Những thông tin bạn cần nên biết về xương nhân tạo trong nha khoa

Những thông tin bạn cần nên biết về xương nhân tạo trong nha khoa

Ngày nay các căn bệnh về xương thường gây ảnh hưởng và để lại nhiều di chứng tác động đến đời sống hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, chắc hẳn bạn vẫn chưa biết đến phương pháp phẫu thuật thay xương nhân tạo, phương pháp này đã góp phần làm thay đổi cuộc đời của nhiều người bệnh.

Bạn đang đọc: Những thông tin bạn cần nên biết về xương nhân tạo trong nha khoa

Y học hiện nay không còn quá xa lạ với các bộ phận từ đơn giản đến phức tạo được con người hỗ trợ tạo ra như mạch máu nhân tạo, da nhân tạo,… Trong đó, xương nhân tạo có thể là một mảng nghiên cứu tốn khá nhiều tiền bạc, trí tuệ và công sức của giới nghiên cứu.

Các loại xương phổ biến hiện nay

Khi thực hiện cấy ghép implant, có hai loại ghép xương chính được sử dụng. Loại đầu tiên là xương tự thân, được lấy từ cơ thể bệnh nhân, thường từ vùng phía trước cằm, góc hàm. Trong những trường hợp thiếu xương nhiều, xương tự thân có thể được bác sĩ lấy từ các vùng như xương chậu, xương mác ở cẳng chân và thậm chí xương sọ.

Loại thứ hai là xương nhân tạo, được phát triển để tránh những vấn đề xấu của xương tự thân. Xương nhân tạo có thể được phân thành ba loại chính là xương đồng chủng (cùng loài), xương dị chủng (khác loài) và xương tổng hợp từ các hợp chất gần giống khung xương.

Việc cân nhắc lựa chọn xương tự thân và xương nhân tạo phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, mức độ thiếu hụt xương và mục tiêu cấy ghép của người bệnh.

Ghép xương nhân tạo có bắt buộc không?

Các chuyên gia nha khoa cho biết rằng kỹ thuật cấy ghép xương nhân tạo không phải là bắt buộc khi thực hiện trồng răng Implant. Phương pháp này chỉ được áp dụng trong những trường hợp cụ thể, đặc biệt là khi xương hàm của bệnh nhân đã mất răng lâu ngày, bị tiêu xương, không đủ điều kiện về số lượng và chất lượng để tiến hành cấy ghép Implant.

Kỹ thuật ghép xương nhân tạo thường kết hợp với cấy ghép màng xương để hỗ trợ quá trình ghép xương hàm diễn ra an toàn và giúp xương nhanh chóng thích hợp với cơ thể.

Những thông tin bạn cần nên biết về xương nhân tạo trong nha khoa

Cấy ghép xương không bắt buộc khi thực hiện trồng răng implant

Ngoài những trường hợp mất răng lâu ngày và tiêu xương, kỹ thuật ghép xương hàm cũng được thực hiện đối với những người cần cải thiện cấu trúc hàm. Thông thường người bệnh sẽ thực hiện ghép xương nhân tạo đối với tình trạng như chấn thương do va đập gây vỡ bản xương mặt ngoài, răng mắc bệnh u, nang xương hàm, viêm quanh răng làm xương tiêu nhiều, thiếu răng hoặc hàm hẹp bẩm sinh. Quá trình này giúp làm cân đối gương mặt và tránh tình trạng răng kế cận bị xô lệch vào khoảng trống mất răng, ảnh hưởng đến khớp cắn.

Ưu và nhược điểm của phương pháp ghép xương nhân tạo

Ưu điểm

Kỹ thuật ghép xương nhân tạo mang lại những lợi ích nổi trội cho người mất răng như:

  • Ghép xương giúp trụ Titanium chắc chắn kết nối với xương hàm, tái tạo cấu trúc xương hàm và bảo tồn xương cũng như các răng thật.
  • Quy trình này không chỉ duy trì sự tươi trẻ của khuôn mặt mà còn ngăn chặn hiện tượng tiêu xương hàm.
  • Người bệnh không cần thực hiện phẫu thuật phức tạp, đồng thời giảm thiểu rủi ro của các biến chứng có thể xảy ra.

Nhược điểm

Về bản chất, xương nhân tạo không có khả năng tái tạo tự nhiên như xương tự thân. Xương nhân tạo chỉ đóng vai trò như một bộ khung để tạo điều kiện cho tế bào tạo xương từ cơ thể di chuyển đến và hình thành xương xung quanh vùng ghép. Do đó, thời gian thực hiện cho quá trình xương và implant thường lâu hơn.

Tìm hiểu thêm: Huyệt trung chủ là huyệt gì? Tác dụng khi bấm huyệt trung chữ

Những thông tin bạn cần nên biết về xương nhân tạo trong nha khoa
Xương nhân tạo cần một khoảng thời gian để thích ứng với cơ thể

Nếu xương ghép không đến từ cơ thể của bệnh nhân, chúng sẽ có nguy cơ không thích hợp và rất dễ bị đào thải. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chất lượng xương ghép và tỷ lệ thành công khi sử dụng xương nhân tạo ngày càng được cải thiện, với tỷ lệ thành công thường cao hơn 90%.

Chi phí thực hiện cấy ghép xương nhân tạo

Chi phí cấy ghép xương nhân tạo có đắt không là một thắc mắc phổ biến và quan trọng đối với nhiều người. Để trả lời câu hỏi này, bạn cần nắm rõ rằng chi phí cấy ghép xương hàm không quá cao, đặc biệt là khi sử dụng các tiện ích và vật liệu hiện đại.

Dưới sự hỗ trợ của máy móc kỹ thuật hiện đại và sử dụng lượng xương nhân tạo, giá cấy ghép xương răng đã giảm đáng kể so với trước đây. Chi phí này thường dao động khoảng 10.000.000 đồng/ca trong quá trình cấy ghép Implant. Tuy nhiên, đối với những trường hợp tiêu xương nặng và cần cấy ghép khối lượng xương lớn, chi phí có thể nâng lên đến 70.000.000 – 80.000.000 đồng/ca.

Do đó trước khi thực hiện cấy ghép, người bệnh cần nên tìm hiểu kỹ các địa điểm nha khoa trồng răng Implant uy tín và được cấp phép. Điều này giúp đảm bảo rằng quá trình cấy ghép xương răng được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả..

Những thông tin bạn cần nên biết về xương nhân tạo trong nha khoa

>>>>>Xem thêm: U tuyến giáp ác tính có chữa được không? Điều trị u tuyến giáp ác tính như thế nào?

Chi phí thực hiện cấy ghép xương nhân tạo trong nha khoa khá đắt đỏ

Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần lưu ý rằng những trường hợp nếu điều trị tại các cơ sở nha khoa kém chất lượng, có thể gặp phải các vấn đề như viêm sưng, nhiễm trùng, nguy cơ đào thải, kích ứng,… Do đó, việc chọn lựa địa chỉ nha khoa có uy tín là rất quan trọng nhằm tránh những rủi ro không mong muốn.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về những thông tin bạn cần nên biết về xương nhân tạo trong nha khoa. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích khi cân nhắc thực hiện quá trình cấy ghép xương này nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *