Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới vì vậy sốt xuất huyết là một căn bệnh khá phổ biến. Sốt xuất huyết thường dẫn đến sốt cao đột ngột, đau cơ, đau khớp và nhức đầu toàn thân. Bệnh lý này có khả năng lên hồng cầu, vì vậy nhiều bạn nữ lo lắng điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Bạn đang đọc: Bệnh sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Sốt xuất huyết làm nhiều chị em phụ nữ lo lắng vì sợ biến chứng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bản thân. Vậy sốt xuất huyết có thật sự làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề “sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?”qua bài viết dưới đây.
Thông tin về bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một bệnh do muỗi truyền do một flavivirus gây ra. Virus này phổ biến ở các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới, nơi khí hậu phù hợp cho loại muỗi mang virus phát triển. Sau giai đoạn ủ bệnh sau 3 – 15 ngày, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:
- Sốt cao và kéo dài.
- Đau đầu nghiêm trọng.
- Đau nhức cơ và xương.
- Khó nuốt và đau họng.
- Nổi mề đay và nổi hạch trên da.
- Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, uể oải.
Bệnh kéo dài cơ thể suy nhược đến vài tuần. Khi bệnh tiến triển nặng, sốt xuất huyết có thể làm chảy máu nội tạng do sự gia tăng nhiễm trùng phụ thuộc vào kháng thể, trong đó bệnh nhân đã có một kháng thể không trung hòa từ nhiễm trùng trước đó và sau đó có một nhiễm trùng khác với một huyết thanh khác nhưng sốt xuất huyết hiếm khi gây tử vong. Đây là bệnh lý liên quan đến hồng cầu trong cơ thể nên nhiều chị em phụ nữ lo lắng không biết là sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không.
Sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Trong một số trường hợp, sốt xuất huyết sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Nguyên nhân sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến kinh nguyệt là do biến chứng sốt xuất huyết làm ảnh hưởng đến lượng nội tiết tố và làm biến đổi hệ tuần hoàn máu. Vì vậy, sốt xuất huyết sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng. Đồng thời, bệnh còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ quan sinh dục nữ.
Ngoài ra, phụ nữ mắc sốt xuất huyết sẽ chảy máu nhiều vào kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt có thể diễn ra sớm hoặc trễ hơn so với dự kiến. Một số hiện tượng phổ biến như:
- Rong kinh: Sốt xuất huyết làm thay đổi lượng máu kinh và ngày hành kinh nên gây ra hiện tượng rong kinh.
- Tắc kinh: Trường hợp nghiêm trọng, cơ thể sẽ không có kinh nguyệt dù đã đến ngày hành kinh.
- Thống kinh: Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết như đau đầu hay sốt sẽ làm tăng sự khó chịu và cơn đau vào ngày kinh nguyệt.
Mức độ nghiêm trọng của rối loạn kinh nguyệt phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi chị em.
Mức độ nghiêm trọng của rối loạn kinh nguyệt do sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt có thể gây ra những hệ quả vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe như:
- Rong kinh và rối loạn kinh nguyệt: Vấn đề này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em.
- Cơ thể mất nước và chất dinh dưỡng: Sốt xuất huyết gây nôn mửa, tiêu chảy và phổ biến nhất là tình trạng mất nước sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ.
- Tăng nguy cơ biến chứng: Mệt mỏi, đau nhức cơ và xương, sốt kéo dài có thể làm chảy máu nội tạng. Đây là nguy cơ dẫn đến mắc các bệnh như đái tháo đường, viêm não hay đột quỵ.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm osteocalcin và bệnh loãng xương
Cần làm gì để hạn chế sốt xuất huyết ảnh hưởng đến kinh nguyệt?
Để hạn chế tác động của sốt xuất huyết đến kinh nguyệt, bạn có thể tham khảo những biện pháp sau:
- Uống đủ nước: Uống từ 1,5 đến 2l nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể tăng quá trình đào thải và cung cấp đủ độ ẩm cho cơ thể.
- Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: Việc bổ sung nhiều chất xơ và trái cây để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể là điều cần thiết khi đang mắc bệnh. Chị em cũng nên hạn chế đồ ăn nhanh, nước uống có ga, đồ lạnh để hạn chế ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Trong thời gian mắc sốt xuất huyết kèm theo kinh nguyệt, cơ thể sẽ rất khó chịu kèm theo những cơn đau nhức. Trường hợp này, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn đề sử dụng thuốc giảm đau một cách phù hợp.
- Ưu tiên điều trị sốt xuất huyết: Điều trị khỏi bệnh sốt xuất huyết là biện pháp ưu tiên hàng đầu để giảm các triệu chứng và các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Nước tẩy trang micellar là gì và có ưu điểm gì?
Ngoài ra, chị em cũng cần quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân và thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh của bản thân. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở cả những chị em không mắc sốt xuất huyết. Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể là dấu hiệu bạn đang mắc một số bệnh phụ khoa như: U nang buồng trứng, u lạc nội mạc tử cung,…
Sốt xuất huyết gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt là tình trạng khá phổ biến. Vì vậy, bạn nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên, đồng thời cũng chăm sóc cơ thể để nhanh phục hồi sau bệnh sốt xuất huyết. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin cụ thể về sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến kinh nguyệt và giúp bạn bảo vệ bản thân tốt hơn.
Xem thêm:
- Sốt virus có phải uống kháng sinh không? Lưu ý khi chăm sóc
- 6 nguyên nhân gây sốt ớn lạnh đau nhức người, chớ chủ quan
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm