Phẫu thuật ung thư cổ tử cung và cách chăm sóc theo dõi sau phẫu thuật

Phẫu thuật ung thư cổ tử cung và cách chăm sóc theo dõi sau phẫu thuật

Phẫu thuật ung thư cổ tử cung là phương pháp thường được sử dụng để điều trị ung thư cổ tử cung. Hãy cùng tìm hiểu về các xét nghiệm cần thực hiện trước phẫu thuật và các loại phẫu thuật hiện có trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Phẫu thuật ung thư cổ tử cung và cách chăm sóc theo dõi sau phẫu thuật

Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung là khác nhau tùy vào giai đoạn ung thư, thể trạng và mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản của bệnh nhân. Người bệnh và bác sĩ điều trị sẽ thảo luận cùng nhau để quyết định kế hoạch điều trị chẳng hạn như phẫu thuật ung thư cổ tử cung, kế hoạch có thể bao gồm nhiều loại điều trị khác nhau. Kế hoạch điều trị thường sẽ bao gồm tình trạng về bệnh ung thư hiện tại thông qua kết quả các xét nghiệm, mục tiêu điều trị, các lựa chọn phương pháp điều trị và các tác dụng phụ có thể xảy ra cũng như thời gian điều trị dự kiến.

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Trước khi tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật ung thư cổ tử cung, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số xét nghiệm giúp chẩn đoán ung thư cổ tử cung. Sau khi khai thác bệnh sử và khám lâm sàng, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau đây để hỗ trợ cho việc chẩn đoán cũng như định hướng điều trị:

  • Sinh thiết: Giúp chẩn đoán xác định ung thư cổ tử cung bằng giải phẫu bệnh, thực hiện lấy mẫu mô bằng bằng bấm mềm trực tiếp. Đây là thủ thuật tường đối đơn giản, thực hiện không cần gây tê hoặc gây mê vì vùng này không có thần kinh cảm giác đau.
  • Siêu âm bụng: Đánh giá sự xâm lấn của bướu ở vùng chậu và hạch bạch huyết lân cận.
  • X-quang ngực: Đánh giá ung thư có di căn phổi hay không.
  • CT-scan hay MRI vùng chậu: Đánh giá rõ hơn sự xâm lấn vùng chậu, di căn hạch chậu,… Hiện nay, các xét nghiệm này được khuyến cáo nên thực hiện. Trong một số trường hợp PET/CT được thực hiện để đánh giá sự lan tràn toàn thân của ung thư.
  • Soi bàng quang, soi trực tràng: Đánh giá sự xâm lấn của bướu vào các cơ quan này và được chỉ định khi nghi ngờ xâm lấn hay ở các giai đoạn trễ.

Phẫu thuật ung thư cổ tử cung và cách chăm sóc theo dõi sau phẫu thuật

Trước phẫu thuật bệnh nhân cần thực hiện một vài xét nghiệm

Phẫu thuật ung thư cổ tử cung

Phẫu thuật ung thư cổ tử cung thường được khuyến khích lựa chọn khi khối u chỉ ở cổ tử cung và loại phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào mức độ ung thư lan rộng trong cổ tử cung. Dưới đây là các phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng:

Cắt cổ tử cung

Phẫu thuật cắt cổ tử cung sẽ loại bỏ cổ tử cung, mô lân cận và phần trên của âm đạo. Các hạch bạch huyết đã di căn gần đó cũng sẽ được loại bỏ. Sau khi bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung, họ sẽ gắn tử cung vào phần còn lại của âm đạo. Mũi khâu vòng giúp giữ tử cung đóng lại trong thai kỳ. Nếu thực hiện phẫu thuật này, bệnh nhân vẫn có thể mang thai sau đó.

Cắt bỏ tử cung

Để điều trị ung thư cổ tử cung, cổ tử cung và đôi khi các cấu trúc xung quanh sẽ bị cắt bỏ. Một số loại phẫu thuật cắt tử cung có thể được sử dụng để điều trị ung thư cổ tử cung là:

  • Cắt tử cung toàn bộ: Loại bỏ tử cung và cổ tử cung. Phẫu thuật này có thể được sử dụng cho bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu. Các ống dẫn trứng cũng thường được cắt bỏ. Bệnh nhân cũng có thể giữ lại buồng trứng nếu bạn đang ở thời kỳ tiền mãn kinh.
  • Cắt bỏ tử cung triệt để: Phẫu thuật này sẽ loại bỏ tử cung, cổ tử cung, phần trên của âm đạo và một vùng rộng dây chằng cùng mô xung quanh các cơ quan này. Buồng trứng, ống dẫn trứng và các hạch bạch huyết gần khu vực này cũng có thể bị cắt bỏ.

Cắt bỏ buồng trứng hai bên

Cắt bỏ buồng trứng hai bên sẽ loại bỏ cả hai buồng trứng và cả hai ống dẫn trứng. Phẫu thuật này được thực hiện khi ung thư đã lan đến buồng trứng, thường gặp ở các trường hợp ung thư biểu mô tuyến (giải phẫu bệnh).

Đối với các trường hợp ung thư đã tiến xa, phẫu thuật có vai trò trong việc làm giảm triệu chứng của dò bàng quang âm đạo hay dò trực tràng âm đạo, tắc nghẽn niệu quản. Các trường hợp này cần được chuyển tạo hay mở thông niệu quản hay đại tràng ra da.

Tìm hiểu thêm: Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn cho bé?

Phẫu thuật ung thư cổ tử cung và cách chăm sóc theo dõi sau phẫu thuật
Phẫu thuật ung thư cổ tử cung qua nội soi

Chăm sóc theo dõi sau điều trị

Sau khi trải qua quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ có các xét nghiệm hoặc kiểm tra tiếp theo. Một số các xét nghiệm đã thực hiện để chẩn đoán ung thư hoặc tìm ra giai đoạn bệnh có thể được lặp lại để xem phương pháp điều trị có hiệu quả như thế nào. Quyết định về việc tiếp tục, thay đổi hay ngừng điều trị có thể dựa trên kết quả của các xét nghiệm này.

Đôi khi, một số xét nghiệm sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện sau khi kết thúc điều trị. Kết quả của các xét nghiệm này cho biết tình trạng của bệnh nhân có thay đổi hay ung thư có tái phát không. Các triệu chứng sau có thể là dấu hiệu của ung thư tái phát:

  • Chảy máu âm đạo hoặc dịch tiết bất thường.
  • Đau ở bụng, lưng hoặc chân.
  • Sưng ở chân.
  • Khó tiểu.
  • Thay đổi nhu động ruột.
  • Ho.
  • Cảm thấy mệt mỏi.

Đối với ung thư cổ tử cung, các xét nghiệm theo dõi thường được thực hiện 3 đến 4 tháng một lần trong 2 năm đầu, sau đó là kiểm tra 6 tháng một lần.

Phẫu thuật ung thư cổ tử cung và cách chăm sóc theo dõi sau phẫu thuật

>>>>>Xem thêm: Ovalax uống trước hay sau ăn để có hiệu quả nhuận tràng tốt nhất?

Sau điều trị bệnh nhân cần tái khám thường xuyên

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin liên quan đến phẫu thuật ung thư cổ tử cung. Phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ giúp bệnh nhân gia tăng thời gian sống, điều trị nhẹ nhàng hơn cũng như tiên lượng tái phát ít hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *