệ sinh răng miệng kém, không đánh răng sạch sẽ hàng ngày, không dùng chỉ nha khoa hay tăm nước để loại bỏ sạch mảnh vụn thức ăn trong các kẽ răng.
  • Người bị thiếu fluor hoặc fluorid cũng dễ bị hỏng men răng, sâu răng thậm chí loãng xương.
  • Người bị khô miệng do giảm tiết nước bọt cũng tăng nguy cơ răng cửa bị sâu đen.
  • Người gặp các rối loạn về ăn uống như ăn quá chậm, ăn quá nhiều, hay ăn vặt, ăn vô độ cũng dễ bị sâu răng.
  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản, người mắc bệnh viêm loét dạ dày có lượng acid dạ dày tăng cao. Khi lượng acid này trào ngược lên miệng có thể ăn mòn men răng gây sâu răng.

Nhận biết răng cửa bị sâu đen

Ban đầu, khi răng cửa mới bị sâu, trên bề mặt răng có thể xuất hiện các lỗ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các lỗ này sẽ lớn dần lên và chuyển sang màu đen. Răng bị sâu đen thường là sâu răng ở mức độ nặng. Khi các khoang sâu càng lớn, triệu chứng càng rõ ràng. Ngoài quan sát thấy các khoang sâu màu đen, người bị sâu răng còn có thể gặp các triệu chứng như:

  • Xuất hiện cảm giác đau nhức ở răng cửa. Cảm giác này xuất hiện ngay cả khi không nhai cắn và gia tăng khi nhai cắn thức ăn.
  • Răng cửa nhạy cảm hơn bình thường, dễ bị ê buốt khi nhai cắn, khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.
  • Răng có vết đen bất thường xuất hiện ở mặt ngoài hoặc mặt trong răng cửa.
  • Các lỗ trên răng có thể màu trắng, nâu, đen hoặc xám tùy mức độ nghiêm trọng của sâu răng.

Răng cửa bị sâu đen: Nguyên nhân và cách khắc phục

Những khoang sâu ban đầu có thể chỉ là những lỗ nhỏ

Răng cửa bị sâu đen ảnh hưởng như thế nào?

Răng cửa bị sâu đen trước hết làm ảnh hưởng đến chức năng nhai cắn của răng cửa. Răng cửa có nhiệm vụ cắn, chia nhỏ mảnh thức ăn để đưa vào miệng, trước khi những răng hàm thực hiện chức năng nhai nghiền. Khi răng cửa bị sâu, chúng ta sẽ ít sử dụng nó đồng nghĩa với việc các răng còn lại phải làm việc nhiều hơn.

Răng cửa sâu đen ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bị sâu răng. Vì có vị trí nằm ở giữa cung hàm nên chiếc răng cửa bị sâu rất dễ bị lộ mỗi khi bạn cười nói. Nhiều người bị sâu răng nghiêm trọng xuất hiện tâm lý ngại giao tiếp, bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống.

Khi bị sâu răng cửa, bạn cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý khác như hôi miệng, viêm tủy răng, viêm quanh chóp răng, nhiễm trùng răng, mất răng. Những chiếc răng cửa bị sâu nếu không được chữa trị kịp thời có thể khiến sâu răng lan ra cả hàm.

Răng cửa bị sâu đen điều trị thế nào?

Khi được nha sĩ chẩn đoán răng cửa bị sâu đen, nếu gặp các triệu chứng đau nhức khó chịu, bạn nên báo với nha sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau phù hợp. Thông thường, nha sĩ sẽ loại bỏ phần bị sâu để tránh lây lan sang các răng lân cận. Răng cửa có đặc điểm là mảnh, rìa răng có men răng mỏng nên khi nạo vết sâu dễ làm mất nhiều mô răng.

Tìm hiểu thêm: U trực tràng ác tính và những điều cần biết

Răng cửa bị sâu đen: Nguyên nhân và cách khắc phục
Răng cửa bị sâu phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bảo tồn cấu trúc răng

Sau khi loại bỏ phần răng bị sâu, tùy mức độ sâu răng của mỗi người, nha sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp như chấm thuốc kiểm soát sâu răng, hàn răng, bọc răng,… Cụ thể là:

  • Nếu các vết sâu nhỏ, nằm ở mặt trong của răng cửa, nhà sĩ sẽ dùng vật liệu có màu sắc tương đồng với răng để trám lại các lỗ sâu.
  • Khi tủy răng cửa bị tổn thương không thể sửa chữa hoặc bị chết, nha sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng, loại bỏ các dây thần kinh, mạch máu và mô bị tổn thương. Sau đó, nha sĩ sẽ lấp đầy các ống tủy bằng vật liệu phù hợp.
  • Nếu răng bị sâu nghiêm trọng và gần như không còn men răng khỏe mạnh, nha sĩ có thể tư vấn bọc răng hay gắn mão răng. Bọc răng cửa giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo chức năng của răng cửa.
  • Trong trường hợp sâu răng nghiêm trọng dẫn đến mất răng, nha sĩ sẽ tư vấn trồng răng giả. Chân răng cửa bị sâu đen sẽ được hổ bỏ và nha sĩ sẽ trồng một chiếc răng giả để thay thế. Tùy nhu cầu và tài chính, bạn có thể làm răng tháo lắp, trồng răng implant, cầu răng sứ,…

Chăm sóc và phòng ngừa răng cửa bị sâu đen

Răng cửa bị sâu đen nên được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Muốn phát hiện sớm sâu răng, hàng ngày bạn nên chú trọng vệ sinh răng miệng và không quên quan sát kỹ hàm răng của mình. Thói quen khám nha khoa định kỳ cũng giúp bác sĩ phát hiện sớm sâu răng ngay từ khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên.

Răng cửa bị sâu đen: Nguyên nhân và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Đặc điểm của xoắn khuẩn giang mai

Tùy mức độ tổn thương răng cửa, nha sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp

Người bị sâu đen răng cửa nên lưu ý những vấn đề sau khi chăm sóc, vệ sinh răng miệng:

  • Đánh răng bằng nước ấm và dùng loại kem đánh răng phù hợp cho răng nhạy cảm. Nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Tránh ăn đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, chất bột đường.
  • Từ bỏ thói quen ăn chậm, ăn ngậm vì chất bột đường trong thức ăn có thể tạo điều kiện để sâu răng phát triển.
  • Nên dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kỹ càng các kẽ răng.
  • Dùng nước súc miệng có chứa florua hoặc các thành phần khử trùng để loại bỏ mảng bám và tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng.

Răng cửa bị sâu đen ảnh hưởng đến chức năng nhai cắn thức ăn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý. Vì vậy, thường xuyên khám nha khoa để phát hiện sớm sâu răng là việc vô cùng quan trọng. Sâu răng cửa được phát hiện càng sớm càng tránh tổn thương tủy răng hay làm lây lan sâu răng sang các răng lân cận.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *