Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và biến chứng không phải ai cũng biết

Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và biến chứng không phải ai cũng biết

Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ không chỉ là giúp chủ động ngăn chặn các biến chứng do đột quỵ gây ra mà còn giúp người bệnh được cấp cứu kịp thời, không bị lỡ “thời điểm vàng”.

Bạn đang đọc: Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và biến chứng không phải ai cũng biết

Theo thống kê của tổ chức WHO, trên thế giới, mỗi năm có hơn 13 triệu người bị đột quỵ, 5,5 triệu người tử vong do đột quỵ. Tại Việt Nam, số người bị đột quỵ hằng năm trên 200.000 người, trong đó có khoảng 100.000 người sống với các di chứng về vận động và thần kinh.

Người có nguy cơ bị đột quỵ nếu được phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo và được xử trí kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện các di chứng nguy hiểm.

Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Để nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ của bản thân hoặc người thân, chúng ta có thể áp dụng quy tắc FAST. Quy tắc FAST cụ thể như sau:

  • F (face – khuôn mặt): Một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ đó là khuôn mặt bị mất cân đối. Người bệnh sẽ thấy một bên mặt bị chảy xệ, cười méo, không được cân. Dấu hiệu này có thể quan sát thông qua hành động soi gương.
  • A (arm – cánh tay): Người bị đột quỵ sẽ khó hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Để kiểm tra dấu hiệu này, người nhà hãy bảo bệnh nhân giơ 2 tay lên đồng thời, nếu không thể nâng tay qua đầu cùng lúc thì có khả năng người đó bị đột quỵ.
  • S (speech – giọng nói): Một dấu hiệu cảnh báo khác của đột quỵ đó là giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, nói dính chữ. Bạn hãy thử tự kiểm tra bản thân hoặc người thân bằng cách nói những câu đơn giản. Trường hợp không thể nhắc lại được thì đó là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.
  • T (time – thời gian): Nếu bản thân hoặc người thân xuất hiện những triệu chứng ở trên thì rất có thể đã bị đột quỵ. Hãy gọi cấp cứu hoặc đến cơ sở y tế gần nhà càng sớm càng tốt để giảm tỷ lệ thương tổn não và tăng khả năng phục hồi.

Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và biến chứng không phải ai cũng biết

Đau đầu dữ dội là một trong những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Ngoài ra, đột quỵ cũng có thể làm xuất hiện một số dấu hiệu như nhức đầu đột ngột hoặc chóng mặt, mất thị lực đột ngột,…

Đột quỵ gây ra những di chứng gì?

Đột quỵ thường làm xuất hiện nhiều di chứng nguy hiểm. Tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh và nguyên nhân gây ra đột quỵ cũng như thời gian người bệnh được cấp cứu mà các di chứng để lại cũng sẽ có sự khác biệt. Dưới đây là một số di chứng phổ biến, bao gồm:

Phù não

Một trong những di chứng nặng nề và nguy hiểm nhất của đột quỵ là phù não. Biến chứng này gây ra tình trạng não bị sưng phù bên trong hộp sọ, gây ảnh hưởng tới oxy và máu lên não. Từ đó gây ra tình trạng tụt não, khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng.

Viêm phổi

Người bệnh đột quỵ thường phải nằm lâu một chỗ và xuất hiện hiện tượng nuốt sặc. Chính những điều này làm tăng nguy cơ bị viêm phổi và biểu hiện bằng các dấu hiệu như khó thở, ho đờm, sốt, ớn lạnh,…

Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và biến chứng không phải ai cũng biết

Người bệnh đột quỵ có nguy cơ cao bị viêm phổi

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Sau khi bị đột quỵ, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiết niệu do bị khó tiểu hoặc phải đặt sonde tiểu. Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh sẽ xuất hiệu những triệu chứng như nước tiểu đục, tiểu ra máu, đau hoặc rát khi đi tiểu, đau bụng dưới, chuột rút vùng bụng dưới.

Động kinh

Động kinh cũng là một trong những di chứng xuất hiện sau khi bị đột quỵ. Theo các chuyên gia, đột quỵ làm các tế bào não bị tổn thương và gây ra tình trạng co giật, động kinh. Khi xuất hiện các cơn co giật, người bệnh sẽ bị thiếu oxy và khiến não bị tổn thương ngày một nặng hơn.

Khó nuốt

Bên cạnh những biến chứng trên, người bệnh đột quỵ còn gặp phải tình trạng khó nuốt khi ăn hoặc bị kẹt thức ăn trong cổ họng, khó nhai, khó thở khi nuốt, trào ngược dạ dày,… Bởi vậy, bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh đột quỵ nên sử dụng các thức ăn lỏng như cháo, soup, nước canh.

Tìm hiểu thêm: Khám ngọng cho trẻ ở đâu tại Thành phố Hồ Chí Minh?

Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và biến chứng không phải ai cũng biết
Người bệnh đột quỵ chỉ nên sử dụng những thức ăn lỏng

Ngoài ra, người bị đột quỵ còn xuất hiện các di chứng nguy hiểm khác như co cứng chi gây đau đớn và mất khả năng vận động; huyết khối tĩnh mạch sâu làm tăng nguy cơ bị nhồi máu phổi, nhồi máu cơ tim hoặc tái phát nhồi máu cơ tim; khó giao tiếp; trầm cảm;…

Làm thế nào để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ?

Một trong những phương pháp phát hiện sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ được nhiều người bệnh tin tưởng là sử dụng máy đo huyết áp cổ tay tự động AND UB-525 AFIB. Đây là thiết bị được trang bị các tính năng cần thiết để theo dõi huyết áp, kết hợp với công nghệ AFIB có khả năng tầm soát rung nhĩ và cảnh báo nguy cơ đột quỵ.

Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và biến chứng không phải ai cũng biết

>>>>>Xem thêm: Trầm cảm gây mất ngủ như thế nào? Biện pháp cải thiện mất ngủ do trầm cảm gây ra

Máy đo huyết áp cổ tay tự động AND UB-525 AFIB có thiết kế hiện đại và dễ sử dụng

Khi sử dụng máy đo huyết áp cổ tay tự động AND UB-525 AFIB, mọi người sẽ nắm bắt được những bất thường về huyết áp và tim mạch như huyết áp tăng quá mức, rối loạn nhịp tim bất thường. Qua đó, giúp phát hiện sớm và có thể xử lý kịp thời, tránh trường hợp bị đột quỵ.

Về mặt thiết kế, máy đo huyết áp cổ tay tự động AND UB-525 AFIB được thiết kế hiện đại với màn hình LCD lớn hiển thị đầy đủ các chỉ số về huyết áp, nhịp tim, giúp người sử dụng (kể cả người lớn tuổi) đều có thể dễ dàng nắm bắt.

Đột quỵ là tình trạng nguy hiểm với các di chứng theo người bệnh suốt đời. Càng sớm phát hiện các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, người bệnh sẽ được điều trị kịp thời và hạn chế các biến chứng nặng có thể xảy ra. Nhà thuốc Long Châu hy vọng rằng những thông tin về dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và biến chứng được chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp ích được cho mọi người.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *