Phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành? Cách chăm sóc cơ thể sau phẫu thuật hàm móm

Phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành? Cách chăm sóc cơ thể sau phẫu thuật hàm móm

Hàm móm thực sự gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Rất nhiều người tự ti về việc bản thân không may bị hàm móm. Vậy phẫu thuật chính là giải pháp tốt nhất để khắc phục nhược điểm này. Phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành là thắc mắc nhiều người đặt ra.

Bạn đang đọc: Phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành? Cách chăm sóc cơ thể sau phẫu thuật hàm móm

Bị móm là một trong những khuyết điểm ngoại hình rất nhiều người tự ti. Lúc này bộ phận hàm có cấu trúc khác biệt và ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Chưa kể nếu bị hàm móm nặng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nói, ăn nhai. Giải pháp khắc phục hàm móm lúc này là phẫu thuật. Vậy phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành?

Bị móm và những điều cần biết

Móm hay theo cách nói chuẩn y khoa là hiện tượng khớp cắn ngược. Đây là khuyết điểm dùng để chỉ những người có phần cằm dưới bị chìa ra ngoài và lệch quá nhiều so với hàm trên. Lúc này người bị móm sẽ có các bộ phận như nhân trung, môi trên, môi dưới không đều và không tạo thành 1 đường thẳng.

Phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành? Cách chăm sóc cơ thể sau phẫu thuật hàm móm

Hàm móm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ

Việc bị hàm móm sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc xương hàm, chúng sẽ bị chìa ra phía trước. Móm hàm được cho sẽ khó can thiệp hơn so với móm răng. Việc phát hiện sớm và điều trị sớm là điều nên làm, đặc biệt trẻ em sẽ là đối tượng lý tưởng dễ điều chỉnh hơn. Trước khi giải đáp thắc mắc phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành, ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân bị móm:

  • Di truyền: Thực tế nhiều đối tượng bị móm đều xuất phát từ gen di truyền. Móm do di truyền tức là những người này có đoạn gen ức chế sự phát triển của hàm trên nhưng lại khiến hàm dưới phát triển quá. Từ đó sự mất cân bằng của 2 hàm.
  • Mất răng: Nếu bị mất răng và không áp dụng các kỹ thuật phục hình răng sớm thì cũng dễ bị móm. Bởi khi mất răng, bạn sẽ dễ bị tiêu xương và từ đó làm cho nướu bị tụt, răng bị xô lệch. Đặc biệt nếu bị mất răng hàm trên thì dễ bị móm hơn hết.
  • Thói quen xấu: Trẻ em thường có nhiều thói quen xấu như mút tay, ngậm núm giả, vị trí đặt lưỡi nghỉ không đúng dẫn đến tình trạng móm. Duy trì thói quen này suốt thời gian dài sẽ khiến răng cửa của bạn bị lệch, ngoài ra còn khiến xương hàm phát triển không đúng cách.

Hiện nay có nhiều phương pháp can thiệp để khắc phục hàm móm. Nếu như bạn bị móm do mất răng hay răng mọc không đều thì nên bọc răng sứ. Đây cũng là giải pháp gia tăng tính thẩm mỹ cho răng miệng được nhiều người đánh giá cao. Với những bé nhỏ tuổi, bạn nghi ngờ trẻ bị móm răng có thể niềng răng để điều chỉnh khớp cắn ngược hiệu quả nhất. Tuy nhiên với những ai bị móm hàm do di truyền, không thể can thiệp được các giải pháp kể trên thì nên phẫu thuật.

Phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành?

Phẫu thuật hàm móm là kỹ thuật xâm lấn tới cấu trúc xương hàm dưới để cải thiện tình trạng khớp cắn ngược cũng như hỗ trợ khả năng ăn nhai. Đây được xem là ca phẫu thuật phức tạp và đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cũng như dày kinh nghiệm. Quy trình thực hiện phẫu thuật hàm móm diễn ra như sau:

  • Thăm khám: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng xương hàm cũng như thực hiện một số xét nghiệm để đảm bảo loại trừ trường hợp bệnh nhân đang có sức khỏe bất ổn. Nếu bạn đang mắc chứng máu khó đông, cao huyết áp thì cần dời lại ca phẫu thuật.
  • Lên phác thảo điều trị: Nếu sức khỏe người thực hiện phẫu thuật đủ tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ lên phương án chỉnh hàm móm tối ưu nhất và xây dựng phác đồ theo công nghệ 3D. Lúc này người bệnh có thể thấy được hình ảnh của mình trước và sau phẫu thuật để yên tâm hơn.
  • Phẫu thuật cắt chỉnh hàm móm: Lúc này đa phần bác sĩ sẽ gây mê để giảm sự đau đớn cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ tạo một đường mổ nhỏ ở hàm dưới, dùng các máy móc, công cụ để cắt và nắn chỉnh xương hàm sao cho cân đối giữa hàm trên và hàm dưới. Sau đó bác sĩ sẽ dùng minivis để cố định xương hàm và khâu lại vết mổ bằng chỉ tự tiêu.

Phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành? Thời gian phục hồi còn tùy thuộc vào cơ địa, mức độ móm, độ thành công của ca phẫu thuật cũng như chế độ chăm sóc bệnh nhân. Thông thường sau khoảng 3 – 6 tháng thì xương hàm đã lành tới 90%. Lúc này người phẫu thuật đã có thể phục hồi chức năng ăn nhai và hầu như không còn cảm giác đau.

Tìm hiểu thêm: Bại não thể thất điều: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành? Cách chăm sóc cơ thể sau phẫu thuật hàm móm
Phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành là thắc mắc được nhiều người đặt ra

Điều cần chú ý sau phẫu thuật hàm móm là chăm sóc tốt 6 tuần đầu tiên sau phẫu thuật. Cảm giác ê nhức, sưng tấy có thể đạt đỉnh điểm trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên sau ngày thứ 10, tình trạng này giảm dần. Nếu có chế độ ăn uống và chăm sóc tốt thì sau khoảng 6 tuần, xương hàm dần lành lại, nhưng phải hạn chế tối đa việc làm tổn thương đến xương hàm vào thời gian này.

Chăm sóc cơ thể sau phẫu thuật hàm móm thế nào?

Sau khi giải đáp được thắc mắc phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành, ta cùng tìm hiểu về chế độ chăm sóc sau phẫu thuật để đảm bảo xương hàm lành nhanh và đạt tính thẩm mỹ như y muốn:

Sinh hoạt hợp lý

Lúc này vùng xương hàm đang bị thương vậy nên bạn cần hạn chế tối đa việc tác động vào vùng phẫu thuật. Không cười, nói quá to để tránh chảy máu, sưng đau. Chăm sóc răng miệng với nước muối sinh lý trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật. Sang tuần thứ 2 cần dùng bàn chải lông mềm để đánh răng và dùng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ cặn thức ăn.

Dinh dưỡng khoa học

Vào những tuần đầu tiên sau phẫu thuật hàm móm, bạn chỉ nên ăn thức ăn mềm như cháo, súp. Tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây nóng trong người như nếp, thịt gà, rượu, bia.

Tuân thủ dùng thuốc

Sau ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để hỗ trợ giảm đau, viêm nhiễm và sưng tấy vết mổ. Lúc này người phẫu thuật phải uống thuốc đúng liều lượng, tuyệt đối không tự ý mua thuốc ngoài. Đặc biệt thăm khám thường xuyên để bác sĩ đánh giá kịp thời khả năng hồi phục vết thương.

Phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành? Cách chăm sóc cơ thể sau phẫu thuật hàm móm

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân nướu răng bị đỏ và cách xử trí

Thăm khám và tuân thủ dùng thuốc của bác sĩ sau phẫu thuật

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc phẫu thuật hàm móm bao lâu thì lành. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về hiện tượng hàm móm và có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất trước can thiệp thẩm mỹ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *