Những điều cần biết về hội chứng thiếu máu chi

Những điều cần biết về hội chứng thiếu máu chi

Hội chứng thiếu máu chi là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh động mạch ngoại biên. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sống, tăng nguy cơ phải cắt cụt chi hay thậm chí là tử vong. Dưới đây là những thông thông tin quan trọng bạn có thể tham khảo về hội chứng này.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về hội chứng thiếu máu chi

Hội chứng thiếu máu chi là gì? Đây có phải là căn bệnh đe dọa đến tính mạng của người bệnh hay không? Cùng tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn và nhận biết các triệu chứng của căn bệnh này.

Hội chứng thiếu máu chi là bệnh gì?

Hội chứng thiếu máu chi là kết quả của nhiều bệnh khác nhau gây hẹp hoặc tắc các động mạch cấp máu cho chi. Theo mức độ và tiến triển của tình trạng thiếu máu chi, bệnh có thể được chia thành: Hội chứng thiếu máu chi cấp tính, mãn tính và bán cấp tính. Thiếu máu chi là trường hợp cấp cứu phẫu thuật mạch máu phổ biến nhất, với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 15 người trên 100.000 người mỗi năm. Tỷ lệ mắc bệnh tăng theo độ tuổi và ảnh hưởng ở 2 giới như nhau.

Những điều cần biết về hội chứng thiếu máu chi

Hội chứng thiếu máu chi là bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị ngay khi phát hiện

Hội chứng thiếu máu chi cấp tính chỉ xảy ra khi quá trình lưu thông máu bình thường ở các động mạch lớn cung cấp máu cho chi dưới bị cắt đứt đột ngột, dẫn đến thiếu máu cấp tính ở chi dưới. Vì vậy, thiếu máu chi cấp tính thường rất nặng và tiến triển nhanh nên được ưu tiên điều trị hàng đầu trong cấp cứu ngoai khoa. Các tình trạng phổ biến nhất được thấy trong cấp cứu bao gồm: Chấn thương động mạch, tắc động mạch,…

Phân loại hội chứng thiếu máu chi

Hội chứng thiếu máu chi cấp tính

Hội chứng này xảy ra khi lưu lượng máu tới các động mạch lớn cung cấp máu cho các chi đột ngột dừng lại, gây thiếu máu cấp tính ở chi dưới. Thiếu máu cấp tính thường tiến triển rất nhanh và nghiêm trọng, cần ưu tiên điều trị bằng phẫu thuật.

Nguyên nhân phổ biến nhất có thể là do cục máu đông hoặc vật lạ di chuyển đến động mạch từ vị trí khác khiến động mạch bị tắc nghẽn. Ngoài ra, còn do huyết khối hình thành ở động mạch các chi, tuy nhiên tình trạng này rất hiếm và thường xảy ra ở một động mạch.

Hội chứng thiếu máu chi bán cấp tính

Đây là một loại thiếu máu chi hiếm gặp, nằm giữa hội chứng thiếu máu chi cấp tính và mãn tính. Nó thường biểu hiện dưới dạng tình trạng thiếu máu cấp tính trên nền thiếu máu mãn tính. Ví dụ như tắc nghẽn động mạch cấp tính, hẹp động mạch do mảng xơ vữa động mạch,…

Những điều cần biết về hội chứng thiếu máu chi

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây ra thiếu máu chi

Hội chứng thiếu máu chi mãn tính

Hội chứng thiếu máu chi mãn tính không giống như tình trạng cấp tính, bệnh phát triển dần dần và âm thầm. Ban đầu, động mạch thu hẹp lại, theo thời gian sẽ bị tắc nghẽn hoàn toàn nên hệ tuần hoàn vẫn còn đủ thời gian để bù đắp lượng thiếu máu.

Nguyên nhân phổ biến nhất là sự hình thành mảng xơ vữa động mạch. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân như: Nghiện thuốc lá, do căng thẳng, có tiền sử xơ vữa động mạch, do thừa cân hoặc béo phì, do rối loạn chuyển hóa lipid, ngồi quá nhiều, mắc bệnh tiểu đường hay do tăng huyết áp, mắc bệnh gout,…

Triệu chứng nhận biết hội chứng thiếu máu chi

Các triệu chứng thiếu máu chi có thể xuất hiện trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Nhận biết tình trạng này là rất quan trọng để sớm điều trị và tăng cơ hội bảo tồn chi. Các triệu chứng chính của hội chứng thiếu máu chi được gọi là “sáu chữ P” và bao gồm:

  • Pain (Nỗi đau): Đau dữ dội cả khi nằm xuống, phù nề nghiêm trọng đến mức chạm vào da cũng gây khó chịu.
  • Pulselessness or pulse deficit (Mất mạch): Mất mạch ở chi bị ảnh hưởng, không có cảm giác mạch đập ở chân hoặc bàn chân.
  • Pallor (Xanh xao): Do thiếu lưu lượng máu, da ở chi bị ảnh hưởng trở nên nhợt nhạt.
  • Poikilothermia (Lạnh bên chi tắc mạch): Lạnh ở chi bị ảnh hưởng. Các chi sẽ mất khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ và sẽ có nhiệt độ giống như nhiệt độ xung quanh.
  • Paresthesia (Dị cảm): Cảm giác châm chích và tê ở chi bị ảnh hưởng, thường được mô tả là cảm giác như kim châm.
  • Paralysis (Tê liệt): Không có khả năng cử động chi bị ảnh hưởng. Chứng hoại tử có thể phát triển ở giai đoạn sau của thiếu máu cục bộ chi.

Sáu chữ P đã được sử dụng như một cách để ghi nhớ biểu hiện của bệnh nhân bị thiếu máu chi. Tuy nhiên, không phải tất cả những biểu hiện này sẽ hiện diện ở tất cả các bệnh nhân. Một số triệu chứng khác có thể gặp như cơn đột quỵ, đau bắp chân hoặc vùng mông, đùi tái đi tái lại nhưng sẽ biến mất sau khi nghỉ ngơi.

Tìm hiểu thêm: Cấy máu – Xét nghiệm xác định tình trạng nhiễm khuẩn huyết

Những điều cần biết về hội chứng thiếu máu chi
Thăm khám chẩn đoán hội chứng thiếu máu chi

Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X-quang, siêu âm doppler, chụp động mạch để xác định mức độ tắc mạch, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính động mạch,…

Điều trị hội chứng thiếu máu chi

Điều trị hội chứng thiếu máu chi cấp tính

Bệnh nhân cần phải phẫu thuật để loại bỏ dị vật và phục hồi tuần hoàn cho động mạch. Nếu có dấu hiệu thiếu máu không thể hồi phục hoàn toàn như cứng cơ, phồng rộp, chân tay tím đen có dấu hiệu hoại tử,… thì phải cắt cụt chi.

Điều trị hội chứng thiếu máu mãn tính

Khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng của hội chứng thiếu máu chi mãn tính, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm xét nghiệm để giúp chẩn đoán vị trí và mức độ tổn thương động mạch. Điều trị nội khoa được áp dụng cho tình trạng thiếu máu mãn tính:

  • Cần hạn chế các yếu tố nguy cơ để giảm sự tiến triển của mảng xơ vữa động mạch;
  • Người bệnh không nên chạm vào vật nóng để tránh nhiễm trùng bàn chân;
  • Thuốc có thể dùng để điều trị như thuốc giãn mạch, thuốc giảm đông máu, thuốc ức chế thần kinh giao cảm;
  • Hạn chế hoặc không nên sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch;
  • Các phương pháp điều trị nội mạch như nong mạch;
  • Ngoài ra, trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật động mạch.

Những điều cần biết về hội chứng thiếu máu chi

>>>>>Xem thêm: Tuyến vú phụ ở nách là gì? Biểu hiện của tuyến vú phụ

Điều trị hội chứng thiếu máu chi bằng thuốc

Cuối cùng, cần có các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về hội chứng thiếu máu chi. Nếu bạn hay những người thân của bạn có những dấu hiệu cảnh báo hội chứng thiếu máu chi thì hãy đến bệnh viện thăm khám để được điều trị ngay lập tức. Càng được điều trị sớm thì khả năng cứu được chi của chúng ta càng cao. Hội chứng thiếu máu chi nếu để lâu không chữa trị sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí bác sĩ phải chỉ định cắt chi nếu tình trạng hoại tử xảy ra.

Xem thêm:

  • Hội chứng Zinner: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
  • Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số là gì?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *