Phác đồ điều trị sán chó theo hướng dẫn từ Bộ Y tế

Phác đồ điều trị sán chó theo hướng dẫn từ Bộ Y tế

Sán chó là một loại ký sinh trùng nguy hiểm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Điều trị sán chó là một quá trình cần thiết để loại bỏ ký sinh trùng khỏi cơ thể và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hiểu được điều này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin về sán chó và phác đồ điều trị sán chó theo hướng dẫn mới nhất từ Bộ Y tế đến bạn.

Bạn đang đọc: Phác đồ điều trị sán chó theo hướng dẫn từ Bộ Y tế

Sán chó là một loại ký sinh trùng nguy hiểm có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng cho con người, đặc biệt là trẻ em. Do đó, việc điều trị sán chó kịp thời và hiệu quả là vô cùng quan trọng. Hiểu được điều này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin về sán chó và phác đồ điều trị sán chó Bộ Y tế theo những hướng dẫn mới nhất đến bạn.

Tổng quan về sán chó

Sán chó là một tình trạng nhiễm ký sinh trùng, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe.

Bệnh sán chó là gì?

Các loài sán thuộc giống Echinococcus là nguyên nhân chính gây nên bệnh sán dây chó. Bệnh này có 2 hình thái tổn thương chính đó là:

  • Thể nang nước (Cystic echinococcosis – CE): Người bệnh sẽ bị nhiễm ấu trùng sán dây chó loài E. granulosus. Hầu hết các châu lục đều có khả năng mắc bệnh này, đặc biệt là những vùng nuôi nhiều cừu, bò. Ở khu vực Châu Á, bệnh phân bố ở các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Mông Cổ, Indonesia, Bangladesh, Nepal, Ấn Độ. Ở Việt Nam cũng đã ghi nhận các bệnh nhân mắc thể nang nước ở phổi do loài E. ortleppi.
  • Thể nang tổ ong (Alveolar echinococcosis – AE): Người bệnh sẽ bị nhiễm ấu trùng sán dây chó loài E. multilocularis. Khu vực bắc bán cầu như ở Trung Quốc, Nga, Bắc Âu, Bắc Mỹ là nơi bệnh lưu hành tại vùng.

Phác đồ điều trị sán chó theo hướng dẫn từ Bộ Y tế

Loài sán thuộc giống Echinococcus là nguyên nhân chính gây bệnh sán chó

Triệu chứng của sán chó

Tình trạng bệnh do ấu trùng sán dây chó phụ thuộc vào loài sán dây chó bị nhiễm. Đặc điểm của bệnh là phát triển chậm, có thể không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào trong một thời gian dài. Các nang sán thường được tìm thấy ở gan, phổi hay các cơ quan khác trong cơ thể như thận, lách, tim, tổ chức thần kinh hoặc xương.

Thể nang nước (Cystic echinococcosis – CE)

Ở giai đoạn cuối mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, các nang kén ở giai đoạn này đã phát triển đến mức gây chèn ép, kích thước của nang khoảng 1 – 15cm. Các triệu chứng sẽ bị thay đổi tùy vào vị trí, kích thước và số lượng nang kén.

Vị trí phát hiện nang kén là ở gan và phổi. Các triệu chứng thường không đặc hiệu. Ở gan: Ăn uống khó tiêu, viêm túi mật, vàng da hay sốt nhẹ. Ở phổi: Ho có khi ho khạc ra máu, sốt hay có khi mẩn ngứa.

Thể nang tổ ong (Alveolar echinococcosis – AE)

Các triệu chứng thường không điển hình nên đôi khi chẩn đoán nhầm với xơ gan hoặc ung thư gan thứ phát.

Ở người cao tuổi nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Gan to, cứng, không đau, thường không tìm thấy khối u nguyên phát. Khi bắt đầu, nang kén xuất hiện ở gan, tiếp theo đó lan sang các cơ quan lân cận hay theo đường máu di chuyển đến phổi, não. Bệnh diễn tiến nặng hơn sau thời gian dài dẫn đến trạng thái suy kiệt và thậm chí có thể tử vong sau vài năm.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh sán chó

Nguy cơ mắc bệnh gia tăng bởi một số yếu tố thuận lợi sau:

Tiếp xúc thường xuyên với chó, mèo:

  • Nuôi chó, mèo: Việc âu yếm, chơi đùa với chó, mèo có thể dẫn đến việc vô tình tiếp xúc với trứng sán chó qua phân hoặc lông của chúng.
  • Thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều chó, mèo hoang: Trẻ em thường thích chơi đùa với chó, mèo hoang, điều này làm tăng nguy cơ tiếp xúc với trứng sán chó trong môi trường.

Thiếu vệ sinh:

  • Không vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với chó, mèo: Thói quen này vô tình đưa trứng sán chó vào cơ thể qua đường miệng.
  • Không vệ sinh kĩ lưỡng rau sống và thực phẩm: Rau sống không được rửa sạch hoặc thực phẩm không được nấu chín kỹ có thể chứa trứng sán chó.

Môi trường sống ô nhiễm:

  • Điều kiện sống kém: Hộ gia đình có điều kiện vệ sinh kém, không đảm bảo nguồn nước sạch, thường xuyên tiếp xúc với đất cát bẩn là môi trường thuận lợi cho trứng sán chó phát triển.
  • Ô nhiễm môi trường: Nước và đất bị ô nhiễm bởi phân chó, mèo có thể chứa trứng sán chó.

Phác đồ điều trị sán chó theo hướng dẫn từ Bộ Y tế

Tiếp xúc với chó làm tăng nguy cơ mắc bệnh sán chó

Phác đồ điều trị sán chó

Phác đồ điều trị sán chó được cung cấp dưới đây tham khảo từ “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán dây chó ở người” theo Quyết định số 1658/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành vào ngày 24 tháng 06 năm 2022.

Lưu ý rằng thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên tắc điều trị

Chỉ định phẫu thuật bóc tách nang kén là phương pháp điều trị duy nhất có khả năng loại bỏ hoàn toàn nang sán trong phần lớn các trường hợp nhiễm thể nang nước (Cystic echinococcosis – CE). Bên cạnh đó, phối hợp điều trị nội khoa bằng thuốc đặc hiệu. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị khác như: Chọc hút dịch nang hoặc kỹ thuật PAIR (hút dưới da, tiêm hóa chất, hút lại).

Đối với trường hợp nhiễm thể nang tổ ong (Alveolar echinococcosis – AE) cần kết hợp phẫu thuật và dùng thuốc hoặc thay gan. Tuy nhiên ở một số trường hợp, không cần điều trị mà chỉ theo dõi.

Điều trị đặc hiệu

Điều trị ngoại khoa

Bằng các phương pháp sau:

  • Bằng phẫu thuật bóc tách nang;
  • Hay chọc hút dịch nang;
  • Hay kỹ thuật hút dưới da, tiêm hóa chất, hút lại.

Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn botulinum là gì? Nguồn gốc, triệu chứng và cách phòng ngừa

Phác đồ điều trị sán chó theo hướng dẫn từ Bộ Y tế
Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật là một trong những phác đồ điều trị sán chó

Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc thuộc nhóm Benzimidazole để diệt ấu trùng được chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Bệnh nhân không thể mổ khi có nang nước ở gan, phổi.
  • Có nang ở nhiều cơ quan khác nhau hoặc có nhiều nang ở một cơ quan hoặc có nang ở màng bụng.
  • Nang có kích thước bé hơn 5cm.
  • Phòng ngừa tái phát sau phẫu thuật.
  • Đối với thể nang tổ ong, phải dùng thuốc đặc hiệu liên tục tối thiểu là 2 năm.

Phác đồ 1: Sử dụng Albendazol (viên nén 200mg và 400mg)

Liều dùng:

  • Đối với người lớn: Dùng 800mg/ngày, 2 lần/ngày x 28 ngày.
  • Đối với trẻ em > 1 tuổi: Dùng 10 – 15mg/kg/ngày (tối đa 800mg/ngày), 2 lần/ngày x 28 ngày.

Liệu trình: Phác đồ điều trị Albendazol là 28 ngày dùng Albendazol lặp lại ít nhất 3 lần, nghỉ 14 ngày giữa các đợt điều trị, đặc biệt cần lưu ý các tác dụng phụ của thuốc.

Chống chỉ định:

  • Có tiền sử quá mẫn với Benzimidazole.
  • Phụ nữ thai nghén hoặc đang cho con bú sữa mẹ.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Có tiền sử nhiễm độc tủy xương.

Lưu ý: Đối với bệnh nhân suy gan, suy thận cần thận trọng khi dùng Albendazole. Tác dụng phụ của thuốc có khả năng giảm các chức năng gan sau một thời gian dài. Cần làm xét nghiệm công thức máu và chức năng gan khi bắt đầu một chu kỳ điều trị và 2 tuần/lần trong thời gian điều trị. Trường hợp enzyme gan tăng nhiều, cần ngưng thuốc đến khi về mức bình thường nhưng cần xét nghiệm trước khi bắt đầu tái điều trị.

Phác đồ 2: Sử dụng Mebendazol (viên nén 100mg và 500mg)

Liều dùng: 40 – 50 mg/kg/ngày chia 3 lần/ngày x nhiều tháng liên tục.

Chống chỉ định của Mebendazole:

  • Có tiền sử quá mẫn với Mebendazole.
  • Phụ nữ thai nghén hoặc đang cho con bú sữa mẹ.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Có tiền sử nhiễm độc tủy xương.

Lưu ý: Đối với bệnh nhân suy gan, suy thận cần thận trọng khi dùng Mebendazole. Tác dụng phụ của thuốc có khả năng giảm các chức năng gan sau một thời gian dài.

Ở một số trường hợp cần điều trị triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp với triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Đặc biệt, bệnh nhân cần được theo dõi và đánh giá trong một thời gian dài. Điều quan trọng là cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị sán chó được chỉ định.

Biện pháp phòng ngừa sán chó

Để phòng ngừa hiệu quả sán chó ở người, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Rửa tay sạch sẽ: Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi tiếp xúc với chó, mèo, đặc biệt là sau khi chơi đùa, dắt chó đi dạo, hoặc dọn dẹp phân chó.
  • Vệ sinh môi trường: Dọn dẹp phân chó, mèo cẩn thận và hợp vệ sinh. Tránh để trẻ em chơi đùa ở những khu vực có nhiều chó, mèo hoang. Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
  • Vệ sinh thực phẩm: Rửa sạch rau quả kỹ lưỡng dưới vòi nước chảy trước khi ăn. Nấu chín kỹ thịt trước khi ăn. Không ăn thịt sống hoặc tái. Uống nước sạch.
  • Tránh tiếp xúc với ấu trùng sán chó: Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo hoang. Mang giày dép khi đi ra ngoài, đặc biệt là ở những khu vực có nhiều chó, mèo hoang. Tránh để trẻ em chơi đùa trong đất cát bẩn.
  • Nâng cao nhận thức: Tìm hiểu thông tin về bệnh sán chó. Tìm hiểu về các triệu chứng, cách lây truyền và cách phòng ngừa bệnh sán chó.

Phác đồ điều trị sán chó theo hướng dẫn từ Bộ Y tế

>>>>>Xem thêm: Cắt bao quy đầu bằng máy: Ưu và nhược điểm là gì?

Hạn chế tiếp xúc với chó mèo hoang giúp bạn phòng tránh bệnh sán chó

Trên đây là những thông tin tham khảo về phác đồ điều trị sán chó theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nếu nghi ngờ bị mắc sán chó, hãy đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Việc tuân thủ đúng liều lượng, thời gian điều trị, cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nguy cơ tái nhiễm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *