Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn cho bé?

Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn cho bé?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chính vì vậy việc bảo quản sữa là rất quan trọng. Không ít mẹ bỉm thắc mắc rằng sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn cho bé. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm lời giải đáp thỏa mãn nhất nhé.

Bạn đang đọc: Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn cho bé?

Để có sữa sẵn sàng phục vụ cho những cử ăn của con, nhiều mẹ bỉm đã áp dụng cách lưu trữ sữa bằng cách làm mát, trữ đông hoặc ủ nóng. Vậy sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn cho bé sử dụng?

Dinh dưỡng có trong sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời và cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mẹ bỉm nên ưu tiên cho con sử dụng hoàn toàn dinh dưỡng từ sữa mẹ trong những tháng đầu đời, đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi. Lý do chính bởi dinh dưỡng trong sữa mẹ dồi dào và chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể của con, cụ thể như:

  • Đạm protein;
  • Carbohydrate;
  • Lipid;
  • Vitamin và muối khoáng.

Các dinh dưỡng trong sữa mẹ có tỷ lệ cân bằng tự nhiên, hoàn toàn phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của bé.

Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn cho bé?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời và cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn?

Dinh dưỡng trong sữa mẹ được đánh giá là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn cho bé sử dụng là điều mà nhiều mẹ bỉm thắc mắc.

Thời gian bảo quản sữa mẹ vắt ra tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng phần lớn là dựa vào nhiệt độ môi trường xung quanh bình ủ để xác định chính xác. Thông thường, sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng mát khoảng từ 25 độ C thì có thể giữ được tối đa 6 đến 8 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên tốt nhất mẹ nên bảo quản sữa trong vòng 4 tiếng sau khi vắt đối với nhiệt độ từ khoảng 19 độ C đến 26 độ C.

Trên thực tế, nhiệt độ càng thấp thì thời gian bảo quản sữa càng lâu. Nếu mẹ bỉm cất bình ủ vào ngăn mát tủ lạnh thì thời gian nêu trên sẽ tăng lên. Cụ thể nếu nhiệt độ trữ lạnh nhỏ hơn 4 độ C thì thời gian bảo quản sữa có thể kéo dài lên đến 4 ngày.

Bên cạnh đó, mẹ bỉm cũng cần lưu ý khi mang bình sữa ra khỏi ngăn mát cũng cần tuân thủ quy tắc hâm sữa nóng trước khi cho bé dùng. Mẹ tuyệt đối không sử dụng lò vi sóng để làm ấm sữa của con. Ngoài ra, sau khi làm ấm sữa thì mẹ nên cho trẻ sử dụng sữa càng sớm càng tốt để tránh vi khuẩn sinh sôi phát triển gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.

Tìm hiểu thêm: Không ăn sáng hôi miệng và những điều cần biết

Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn cho bé?
Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn cho bé sử dụng?

Cách nhận biết sữa mẹ vắt ra bị hỏng

Ngoài việc tìm hiểu sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn, các mẹ cũng nên hiểu chính xác về những dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng. Bởi điều này giúp mẹ kịp thời loại bỏ và ngưng cho con sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Dưới đây là một số đặc điểm giúp các mẹ phân biệt sữa mẹ vắt ra bị hỏng như:

  • Sữa mẹ vắt ra bị hỏng: Sữa thường bị vón cục, có mùi chua và dậy men. Để biết chính xác hơn, mẹ có thể nếm thử vị sữa trước khi cho con uống.
  • Sữa mẹ còn dùng được: Sữa hơi có mùi xà phòng hoặc mùi kim loại, để sữa lâu sẽ bị lắng xuống đáy và phân tách thành hai lớp riêng biệt. Đây là những dấu hiệu cho thấy sữa bình thường, mẹ bỉm có thể yên tâm tiếp tục cho con sử dụng.

Việc bảo quản sữa trong điều kiện nhiệt độ cao thời gian dài cũng có thể khiến con gặp vấn đề về tiêu hóa điển hình như tiêu chảy. Con thường đi phân ngoài lỏng, nhầy, phân màu xanh và có bọt kèm theo đó là dấu hiệu sốt cho thấy hệ tiêu hóa của con đang bị nhiễm trùng. Lúc này, mẹ nên cho con uống thật nhiều nước và đưa con đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn cho bé?

>>>>>Xem thêm: Các loại muối không có iốt, muối iốt hay ít natri, nên dùng loại nào?

Mẹ cần nhận biết sữa mẹ bị hỏng để đảm bảo sức khỏe hệ tiêu hóa của con

Lưu ý cách bảo quản sữa sau khi vắt

Để con được hấp thu các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ tốt nhất thì sữa cần được bảo quản đúng cách và an toàn trong khoảng thời gian lý tưởng. Việc duy trì chất lượng sữa mẹ sau khi vắt không đơn giản bởi các mẹ phải chú ý đến vấn đề đảm bảo vệ sinh cho sữa cũng như giữ được chất dinh dưỡng cùng với hàm lượng vi chất như sữa khi còn đang trong cơ thể mẹ. Một số lưu ý cách bảo quản sữa sau khi vắt mà các mẹ bỉm có thể tham khảo như:

  • Sử dụng bình làm bằng thủy tinh hoặc bình nhựa cứng có nắp đậy kín để đựng sữa.
  • Không đổ đầy hoặc tràn bình mà hãy chừa một khoảng trống nhỏ khi đổ sữa vào do khi trữ đông thể tích của sữa sẽ lớn hơn khi ở thể lỏng.
  • Mẹ bỉm có thể thay thế bình sữa bằng túi bảo quản sữa chuyên dụng để chứa sữa sau khi vắt.
  • Mẹ chỉ nên chứa khoảng 69 – 120ml sữa trong một bình hoặc một túi. Đây là lượng sữa đủ cho một bữa ăn của trẻ trong một cữ.

Việc tìm hiểu sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn cho bé là vô cùng cần thiết giúp mẹ có thể đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng sữa dành cho con. Không những vậy, cách bảo quản sữa sau khi vắt đúng cách giúp hạn chế ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Hy vọng thông tin trong bài viết trên đây giúp các mẹ bỉm tìm được lời giải đáp cụ thể nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *