Sức khỏe trẻ sơ sinh được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Và trường hợp trẻ bị hẹp hậu môn hay gặp các vấn đề về việc đại tiện rất phổ biến và khá nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Nong hậu môn cho trẻ sơ sinh chính là giải pháp can thiệp được biết đến.
Bạn đang đọc: Nong hậu môn cho trẻ sơ sinh được thực hiện như thế nào?
Trẻ sơ sinh thường có sức khoẻ không ổn định bởi các chức năng cơ thể còn chưa thực sự hoàn thiện và sức đề kháng còn yếu. Chứng hẹp hậu môn là một trong những bệnh lý hay gặp ở trẻ sơ sinh. Lúc này giải pháp điều trị là nong hậu môn. Bài viết sẽ thông tin cụ thể đến bạn về nóng hậu môn cho trẻ sơ sinh.
Hẹp hậu môn là bệnh gì?
Hẹp hậu môn là bệnh lý khiến trẻ đi tiểu tiện, đại tiện rất khó khăn. Triệu chứng này có thể do sự cản trở từ dị vật như khối u, sẹo mỗ cũ, trĩ hoặc do bị dị tật hậu môn bẩm sinh. Điều nguy hiểm hơn là một khi bị hẹp hậu môn, trẻ có nguy cơ hình thành nên lỗ rò hậu môn cùng các biến chứng làm giảm khả năng tiêu hoá và tăng mức độ nhiễm trùng cho trẻ.
Mắc hẹp hậu môn có nhiều nguyên nhân, có thể trong khoảng tuần 7 đến tuần thứ 10 của thai kỳ, ruột và đường tiết niệu của trẻ không tách nhau ra dẫn đến dị dạng về hậu môn và trực tràng. Ngoài ra bệnh này không chỉ gặp ở trẻ sơ sinh, người lớn vẫn có thể mắc phải nếu duy trì thói quen đi tiểu thất thường hoặc biến chứng do xơ gan, biến chứng sau phẫu thuật hậu môn trực tràng.
Nong hậu môn cho trẻ sơ sinh là phương pháp được nhiều người biết đến. Tuy nhiên trước khi tìm hiểu về giải pháp này, bạn phải nắm một số dấu hiệu của bệnh để kịp thời điều trị. Táo bón, đau khi đại tiện, phân có hình từng viên nhỏ, máu đi kèm theo phân chính là biểu hiện điển hình nhất của căn bệnh này.
Thực tế hẹp hậu môn là bệnh nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đại tiện của bé. Chưa kể khả năng bị nhiễm trùng khi mắc bệnh rất cao và từ đây gây ra nhiều bệnh nặng khác đe dọa đến sức khoẻ của bé.
Nong hậu môn cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Nong hậu môn là giải pháp can thiệp chỉ nên áp dụng cho trường hợp bé bị hẹp hậu môn nhẹ. Những trẻ bị hẹp hậu môn ác tính thì buộc phải phẫu thuật nới rộng hay thay thế hậu môn nhân tạo. Ngoài ra mức độ nong hậu môn còn tùy thuộc vào mức độ bệnh của trẻ và không phải thành công ngay từ lần duy nhất thực hiện mà phải kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian dài.
Với bé được bác sĩ chỉ định nong hậu môn, tuỳ vào tháng tuổi của bé để bác sĩ chọn đúng kích cỡ nong hậu môn cho phù hợp. Cụ thể:
- Với bé từ 1 đến 3 tháng tuổi, cần dùng nòng kích thước số 12.
- Với bé từ 4 đến 8 tháng tuổi, cần dùng nòng kích thước số 13.
- Với bé từ 9 đến 12 tháng tuổi, cần dùng nòng kích thước số 14.
- Với bé từ 1 đến 3 tuổi, cần dùng nòng kích thước số 15.
- Với bé từ 4 đến 12 tuổi, cần dùng nóng kích thước số 16.
- Với bé trên 12 tuổi, cần dùng nòng kích thước số 17.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng bệnh nhân mắc virus cúm A
Việc thực hiện nong hậu môn cho trẻ sơ sinh cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây bất cứ tổn thương nào cho trẻ. Sau khi nong xong, trẻ có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc nhuận tràng để đại tiện và tiểu tiện dễ dàng hơn.
Vậy có thể thấy nong hậu môn là giải pháp giải quyết được tình trạng teo hậu môn, hẹp hậu môn và cải thiện quá trình bị táo bón. Đây cũng là phương pháp phù hợp cho những ai đang bị trĩ, có dấu hiệu sa búi trĩ.
Những lưu ý mẹ bỉm cần nắm sau khi trẻ được nong hậu môn
Nong hậu môn cho trẻ sơ sinh là một thủ thuật phức tạp. Vậy nên phụ huynh hãy chọn cho con một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, đảm bảo không gây biến chứng. Ngoài ra sau khi đã nong hậu môn thành công, mẹ bỉm cần có chế độ chăm sóc cẩn thận để bé có thể hồi phục nhanh chóng:
- Ưu tiên chế độ ăn giàu chất xơ: Chất xơ ở ruột già là môi trường tốt để các vi khuẩn có lợi lên men, hút nước giúp mềm phân, từ đó dễ dàng đại tiện hơn. Cụ thể bạn có thể bổ sung rau khoai lang, mồng tơi, cải xanh, rau diếp cá, rau má, trái cây tươi vào các bữa ăn hằng ngày của trẻ.
- Uống đủ nước: Nước có vai trò quan trọng giúp cải thiện tình trạng táo bón. Cung cấp đủ nước giúp đường ruột làm mềm phân. Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa nên uống nước nhưng có thể bú sữa mẹ đều đặn. Với bé trên 6 tháng tuổi, đặc biệt khi bắt đầu ăn dặm thì mẹ bỉm nên cân nhắc cho bé uống đủ nước, ăn thức ăn lỏng cũng như uống các loại nước ép rau củ.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Khi vừa nong hậu môn, trẻ có thể có cảm giác đau. Tuy nhiên không vì vậy mà hạn chế vệ sinh vùng hậu môn. Hãy rửa sạch hậu môn và bôi thuốc mỡ làm dịu vùng da xung quanh cho trẻ.
- Thăm khám bác sĩ: Mặc dù trẻ có biểu hiện đại tiện, tiểu tiện tốt hơn sau nong hậu môn nhưng không nên chủ quan. Tốt nhất bạn phải đưa trẻ thăm khám theo lịch như bác sĩ đã chỉ định để trẻ được đánh giá khả năng hồi phục và tình trạng bệnh hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Mách bạn cách giải độc gan hiệu quả, đơn giản ngay tại nhà
Trên đây là những chia sẻ về nong hậu môn cho trẻ sơ sinh. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về bệnh hẹp hậu môn và có cho mình những thông tin cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của con trẻ.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm