Nhận biết dấu hiệu suy tim từ huyết áp giảm

Nhận biết dấu hiệu suy tim từ huyết áp giảm

Bạn đang đọc: Nhận biết dấu hiệu suy tim từ huyết áp giảm

Một số người có tình trạng huyết áp giảm và lo lắng rằng đó có phải là triệu chứng báo hiệu của các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch hay không, chẳng hạn như dấu hiệu suy tim từ huyết áp giảm. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề trên qua bài viết sau.

Ngày nay trong các cuộc thảo luận xung quanh đến vấn đề tim mạch và các yếu tố nguy cơ, huyết áp cao là tình trạng không thể không đề cập đến. Điều này một phần là do những hậu quả nguy hiểm về mặt sức khỏe của chứng tăng huyết áp, làm các cơ quan và mạch máu có thể bị tổn thương. Tuy nhiên, huyết áp thấp đến mức nguy hiểm cũng là một nguyên nhân đáng lo ngại vì nó có khả năng dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài – cụ thể là bệnh tim. Vậy dấu hiệu suy tim từ huyết áp giảm có là dấu hiệu quan trọng giúp chẩn đoán hay không?

Suy tim là gì?

Suy tim sung huyết hay suy tim là một tình trạng lâu dài trong đó tim không thể bơm máu đủ tốt để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Trái tim của bạn vẫn đang hoạt động nhưng vì nó không thể bơm đi được lượng máu cần thiết nên máu sẽ tích tụ ở các bộ phận khác trên cơ thể và hầu hết trường hợp, nó tích tụ trong phổi, cẳng chân và bàn chân.

Thời gian xử trí nhồi máu cơ tim trước khi quá muộn 1

Suy tim là một tình trạng lâu dài trong đó tim không thể bơm máu đủ tốt để đáp ứng nhu cầu của cơ thể

Điều trị thích hợp có thể cải thiện các triệu chứng suy tim và có thể giúp một số người sống lâu hơn. Thay đổi lối sống giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim bằng cách cố gắng giảm cân, tập thể dục, sử dụng ít muối hơn và kiểm soát căng thẳng. Suy tim là bệnh lý có thể đe dọa tính mạng, người bệnh có thể có các triệu chứng nghiêm trọng. Một số có thể cần ghép tim hoặc đặt một thiết bị giúp tim bơm máu.

Các triệu chứng có thể phát triển chậm hoặc đôi khi là đột ngột. Triệu chứng suy tim có thể bao gồm:

  • Khó thở khi hoạt động hoặc khi nằm.
  • Mệt mỏi và yếu cơ.
  • Sưng phù ở chân, mắt cá chân và bàn chân.
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều, hạ huyết áp.
  • Giảm khả năng tập thể dục.
  • Khò khè.
  • Ho dai dẳng không dứt hoặc ho có đờm màu trắng hoặc hồng kèm theo đốm máu.
  • Sưng vùng bụng.
  • Tăng cân rất nhanh chóng do tích tụ chất lỏng.
  • Buồn nôn và chán ăn.
  • Khó tập trung hoặc giảm tỉnh táo.
  • Đau ngực trong trường hợp suy tim do đau tim.

Thế nào là huyết áp giảm? Các triệu chứng của huyết áp giảm

Tình trạng huyết áp giảm thỉnh thoảng xảy ra với hầu hết mọi người: Bạn đứng dậy và đột nhiên cảm thấy chóng mặt hoặc tầm nhìn của bạn mờ đi trong một hoặc hai giây. Đây là những dấu hiệu cho thấy huyết áp của bạn giảm và chúng thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người mắc phải triệu chứng trên nhiều có thể có nguy cơ bị suy tim cao hơn sau này.

Thế nào là huyết áp giảm?

Hạ huyết áp hay huyết áp thấp là khi huyết áp của bạn thấp hơn nhiều so với ngưỡng bình thường. Nó có thể xảy ra như một tình trạng riêng lẻ hoặc là triệu chứng của một loạt các bệnh lý. Hạ huyết áp có thể được định nghĩa bằng 2 cách:

  • Hạ huyết áp tuyệt đối: Huyết áp lúc nghỉ ngơi của bạn dưới 90/60 milimet thủy ngân (mm Hg).
  • Hạ huyết áp thế đứng: Huyết áp của bạn duy trì ở mức thấp lâu hơn ba phút sau khi bạn đứng dậy từ tư thế ngồi. Mức giảm phải từ 20 mm Hg trở lên đối với huyết áp tâm thu và 10 mm Hg trở lên đối với tâm trương. Một tên gọi khác của hiện tượng này là hạ huyết áp tư thế vì nó xảy ra khi thay đổi tư thế.

Tìm hiểu thêm: Nám cánh bướm là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và phương án điều trị nám cánh bướm

Hiểu hơn về dấu hiệu suy tim từ huyết áp giảm 2
Tình trạng huyết áp giảm thỉnh thoảng xảy ra với hầu hết mọi người

Các triệu chứng của hạ huyết áp

Các triệu chứng hạ huyết áp bao gồm:

  • Chóng mặt hoặc cảm thấy lâng lâng.
  • Ngất xỉu hoặc bất tỉnh.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Tầm nhìn bị mờ.
  • Thở nhanh và nông.
  • Cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
  • Nhầm lẫn hoặc khó tập trung.

Dấu hiệu suy tim từ huyết áp giảm

Vậy dấu hiệu suy tim từ huyết áp giảm có đúng trong tất cả các trường hợp hay không? Trong bệnh lý suy tim, tụt huyết áp hay còn gọi là huyết áp giảm cũng thường hay gặp. Đối với nhiều người, hạ huyết áp (huyết áp thấp) không phải là lý do cần lo lắng. Nhưng đối với những người khác, huyết áp thấp bất thường có thể biểu hiện ở nhiều vấn đề sức khỏe. Phần lớn các bác sĩ sẽ coi huyết áp thấp mãn tính là dấu hiệu nguy hiểm nếu nó gây ra các dấu hiệu và triệu chứng đáng chú ý của các bệnh tim mạch khác bao gồm cả suy tim. Vì lý do này, điều quan trọng là mọi người phải nhận biết các dấu hiệu cảnh báo huyết áp thấp để có thể điều trị đúng cách và kịp thời.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên bị tụt huyết áp có nguy cơ bị suy tim cao hơn khoảng 50%. Các nhà nghiên cứu không chắc chắn tại sao hai vấn đề này có liên quan với nhau. Một giả thuyết cho rằng hạ huyết áp thế đứng có thể là dấu hiệu của sự tích tụ mảng bám trong động mạch (được gọi là xơ vữa động mạch) có thể dẫn đến suy tim. Ngoài ra, nhiều nguyên nhân cũng gây tụt huyết áp đột ngột, chẳng hạn như một số loại thuốc và các vấn đề về sức khỏe, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim.

Tuy nhiên, không có nghĩa là tất cả những người bị tụt huyết áp đột ngột hay có huyết áp giảm đều đã hoặc sẽ bị suy tim. Các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm trước khi hiểu được mối liên hệ giữa 2 tình trạng này.

Hiểu hơn về dấu hiệu suy tim từ huyết áp giảm 3

>>>>>Xem thêm: Trẻ mọc răng sớm tốt hay xấu? Cách nhận biết trẻ có dấu hiệu mọc răng sớm

Dấu hiệu suy tim từ huyết áp giảm

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm thông tin liên quan đến suy tim, tình trạng giảm huyết áp và mối quan hệ giữa chúng. Dấu hiệu suy tim từ huyết áp giảm chỉ đúng trong một số trường hợp vì bệnh lý suy tim có đi kèm rất nhiều triệu chứng khác nhau cũng như huyết áp giảm là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác bên cạnh suy tim. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để được thăm khám chính xác và phát hiện kịp thời là rất quan trọng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Bệnh tim mạchSức khỏe tim mạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *