Bạn đang đọc: Chỉ số BMI nữ và khả năng dự báo nguy cơ sức khỏe
Chỉ số BMI là chỉ số giúp ước tính lượng mỡ trong cơ thể dựa vào chiều cao và cân nặng. Chỉ số BMI nữ có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe sinh sản. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chỉ số BMI của nữ và khả năng dự báo nguy cơ sức khỏe qua bài viết dưới đây.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là tiêu chuẩn quốc tế được công nhận để phân loại trọng lượng cơ thể của người trưởng thành. Dù BMI không phải thước đo hoàn hảo nhưng vẫn còn hữu ích và có giá trị trong việc cảnh báo một số nguy cơ sức khỏe nói chung và sức khỏe phụ nữ nói riêng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chỉ số BMI nữ và khả năng dự báo nguy cơ sức khỏe qua bài viết dưới đây.
Chỉ số khối cơ thể là gì?
Chỉ số khối lượng cơ thể (Body mass index – BMI) là chỉ số giúp ước tính lượng mỡ trong cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng. BMI không thể đo trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể mà thay vào đó sử dụng một phương trình để đưa ra con số gần đúng. BMI có thể giúp xác định sơ bộ một người có cân nặng khỏe mạnh hay không (có thể thiếu cân hoặc béo phì).
BMI được tính bằng cách chia cân nặng (kg) của một người cho bình phương chiều cao (mét) của họ. Tuy sử dụng cùng một phương trình như nhau, nhưng kết quả chỉ số BMI của người lớn (từ 20 tuổi trở lên) và của trẻ em – thanh thiếu niên (từ 2 đến 19 tuổi) có các mốc khác nhau để theo dõi sự phát triển của mỗi lứa tuổi.
Bảng phân loại theo BMI |
|
BMI (kg/m2) |
|
Thiếu cân |
|
Giới hạn bình thường |
18.5 – 24.9 |
Thừa cân |
25.0 – 29.9 |
Béo phì độ 1 |
30.0 – 34.9 |
Béo phì độ 2 |
35.0 – 39.9 |
Béo phì độ 3 |
>40.0 |
BMI có thể giúp phần nào xác định lượng mỡ trong cơ thể nên cũng đánh giá được một phần các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, huyết áp cao, bệnh gan, tiểu đường…
Ý nghĩa của chỉ số BMI với nữ giới
Phụ nữ có nguy cơ béo phì cao hơn một chút (40%) so với nam giới (35%). Béo phì ảnh hưởng đến một số khía cạnh khác nhau của sức khỏe phụ nữ:
- Khả năng sinh sản: Phụ nữ béo phì có nhiều khả năng gặp vấn đề khi mang thai hơn những phụ nữ có cân nặng khỏe mạnh.
- Thay đổi nội tiết tố: Béo phì làm thay đổi mức độ hormone sinh sản của người phụ nữ.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): PCOS là hội chứng do rối loạn nội tiết tố phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ khoảng 15 đến 45 tuổi). Hầu hết các phụ nữ mắc PCOS có kèm theo béo phì.
- Nguy cơ mắc bệnh: Phụ nữ béo phì có nhiều khả năng mắc bệnh tim, tiểu đường và ung thư vú hơn phụ nữ không béo phì.
BMI của nữ và sức khỏe sinh sản
Béo phì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai và sinh nở. Bị béo phì trước khi mang thai hoặc tăng cân quá nhiều khi mang thai có nguy cơ sinh non và em bé lớn hơn tuổi thai. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề trong quá trình sinh nở cho mẹ và bé. Ngoài ra, còn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con sau này. Việc béo phì hay BMI cao cho thấy có nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý trong quá trình thai nghén:
- Tăng huyết áp thai kỳ: Là tình trạng huyết áp cao bắt đầu trong nửa sau thai kỳ.
- Tiền sản giật là sự kết hợp giữa huyết áp cao khi mang thai với tình trạng protein niệu. Tiền sản giật có thể dẫn đến nhiều biến chứng như tràn dịch màng phổi, màng tim, phù não và sản giật… gây nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con.
- Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở xảy ra trong giấc ngủ. Điều này làm gián đoạn nhịp điệu sinh học của não, thiếu oxy não gây mệt mỏi khi thức giấc, thậm chí là tử vong nếu nghiêm trọng và không được điều trị.
Chỉ số BMI nữ và khả năng dự báo nguy cơ sức khỏe
Chỉ số BMI thường được sử dụng như một phương tiện tương quan giữa cân nặng, chiều cao và lượng mỡ của cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy ở những người trưởng thành thừa cân, thiếu cân và béo phì phân loại của BMI đều có tỷ lệ tử vong cao hơn những người có BMI trong giới hạn bình thường.
Công thức tính BMI dễ sử dụng nhưng lại hạn chế về mức độ chính xác và sự thích hợp của dữ liệu thu được. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng BMI không phải là thước đo thích hợp nhất để đánh giá nguy cơ đau tim, đột quỵ hay tử vong. Thước đo tốt hơn được tìm thấy là: Tỷ lệ vòng eo/tử cung và tỷ lệ eo – hông.
Tỷ lệ vòng eo trên chiều cao (WHtR hoặc WSR)
Tỷ lệ vòng eo trên chiều cao được định nghĩa là chu vi vòng eo chia cho chiều cao của họ (cả 2 phải được đo bằng cùng một đơn vị). WHtR là thước đo sự phân bố mỡ trong cơ thể. Tỷ lệ này được sử dụng như một yếu tố dự báo bệnh tim mạch liên quan đến béo phì. Giá trị WHtR cao cho thấy nguy cơ mắc các bệnh tim mạch liên quan đến béo phì cao hơn vì đại diện cho tình trạng nhiều mỡ ở vị trí trung tâm có hại (nội tạng, bụng).
Giá trị ranh giới đầu tiên của WHtR đánh dấu việc có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm với sức khỏe. WHtR không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ mắc bệnh mà còn có mối quan hệ rõ ràng hơn với tỷ lệ tử vong so với BMI. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngay cả trong phạm vi bình thường, nhiều người trưởng thành vẫn có WHtR > 0.5. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và tỷ lệ tử vong tăng lên ở những đối tượng này.
Tìm hiểu thêm: Cây nàng hai là gì? Tác dụng của cây nàng hai?
Tỷ lệ eo – hông (WHR)
Tỷ lệ eo – hông (WHR) là tỷ lệ giữa chu vi eo và chu vi hông. Giá trị này được tính bằng cách lấy số đo vòng eo chia cho số đo vòng hông. Ví dụ: Một người có vòng eo 80cm và hông 100cm có WHR khoảng 0.8.
WHR đã được sử dụng như một chỉ số hoặc thước đo về sức khỏe, khả năng sinh sản và nguy cơ phát triển các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Theo WHO, béo phì vùng bụng được định nghĩa là tỷ lệ eo – hông > 0.90 đối với nam và > 0.85 đối với nữ hoặc chỉ số BMI > 30.0.
NIDDK tuyên bố rằng “mức độ cholesterol toàn phần thường cao hơn ở những người bị béo bụng chiếm ưu thế, được định nghĩa là tỷ lệ chu vi vòng eo/hông ≥ 0.8 đối với phụ nữ và ≥ đối với nam giới”.
WHR được cho là yếu tố dự báo tỷ lệ tử vong ở người lớn tuổi (>75 tuổi) hiệu quả hơn so với BMI. Tuy nhiên chỉ số WHR có thể kém chính xác hơn ở những người có chỉ số BMI ≥ 35.0 do tăng mỡ bụng nhiều hơn hoặc giảm khối cơ xung quanh hông.
Cách cải thiện chỉ số BMI
Nguyên tắc cơ bản để duy trì cân nặng khỏe mạnh là tiêu thụ lượng calo bằng hoặc ít hơn một chút so với lượng calo tiêu thụ cùng với việc tập thể dục thường xuyên.
Kiểm soát lượng calo nạp vào là bước đầu tiên để giảm cân. Để bắt đầu, hãy tính xem bạn hiện đang tiêu thụ bao nhiêu calo từ thức ăn bằng công cụ theo dõi trực tuyến. Theo hướng dẫn của NHS, hãy cân nhắc giảm lượng calo tiêu thụ hàng ngày khoảng 600 calo để giảm cân một cách an toàn. Không nên giảm cân bằng cách ăn kiêng cấp tốc do chế độ này hạn chế nghiêm trọng lượng calo hoặc loại bỏ toàn bộ nhiều nhóm thực phẩm, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, khoáng, vitamin, nước…
Thực phẩm giàu chất xơ như ra, ngũ cốc nguyên cám, trái cây giúp no lâu hơn, kiểm soát cơn thèm ăn của bạn. Do đó, điều này có thể giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát cân nặng. Đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể bằng cách tham gia các bài tập như cardio, HIIT, đi bộ nhanh hoặc nhảy dây.
>>>>>Xem thêm: Sử dụng organic protein có giảm cân không?
Bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã mang đến cho các bạn đọc nhiều thông tin liên quan đến chỉ số BMI nữ và khả năng dự báo nguy cơ sức khỏe. Từ đó, giúp mọi người có thể phòng tránh sớm các bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe.
Xem thêm:
- Tuổi chuyển hóa là gì? Tầm quan trọng của tuổi chuyển hóa trong sức khỏe
- Chỉ số BMI trẻ em có khác biệt gì so với người lớn?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:BmiCơ thể chuẩnBéo phì