Tế bào là gì? Quá trình phân chia tế bào xảy ra như thế nào? Bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc tìm lời giải đáp cụ thể cho những thắc mắc trên nhé!
Bạn đang đọc: Quá trình phân chia tế bào xảy ra như thế nào?
Tế bào là một đơn vị quan trọng trong cấu trúc và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể con người. Quá trình phân chia tế bào sẽ tạo ra các tế bào mới mang bộ nhiễm sắc thể hoàn chỉnh giống với tế bào cũ. Vậy tế bào là gì và tế bào phân chia ra sao? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về quá trình này nhé!
Tế bào là gì?
Tất cả sinh vật đều được tạo thành từ nhiều tế bào khác nhau. Có thể hiểu đơn giản, tế bào là đơn vị chính cấu tạo nên cơ thể người, động vật, vi khuẩn, vi sinh vật,… Dù tế bào có kích thước rất nhỏ bé, nhưng chúng lại có cấu tạo khá phức tạp. Mỗi tế bào sẽ đảm nhận một vai trò riêng biệt khác nhau. Theo nghiên cứu, cơ thể con người có ít nhất 30 nghìn tỷ tế bào để giúp cơ thể duy trì các hoạt động.
Tế bào ở con người có cấu trúc rất đa dạng và chức năng chuyên biệt tùy thuộc vào từng bộ phận mà chúng hình thành. Tính đến nay, các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn 200 loại tế bào ở người, bao gồm tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào não,… Mỗi loại tế bào sẽ có kích thước và nhiệm vụ khác nhau. Ngoài ra, mỗi tế bào sẽ có chứa bộ thông tin di truyền, khi thực hiện quá trình phân chia tế bào thì tế bào mới sẽ là bản sao của tế bào cũ trước đó.
Quá trình phân chia tế bào xảy ra như thế nào?
Nhìn từ góc độ con người, dường như thiên nhiên đã thực hiện quá trình tiến hóa một cách thông minh để có thể vượt qua mọi chướng ngại vậy. Chẳng hạn như sự tiến hóa của giới tính, tự nhiên đã sử dụng một hệ thống các tế bào cha mẹ sinh sản bằng cách phân chia (sinh sản vô tính) và thay đổi nó để tế bào cha kết hợp cùng tế bào mẹ để tạo ra thế hệ con cái (sinh sản hữu tính).
Trong đó, sinh sản vô tính dựa trên quá trình nguyên phân. Khi tế bào phân chia và tạo ra hai tế bào mới, mỗi tế bào đều chứa một bản sao ADN giống nhau. Quá trình nguyên phân này sẽ cho phép các tế bào trong cơ thể phân chia và phát triển, tương tự như quá trình làm lành da sau khi bị thương.
Mặc khác, giảm phân là quá trình sản sinh ra một số tế bào sinh dục nhất định. Theo đó, cơ thể sẽ sử dụng quá trình giảm phân sẽ tạo ra tế bào tinh trùng nếu là nam. Và tạo ra tế bào trứng nếu là nữ. Trong khi đó, hầu hết các tế bào khác trong cơ thể đều có 46 nhiễm sắc thể (bao gồm 23 nhiễm sắc thể từ mẹ và 23 nhiễm sắc thể từ cha). Quá trình hợp nhất giữa trứng và tinh trùng sẽ tạo thành trứng được thụ tinh, số nhiễm sắc thể sẽ tổng hợp lại bằng 46.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm có phát hiện ung thư không? Các bệnh ung thư phát hiện nhờ siêu âm
Nhìn chung, có 2 dạng phân chia tế bào phổ biến là nguyên phân và giảm phân. Tuy nhiên, khi nhắc đến phân chia tế bào thì hầu hết các trường hợp đều ám chỉ đến nguyên phân. Cụ thể như sau:
- Nguyên phân: Đây là quá trình cơ bản nhất của sự sống, giúp tạo ra tế bào mới trong cơ thể. Cụ thể, một tế bào sẽ nhân đôi toàn bộ các bào quan và vật chất bên trong, sau đó sẽ tạo thành vách ngăn để tạo thành hai tế bào con giống nhau. Quá trình này được kiểm soát bởi gen và khi không được kiểm soát đúng cách có thể gây ra vấn đề sức khỏe như ung thư.
- Giảm phân: Đây là quá trình phân chia tế bào xảy ra tại thời điểm tạo ra tế bào tinh trùng và trứng mới, giúp duy trì ổn định số lượng nhiễm sắc thể giống như trong mỗi thế hệ. Quá trình này gồm có 2 bước để làm cho số lượng nhiễm sắc thể giảm xuống một nửa. Chẳng hạn như, số lượng nhiễm sắc thể trong bộ gen giảm từ 46 xuống 23 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dục. Nhờ vậy, khi tế bào trứng và tinh trùng hợp nhất, phôi vẫn sẽ có 46 nhiễm sắc thể như thông thường (mỗi tế bào đều có chứa 23 nhiễm sắc thể). Trong quá trình xáo trộn vật liệu di truyền khi các tế bào đang phân chia, các đột biến di truyền có thể xảy ra.
Khi nào quá trình phân chia tế bào diễn ra?
Khả năng tái tạo và sinh sản của tế bào là một phần quan trọng của sự sống. Đặc điểm này cũng sẽ giúp lý giải nhiều hiện tượng khác nhau trong cuộc sống, bao gồm sự hình thành của các sinh vật đa bào, sự đa dạng của các loại mô trong cơ thể và thậm chí cả sự phát triển của bệnh ung thư.
Quá trình phân chia tế bào từ một tế bào thành hai tế bào con gọi là nguyên phân. Nguyên phân đóng vai trò rất quan trọng trong chu kỳ sống của tế bào. Phần còn lại chủ chu kỳ sống được gọi chung là giai đoạn giữa. Trong thời gian giữa các giai đoạn này, tế bào sẽ thực hiện các phản ứng sinh hóa hàng ngày, tham gia vào quá trình trao đổi chất và chuẩn bị cho vòng phân chia kế tiếp.
>>>>>Xem thêm: Gợi ý thực phẩm xây dựng thực đơn cho trẻ thiếu máu
Trong suốt chu kỳ sống của mình, tế bào được kiểm soát bởi nhiều hệ thống giám sát và điểm kiểm tra. Những kiểm tra này sẽ giúp tế bào quyết định liệu nên tiếp tục phân chia hay không và nên chuyển sang giai đoạn tiếp theo hay chết để nhường chỗ cho tế bào mới.
Các kiểm tra về sự phát triển của tế bào thường diễn ra vào khoảng thời gian giữa các giai đoạn, cho phép các mô có khả năng tự hồi sinh mà không tăng kích thước. Khi những biện pháp này không mang lại hiệu quả, có thể dẫn đến sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.
Trên đây là những thông tin liên quan đến quá trình phân chia tế bào trong cơ thể. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách thức hoạt động của quá trình này nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm