Hở và hẹp van tim là bệnh lý phổ biến của bệnh van tim và có nguy cơ tử vong cao. Hệ thống van tim đảm nhiệm chức năng cho máu lưu chuyển qua lại các buồng tim. Khi van tim bị tổn thương sẽ gây hở hoặc hẹp van. Vậy các triệu chứng gì giúp phân biệt hở và hẹp van tim?
Bạn đang đọc: Phân biệt hở và hẹp van tim: Tổng quan và phân biệt chi tiết
Van tim đóng vai trò như “cánh cửa” để đảm bảo máu di chuyển đúng lúc và cùng hướng với nhau. Do đó, khi gặp các tổn thương ở van tim sẽ xuất hiện tình trạng hở và hẹp van tim. Hai bệnh lý có sự tương tự và khác biệt về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị. Để phân biệt hở và hẹp van tim, mời độc giả tham khảo thông tin dưới bài viết.
Thông tin tổng quan về hở và hẹp van tim
Hở van tim là tình trạng các lá van tim không thể đóng hoàn toàn nên máu dội ngược lại buồng tim. Hành động này khiến tim không thể bơm máu di chuyển khắp cơ thể. Nếu tim làm việc quá sức để bơm đủ máu, các biến chứng bệnh sẽ bộc phát và gây ra các hệ lụy về sức khỏe như suy tim, tắc mạch, rối loạn nhịp đập và tử vong.
Hẹp van tim (Heart Valve Stenosis) là tình trạng các van tim không thể mở hoàn toàn do lá van bị cứng hoặc dính lại với nhau. Khi khe hở thu hẹp, lượng máu đi qua tim bị suy giảm hoặc bị chặn lại.
Tình trạng hẹp và hở van tim diễn ra ở 4 loại van trong tim (Van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi). Đối với người khỏe mạnh, các van tim tạo động tác đóng mở nhịp nhàng ở mỗi chu kì hoạt động của tim. Nhiệm vụ là đảm bảo dòng máu lưu chuyển ra vào tim cùng một chiều nhất định.
Dựa vào nguyên nhân để phân biệt hở và hẹp van tim
Tình trạng hở và hẹp van tim có nhiều yếu tố gây ra, chủ yếu là do thay đổi cấu trúc van và ảnh hưởng từ các bệnh lý khác.
Hở van tim do nguyên nhân nào?
Hở van tim nhiều năm gọi là mạn tính còn hở van tim diễn ra đột ngột gọi là cấp tính. Hở van tim ở cấp thường do nhiễm trùng van có thể chuyển thành hở van tim mạn tính. Một trong các bộ phận của tim (Vòng van, lá van, dây chằng, cột cơ và cơ tim) bị tổn thương cũng có thể dẫn đến hở van tim.
Ngoài ra, hở van tim còn do một số nguyên nhân như di chứng thấp tim, thấp khớp, xơ vữa động mạch, sa van hai lá, cơ tim phì đại, tăng huyết áp, hội chứng Marfan, hội chứng Hurler, Lupus ban đỏ hệ thống,…
Hẹp van tim do nguyên nhân nào?
Hẹp van tim có thể xuất phát do yếu tố di truyền và các bệnh lý khác nhau. Tổng hợp một vào nguyên nhân điển hình của hẹp van tim.
- Di truyền: Nguyên nhân phổ biến khi bị hẹp van tim. Bệnh có khả năng truyền từ thế hệ này đến thế hệ sau qua gen. Nếu có thành viên nào mắc phải, người nhà sẽ gặp nguy cơ mắc cao hơn.
- Bệnh lý van tim: Hẹp van tim còn có thể do các bệnh lý khác gây ra. Cụ thể là van tim bị vảy cứng do xơ vữa tích tụ và xơ hóa của gan tim. Điều này làm diện tích mở của van giảm và ngăn trở dòng máu đi qua van.
- Viêm nhiễm: Bệnh nhân có thể bị viêm nhiễm trùng như màng trong tim là nguyên nhân gây viêm nhiễm, bị hỏng và làm hẹp van tim.
- Xơ vữa động mạch: Khi các tạp chất tích tụ lại ở thành mạch vạn tim cũng gây ra hẹp hoặc ngăn di chuyển của luồng máu.
- Sự tích tụ chất béo trong động mạch: Chất béo tích tụ dần ở động mạch làm giảm đường kính của động mạch và tác động đến chức năng van tim gây hẹp van.
Bên cạnh đó, hẹp van tim còn do tuổi tác, giới tính, tiền sử bệnh tim và một số bệnh lý khác. Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bệnh nhân cần có quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị từ bác sĩ.
Phân biệt hở và hẹp van tim qua triệu chứng bệnh
Để phân biệt hở và hẹp van tim, người bệnh cần dựa vào triệu chứng để chẩn đoán sơ. Hai bệnh này có triệu chứng tương tự nên thường bị nhầm lẫn với nhau.
Tìm hiểu thêm: Chỉ số BMI nữ và khả năng dự báo nguy cơ sức khỏe
Triệu chứng hở van tim
Ở giai đoạn đầu, hở van tim chỉ ở mức độ nhẹ nên triệu chứng không rõ ràng. Do đó, bệnh nhân cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Dấu hiệu khi bị hở van tim:
- Khó thở và nặng hơn khi nằm xuống;
- Cơ thể mệt mỏi;
- Tăng nhịp tim và đánh trống ngực;
- Chóng mặt, hoa mắt;
- Sưng ở chân và mắt cá chân;
- Ho khan (đặc biệt vào ban đêm).
Triệu chứng hẹp van tim
Hẹp van tim có biểu hiện tương tự với bệnh lý về tim mạch. Sau đây là một vài triệu chứng bệnh nhân thường gặp phải:
- Đau tức ngực, hụt hơi, thở khó khăn;
- Tim đập loạn nhịp;
- Chóng mặt, ngất xỉu;
- Di chuyển qua lại khó khăn;
- Sưng ở chân hoặc ở mắt cá chân;
- Cảm thấy khó thở khi nằm tư thế đầu thấp và phải ngủ ngồi.
Điều trị khác nhau giữa hở và hẹp van tim
Tùy vào mức độ và diễn tiến bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân.
Phương pháp điều trị hở van tim
Mức độ nhẹ:
- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc lợi tiểu (Furosemid và Hydrochlorothiazide, spironolactone), Digitalis, thuốc làm giảm hậu gánh, thuốc chống đông máu,…
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt: Duy trì thói quen tập luyện thể thao thường xuyên kết hợp với thực phẩm ít muối, ít béo, giảm mặn, bia rượu, thuốc lá,… để sống hài hòa với bệnh.
- Uống thuốc: Khi dùng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ đúng liều lượng đã được chỉ định từ bác sĩ. Hạn chế ngưng sử dụng đột ngột hoặc dùng kèm thuốc khác bởi nó có thể ảnh hưởng phác đồ điều trị.
Mức độ nặng:
- Phẫu thuật sửa van tim: Dựa vào tình trạng hở van tim, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp như cắt hoặc khâu để khép các lá van lại với nhau.
- Phẫu thuật thay van tim: Thực hiện nếu phẫu thuật sửa van không đạt được hiệu quả. Bác sĩ sẽ cắt bỏ van tim và thay thế bằng một van tim nhân tạo (cơ học hoặc sinh học).
>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để có một thai kỳ khoẻ mạnh?
Phương pháp điều trị hẹp van tim
Mức độ nhẹ:
Điều trị nội khoa (dùng thuốc): Thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta giao cảm,… Khi điều trị nội khoa, bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tránh trường hợp tự dùng thuốc hoặc tăng giảm liều lượng làm mất tác dụng và xuất hiện trạng thái bất thường khác.
Mức độ nặng:
Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) khi bệnh nhân có khả năng bị suy tim. Phương pháp xử trí ngoại khoa gồm phẫu thuật sửa van tim (cắt hoặc khâu các van) và phẫu thuật thay van tim để thay thế bằng van nhân tạo.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách phân biệt hở và hẹp van tim. Ngoài điều trị bằng nội – ngoại khoa, bệnh nhân cũng cần xây dựng chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe và chống lại bệnh tật.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm