Nội mạc mạch máu và một số bệnh lý liên quan

Nội mạc mạch máu và một số bệnh lý liên quan

Bạn đang đọc: Nội mạc mạch máu và một số bệnh lý liên quan

Tổn thương nội mạc mạch máu có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này gây ra một số bệnh lý đáng lo ngại như xơ vữa động mạch và các bệnh tim liên quan.

Nội mạc mạch máu rất quan trọng đối với hoạt động của tất cả các cơ quan và mô trong cơ thể. Khi nội mạc hoạt động không bình thường hay bị rối loạn, có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về cấu tạo, chức năng và bệnh lý của nội mạc mạch máu ngay sau đây.

Tìm hiểu về nội mạc mạch máu

Hệ thống tuần hoàn chứa ba loại mạch máu: Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Động mạch bao gồm 3 lớp: Lớp trong (nội mạc), lớp giữa (trung mạc) và lớp ngoài (ngoại mạc). Lớp trong bao gồm lớp nội mạc và lớp đàn hồi trong. Lớp nội mạc tiếp xúc trực tiếp với máu, hay còn gọi là nội mạc mạch máu.

Nội mạc mạch máu gồm một lớp tế bào duy nhất tạo thành lớp lót bên trong mạch máu và mạch bạch huyết. Nội mạc mạch máu cung cấp một không gian cho máu và các mô trong cơ thể tương tác. Do đó, nó cần thiết để duy trì hoạt động các cơ quan, mô và chức năng cơ thể khỏe mạnh.

Nội mạc mạch máu và một số bệnh lý liên quan 1

Nội mạc mạch máu giúp kiểm soát thành phần trong máu

Một phần của nội mạc tiếp xúc trực tiếp với máu được bao phủ bởi glycocalyx. Đây là một lớp lót tế bào kiểm soát những chất nào có thể đi qua nội mạc, giúp kiểm soát thành phần của máu.

Nội mạc mạch máu giải phóng và tổng hợp các chất khác nhau, thúc đẩy sự tăng trưởng và hấp thụ chất lỏng trong máu. Bên cạnh đó còn giúp duy trì sự cân bằng giữa tác dụng chống đông và đông máu.

Các tế bào nội mạc mạch máu đóng vai trò hỗ trợ thận lọc các chất vào nước tiểu, giải phóng hormon của các tuyến, giúp vận chuyển các tế bào miễn dịch và co hoặc giãn mạch máu để đáp ứng với các hormon cơ thể.

Nội mạc mạch máu thực hiện nhiều công việc để hỗ trợ lưu lượng máu và giữ cho cơ thể bạn ở trạng thái ổn định. Do đó mà nó còn được coi là một cơ quan nội tiết và là một trong những cơ quan lớn nhất trong cơ thể. Khi có vấn đề không ổn với các tế bào nội mạc này có thể có những hậu quả nghiêm trọng gây hại cơ thể. Vì vậy, cần tìm hiểu các chức năng của nó để có thể để ngăn ngừa tổn thương nội mạc mạch máu.

Chức năng của nội mạc mạch máu

Kiểm soát trương lực mạch máu

Mạch máu và mạch bạch huyết có thể rộng hơn hay hẹp hơn để đáp ứng với những thay đổi trong cơ thể. Một số thay đổi như nhiệt độ hoặc một số chất hóa học có trong máu. Trương lực mạch máu mô tả mức độ mạch rộng hay hẹp.

Nội mạc mạch máu kiểm soát trương lực mạch máu bằng cách giải phóng các hóa chất khiến các mạch co lại hoặc giãn ra. Những thay đổi này giúp điều chỉnh huyết áp của cơ thể người.

Kiểm soát sự lưu thông của máu qua mạch máu

Để duy trì sự cân bằng thể tích tuần hoàn, các mạch máu có thể kiểm soát lượng dịch đi qua lớp niêm mạc. Nội mạc mạch máu kiểm soát một phần của quá trình này.

Ở trạng thái khỏe mạnh, nội mạc mạch máu cho phép chất lỏng di chuyển giữa các tế bào của nó đến các mô khác. Nó liên kết chặt chẽ để tạo thành một hàng rào bảo vệ khỏi độc tố và các chất khác không cho phép xâm nhập.

Trong các trạng thái bệnh khác nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng hay nhiễm trùng huyết, nội mạc mạch máu trở nên dễ thấm hơn. Điều đó cho phép các tế bào miễn dịch chống vi khuẩn xâm nhập vào các mô dễ hơn và giúp tiêu diệt, bảo vệ.

Nội mạc mạch máu là gì? Các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội mạc mạch máu 2

Ngăn ngừa huyết khối giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

Ngăn ngừa huyết khối

Huyết khối là sự hình thành cục máu đông có thể chặn lưu lượng máu và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nội mạc mạch máu tạo ra các chất hóa học gọi là oxit nitric và prostacyclin. Những chất này duy trì dòng chảy trong máu liên tục và ngăn ngừa quá trình đông máu.

Trong một số tình trạng bệnh, các chất này không được tổng hợp, do đó làm tăng nguy cơ đông máu. Cục máu đông có thể xảy ra khi máu tụ tập lại một chỗ nhất định khi đứng yên quá lâu. Một số biến chứng khác có liên quan đến sự hình thành huyết khối cần lưu ý.

Rối loạn nội mạc mạch máu là gì?

Rối loạn chức năng nội mạc mạch máu là tình trạng nội mạc mạch máu không hoạt động bình thường. Rối loạn này xảy ra khi tế bào nội mạc bị tổn thương, có thể là triệu chứng và nguyên nhân của nhiều bệnh.

Rối loạn này có ảnh hưởng đến huyết áp cao, khi nội mạc mạch máu giải phóng các yếu tố chống đông không đúng cách. Các rối loạn về nội mạc mạch máu có thể gây tổn thương các cơ quan và hình thành cục máu đông trong động mạch.

Nghiên cứu cho rằng rối loạn này nguy cơ cao ở người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao và người hút thuốc. Một loạt các biến chứng và các yếu tố hay lối sống có thể gây rối loạn chức năng nội mạc.

Các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội mạc mạch máu

Xơ vữa động mạch vành

Xơ vữa động mạch vành là một trong những hậu quả chính của rối loạn chức năng nội mạc mạch máu. Đó là sự tích tụ dần dần mảng xơ trên động mạch vành (mạch máu nuôi tim) theo thời gian.

Nghiên cứu cho rằng tổn thương nội mạc mạch máu là giai đoạn đầu tiên của xơ vữa động mạch vành. Thông thường, nguyên nhân chính là quá nhiều LDL (Cholesterol xấu) lưu thông trong máu, sử dụng thuốc lá hoặc huyết áp cao lâu ngày.

Tìm hiểu thêm: Cơ thể sẽ ra sao nếu thừa đường? Những nguy cơ tiềm ẩn có thể bạn chưa biết

Nội mạc mạch máu là gì? Các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội mạc mạch máu 3
Xơ vữa động mạch gây các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe

Bệnh động mạch ngoại biên

Nguyên nhân chính gây bệnh động mạch ngoại biên là hẹp tắc lòng mạch do lắng đọng mỡ và các chất khác trên thành mạch. Những chất lắng đọng này tạo nên mảng bám vào lớp nội mạc thành mạch tạo thành mảng xơ.

Khi nội mạc mạch máu bị tổn thương lâu dài, mảng xơ phát triển dần gây hẹp và gây tắc nghẽn dòng chảy trong mạch. Thêm vào đó, mảng bám làm tăng nguy cơ đông máu có thể ngăn chặn lưu lượng máu đến các cơ quan.

Các bệnh lý tim mạch

Triệu chứng chính của rối loạn nội mạc mạch máu là đau ngực, thường trở nên đau hơn khi hoạt động thể chất. Đó là lý do tại sao những người có nội mạc mạch máu bị tổn thương phải đối mặt với nguy cơ cao hơn:

  • Đau tim và suy tim;
  • Thiếu máu cơ tim;
  • Đột quỵ;
  • Chứng nghẽn mạch;
  • Cơ tim phì đại;
  • Cao huyết áp.

Một số bệnh lý khác

Rối loạn nội mạc mạch máu có thể gây một số biến chứng sức khỏe khác, làm tăng nguy cơ bệnh ung thư, bệnh truyền nhiễm,…

Làm thế nào để bảo vệ nội mạc mạch máu khỏe mạnh?

Có thể giữ các tế bào nội mô khỏe mạnh bằng cách giảm lượng gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do là các chất sinh ra từ quá trình chuyển hóa của cơ thể, oxi hóa các thành phần của tế bào, gây chết tế bào.

Chất chống oxy hóa là những chất bảo vệ cơ thể, đặc biệt là bảo vệ nội mạc mạch máu khỏi các gốc tự do. Vì vậy, nên ăn những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Những thực phẩm có thể tham khảo như: Gạo lức, cam, rau xanh đậm, bột yến mạch, cà chua, ngũ cốc nguyên hạt,…

Cần thay đổi chế độ ăn uống để giúp hấp thụ nhiều chất chống oxy hóa hơn. Nên bắt đầu với những thay đổi nhỏ, đơn giản trong bữa ăn mà có thể quản lý và kiểm soát được.

Nội mạc mạch máu là gì? Các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội mạc mạch máu 4

>>>>>Xem thêm: Chỉ số BMI nữ và khả năng dự báo nguy cơ sức khỏe

Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Một số yếu tố, lối sống và độc tố có thể gây ra nhiều gốc tự do hơn trong cơ thể. Cần tránh tiếp xúc nhiều với độc tố và cải thiện lối sống để giảm gốc tự do sinh ra, bao gồm:

  • Ô nhiễm không khí.
  • Một số loại hóa chất từ thuốc trừ sâu và chất tẩy rửa công nghiệp.
  • Ăn quá nhiều đường.
  • Không ngủ đủ giấc.
  • Béo phì.
  • Khói từ các sản phẩm thuốc lá.

Điều quan trọng là bạn cần có một chế độ tập thể dục lành mạnh để tăng cường sức khỏe của bạn. Như vậy giúp giữ cho trái tim và hệ tuần hoàn hoạt động tốt nhất, từ đó giữ cho nội mạc mạch máu khỏe mạnh.

Trên đây là những thông tin quan trọng về cấu tạo, chức năng cũng như các bệnh lý liên quan đến nội mạc mạch máu. Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết mang lại cho bạn thông tin bổ ích để phòng ngừa các bệnh liên quan. Chúc bạn đọc có thật nhiều sức khỏe!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Huyết họcBệnh về máu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *