Những loại co giật thường gặp nhất và nguyên nhân chính gây ra bệnh

Những loại co giật thường gặp nhất và nguyên nhân chính gây ra bệnh

Để đối phó với bệnh co giật hiệu quả, việc hiểu rõ các loại co giật và nguyên nhân gây ra chúng là điều vô cùng quan trọng. Mỗi loại co giật có đặc điểm riêng và đòi hỏi phương pháp điều trị khác nhau. Bài viết sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này nhé.

Bạn đang đọc: Những loại co giật thường gặp nhất và nguyên nhân chính gây ra bệnh

Co giật là một bệnh lý thần kinh phức tạp mà nhiều người trên khắp thế giới đang phải đối mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về các loại co giật và nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Co giật là bệnh gì?

Co giật là hiện tượng xuất hiện hàng loạt các triệu chứng co giật đặc trưng bất thường, xảy ra do sự hoạt động đồng thời hoặc quá mức của các tế bào thần kinh. Các trường hợp co giật được chẩn đoán dựa trên các đặc điểm sau:

  • Tồn tại ít nhất 2 cơn co giật trong vòng 24 giờ mà xuất hiện một cách đột ngột.
  • Cơn co giật ban đầu không có dấu hiệu cảnh báo trước và các cơn co giật sau có khả năng tái phát với các triệu chứng tương tự, thường xảy ra trong khoảng thời gian 10 năm.

Trong thực tế, các triệu chứng của co giật đặc biệt là co giật động kinh, thường gây nhầm lẫn với tình trạng bất tỉnh của bệnh nhân. Điều này xảy ra đặc biệt khi bệnh nhân trải qua tình trạng bất tỉnh phế vị – mạch, có xu hướng kèm theo co giật và co rút, trong khi co giật co cứng thường đi kèm với sự co cứng của các cơ bắp.

Hơn nữa, bệnh nhân mắc các loại co giật có thể đối mặt với nguy cơ mất kiểm soát về ruột và bàng quang hoặc sự lú lẫn sau cơn co giật, tạo ra những triệu chứng bổ sung, trong khi tình trạng bất tỉnh ít có những biểu hiện này. Để quản lý hiệu quả các trường hợp co giật, việc xác định và phân biệt giữa các loại co giật thường gặp trong thực tế lâm sàng là rất quan trọng.

Những loại co giật thường gặp nhất và nguyên nhân chính gây ra bệnh

Co giật là một bệnh lý thần kinh phức tạp ảnh hưởng tới nhiều người

Các loại co giật thường gặp

Dưới đây là các loại co giật phổ biến mà bạn nên biết:

Co giật động kinh

Co giật động kinh là một trong các loại co giật cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Trong trường hợp này, cơn động kinh kéo dài trong thời gian nhiều hơn 5 phút và người bệnh không thể khôi phục lại ý thức sau mỗi cơn co giật.

Việc nhận biết và can thiệp kịp thời đối với co giật động kinh là cực kỳ quan trọng để ngăn chặn các biến chứng tiềm năng liên quan đến sự tổn thương não, đặc biệt là tình trạng suy giảm ý thức của bệnh nhân.

Co giật do sốt ở trẻ nhỏ

Co giật sốt là một trong các loại co giật phổ biến ở trẻ em và trẻ sơ sinh, thường xảy ra trong độ tuổi từ 3 tháng đến 5 tuổi, đặc biệt khi trẻ có sốt cao mà không liên quan đến viêm nhiễm nội sọ.

Nguyên nhân gây ra sốt co giật ở trẻ em đa dạng, có thể xuất phát từ vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc thậm chí sau khi tiêm chủng vắc-xin.

Để chẩn đoán co giật do sốt và phân biệt nó với các tình trạng như viêm màng não hay viêm não thì thường cần tiến hành việc thâm nhập dịch tủy sống. May mắn là co giật sốt thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng và thường tự giải quyết sau một thời gian cố định.

Những loại co giật thường gặp nhất và nguyên nhân chính gây ra bệnh

Trẻ em rất dễ bị co giật do sốt

Co giật toàn thể ở trẻ nhỏ

Co giật toàn thể ở trẻ em là hiện tượng động kinh tái phát, có nhiều yếu tố nguy cơ có liên quan, bao gồm yếu tố tiền sử bệnh trong gia đình đặc biệt là co giật do sốt, rối loạn chuyển hóa thần kinh, chu sinh không bình thường, tổn thương và bất thường trong hệ thần kinh trung ương.

Để chẩn đoán co giật toàn thể ở trẻ em cũng như các loại co giật khác thì thường sử dụng xét nghiệm chuẩn vàng bao gồm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ não, xét nghiệm EEG.

Phương pháp điều trị co giật toàn thể ở trẻ em sẽ là điều chỉnh lối sống cùng chế độ ăn uống lành mạnh để tạo ra ketone hoặc kích thích các dây thần kinh phế vị, sử dụng thuốc chống co giật chuyên dụng.

Co giật trẻ nhũ nhi

Co giật trẻ nhũ nhi một tình trạng động kinh xảy ra ở trẻ sơ sinh, có nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng. Giống như co giật toàn thể ở trẻ em, việc xét nghiệm EEG sẽ hữu ích trong quá trình chẩn đoán căn bệnh này.

Khi cơn co giật trẻ nhũ nhi xảy ra, kết quả EEG thường phản ánh một mẫu loạn nhịp đặc trưng. Phương pháp điều trị co giật trẻ nhũ nhi bao gồm sử dụng hormone như corticosteroid acth hoặc vigabatrin.

Co giật toàn thể ở người lớn

Nói về các loại co giật thì không thể bỏ qua co giật toàn thể ở người lớn. Đây là một trạng thái đặc biệt, thường đi kèm với mất ý thức và co cứng tất cả các phần của cơ thể, đặc biệt là việc xuất hiện nhiều cơn co giật liên tiếp. Bệnh có khả năng tự khỏi trong một số trường hợp mà không cần can thiệp xử lý.

Trong quá trình xét nghiệm EEG ghi lại hoạt động điện não đồ của những người mắc chứng co giật người lớn, chúng ta thường thấy sự xuất hiện của biểu hiện động kinh ở cả hai bán cầu não, bao gồm bán cầu não phải và bán cầu não trái.

Phương pháp điều trị hiệu quả cho những trường hợp co giật toàn thể ở người lớn là sử dụng thuốc chống động kinh.

Tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị Mycoplasma: Những điều cần biết để đối phó với bệnh

Những loại co giật thường gặp nhất và nguyên nhân chính gây ra bệnh
Co giật toàn thể ở người lớn là một trong các loại co giật phổ biến

Co giật cục bộ

Co giật cục bộ là loại co giật diễn ra tại một vị trí cụ thể trong não bộ, được thể hiện qua hình ảnh EEG ghi lại hoạt động điện cục bộ tại vị trí khởi phát co giật. Trên thực tế, co giật cục bộ thường xuất hiện tại vùng thùy thái dương của não nhưng cũng có khả năng xuất hiện ở một số vùng khác của não.

Triệu chứng của co giật cục bộ đa dạng, bao gồm cả trường hợp bệnh nhân vẫn duy trì tình trạng ý thức trong cơn co giật cục bộ (co giật cục bộ có ý thức) và trường hợp mất trí nhớ hoặc suy giảm ý thức trong cơn co giật cục bộ (co giật cục bộ ý thức suy giảm).

Cơn co giật cục bộ có thể là nguyên nhân dẫn đến co giật toàn thể thứ phát và thường được điều trị bằng thuốc chống động kinh.

Động kinh vắng ý thức

Đây là tình trạng xảy ra khi hoạt động và phản ứng của cơ thể đột ngột bị gián đoạn, thường đi kèm với triệu chứng không thể hiện trạng thái tiền triệu và nhìn chăm chú vào vật gì đó. Mỗi cơn co giật vắng ý thức thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 giây và có thể tái phát nhiều lần trong một ngày. Biểu hiện của tình trạng này bao gồm méo môi, trợn ngược mắt, chớp mắt, cử động tay lặp đi lặp lại, di chuyển cơ thể theo hình vòng tròn cùng nhiều biểu hiện mất ý thức khác.

Động kinh vắng ý thức sẽ trở nên nặng hơn khi có ánh sáng hoặc sự gia tăng thông khí. Bệnh xảy ra nhiều ở trẻ em, thanh thiếu niên, giảm đi theo thời gian khi người bệnh trưởng thành. Để điều trị co giật vắng ý thức người bệnh sẽ sử dụng thuốc chống động kinh nhưng người bệnh cần lưu ý có những trường hợp bị kháng trị hoặc gây ra sự chậm phát triển về tâm thần cho bệnh nhân.

Những loại co giật thường gặp nhất và nguyên nhân chính gây ra bệnh

>>>>>Xem thêm: Giãn đại tràng bẩm sinh ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Co giật vắng ý thức thường được điều trị bằng thuốc chống động kinh

Cách xử trí khi bị co giật

Nếu ai đó ở gần bạn bị co giật, đây là những việc bạn nên làm:

  • Ở lại với họ trong suốt cơn co giật cho đến khi nó kết thúc.
  • Đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên.
  • Không nên giữ và đè người bệnh xuống, để các cơn co giật tự nhiên hoàn tất diễn tiến.
  • Không cho bất cứ thứ gì vào miệng người đang co giật.
  • Chú ý cơn động kinh kéo dài bao lâu và theo dõi nhịp thở của bệnh nhân để có thể báo cho bác sĩ hoặc người ứng cứu khẩn cấp của người đó.

Như vậy bài viết trên Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ tới bạn đọc về những các loại co giật phổ biến nhất. Có nhiều loại co giật khác nhau và người bệnh cần phải phân biệt rõ ràng, chính xác để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *