Nha chu là gì? Các bệnh thường gặp ở nha chu

Nha chu là gì? Các bệnh thường gặp ở nha chu

Nha chu là một phần không thể thiếu trong hệ thống răng miệng. Nha chu có tác dụng giữ răng đúng vị trí trên hàm. Cấu tạo nha chu gồm nhiều phần, mỗi phần có một chức năng nhất định. Bất cứ vấn đề gì xảy ra với nha chu đều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của chúng ta. Cùng tìm hiểu nha chu là gì và các bệnh thường gặp ở nha chu bạn nhé!

Bạn đang đọc: Nha chu là gì? Các bệnh thường gặp ở nha chu

Để răng của chúng ta có thể đứng đúng vị trí, đứng vững và thực hiện đầy đủ chức năng của mình cần có nha chu. Giống như các bộ phận khác trong hệ thống răng miệng, không phải lúc nào nha chu cũng khỏe mạnh. Biết rõ nha chu là gì, nhận biết được dấu hiệu nha chu khỏe mạnh, nắm được các vấn đề thường gặp ở nha chu là việc cần thiết để chúng ta chủ động chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình.

Nha chu là gì? Cấu tạo thế nào?

Nha chu (Periodontal) là một tổ chức gồm các mô cứng và mềm bao quanh răng, có tác dụng giúp chân răng ổn định trong hệ thống xương hàm và thực hiện được các chức năng của mình. Ngoài ra, nha chu còn có các chức năng chính khác như:

  • Bảo vệ chân răng trước sự tấn công gây bệnh của các vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng.
  • Bạn có thể hình dung nha chu giống như một “bộ giảm xóc” của xe cộ. Khi chúng ta nhai cắn thức ăn, nha chu có tác dụng “giảm xóc” tương tự để ngăn ngừa các tổn thương và hư hại cho răng.

Nha chu là gì? Các bệnh thường gặp ở nha chu

Nha chu là gì? Nha chu là một tổ chức có cấu tạo gồm nhiều bộ phận khác nhau

Nha chu được tạo thành từ các bộ phận khác nhau như:

Nướu răng hay còn gọi là lợi

Đây là niêm mạc mềm, bao phủ răng tại vùng ổ răng, có tác dụng bao bọc, bảo vệ hệ thống chân răng. Nướu răng thường ở sát cổ răng. Phần trên có một khoảng trống nhỏ tạo thành khe nướu được gọi là nướu tự do. Phần dưới bám chặt xương ổ răng và dây chằng nha chu, được gọi là nướu dính. Nướu khỏe mạnh có màu hồng nhạt, săn chắc, bao bọc cổ răng bằng lớp mỏng và tạo ra những gai nướu ở kẽ răng.

Cement

Cement (đọc là xê-măng) là một lớp mỏng bao quanh chân răng, được tạo thành từ các mô khoáng hóa không có mạch máu. Chức năng của nó là bảo vệ và giữ răng chắc chắn trong xương hàm.

Xương ổ răng

Xương ổ răng được bao bọc bên ngoài bởi màng xương, là một mô xương xốp và là nơi để nướu bám vào. Xương ổ răng sẽ tạo ra các hốc nhỏ có kích thước và hình dáng phù hợp với từng chân răng để giúp cố định chân răng. Bề mặt xương ổ răng tiếp xúc với chân răng là mô xương có nhiều lỗ nhỏ. Những lỗ nhỏ này là nơi dây thần kinh và mạch máu đi qua để nuôi dưỡng các dây chằng nha chu.

Dây chằng nha chu

Dây chằng nha chu là những bó sợi liên kết giữa cement và xương ổ răng, dày khoảng 0,25mm. Dây chằng nha chu giúp răng ổn định trong ổ xương răng, cho phép mỗi răng đều có thể di chuyển nhẹ và độc lập khi nhai. Nhờ đó, lực nhai được phân chia và máu vẫn lưu thông bình thường, tránh ảnh hưởng đến răng và nha chu.

Có những bệnh lý nào thường gặp ở nha chu?

Khi tìm hiểu nha chu là gì, bạn cũng đã biết đến cấu tạo của nha chu. Giống như bất kỳ bộ phận khác trong hệ thống răng miệng, nha chu cũng có thể gặp các tổn thương, dẫn đến các bệnh nha chu thường gặp như:

Bệnh viêm nướu

Viêm nướu hay còn gọi là viêm lợi là bệnh do các vi khuẩn tồn tại trong mảng bám trên răng gây ra. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách, các mảng bám tích tụ ngày càng dày là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Viêm nướu gây triệu chứng nướu chảy máu, sưng đỏ, đau đớn.

Nha chu là gì? Các bệnh thường gặp ở nha chu

Các bệnh liên quan đến nha chu gây đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng của răng

Tình trạng răng di gần

Răng di gần là tình trạng răng di chuyển gần với răng cửa đều khiến cấu trúc, hình dạng răng bị thay đổi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do sự tái tạo các mô xương ổ răng không đồng đều, áp lực từ việc nhai thức ăn hàng ngày.

Tình trạng quá sản cement răng

Đây là tình trạng cement tích tụ quá mức trên một hoặc nhiều răng hay còn gọi là tình trạng mô khoáng bị vôi hóa. Khi cement quá sản, nhìn răng có thể to hơn. Nguyên nhân gây quá sản cement có thể do chấn thương, viêm nhiễm…

Bệnh viêm nha chu

Viêm nha chu xảy ra khi nướu bị nhiễm trùng nặng khiến các mô mềm xung quanh răng bị tổn thương. Không được điều trị kịp thời, người bị viêm nha chu có thể bị lung lay răng, mất răng do xương nâng đỡ răng bị phá hủy.

Viêm quanh implant

Tình trạng này gặp phải ở những người trồng răng implant. Đây là tình trạng viêm nhiễm có thể dẫn đến sự phá hủy xương hỗ trợ trong các mô xung quanh implant. Nguyên nhân gây viêm bắt nguồn từ việc cặn thức ăn không được làm sạch trong các khe hở giữa răng implant và các mô xung quanh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm. Viêm quanh implant không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất xương và rơi răng implant.

Tìm hiểu thêm: Con người tại sao lại có cảm giác ham muốn tình dục? Những lợi ích mà tình dục mang lại

Nha chu là gì? Các bệnh thường gặp ở nha chu
Cần đến gặp nha sĩ nếu phát hiện bất cứ bất thường nào ở nha chu

Tình trạng dây chằng nha chu bị rộng

Trong phần tìm hiểu nha chu là gì, có lẽ bạn đã biết dây chằng nha chu là phần không thể thiếu trong cấu tạo nha chu. Dây chằng nha chu bị gia tăng bất thường về chiều rộng có thể do các nguyên nhân như: Chấn thương răng hoặc chấn thương hàm, áp xe, nhiễm trùng trong khoang miệng, bệnh nha chu, áp lực nhai quá mức hoặc không đều.

Ngoài ra, với những người niềng răng hoặc chỉnh nha, dây chằng nha chu cũng có thể bị rộng khi răng được điều chỉnh vị trí. Sự xuất hiện của u nang hoặc tổn thương trong xương hàm cũng có thể khiến dây chằng bị rộng.

Làm thế nào để nha chu khỏe mạnh?

Để phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh nha chu kể trên, bạn cần biết cách chăm sóc để nha chu luôn khỏe mạnh. Một số việc đơn giản bạn nên làm hàng ngày như:

  • Đánh răng sạch sẽ ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.
  • Sau khi ăn nên dùng chỉ nha khoa, súc miệng để loại bỏ cặn thức ăn, mảng bám quanh chân răng, kẽ răng.
  • Khám nha khoa định kỳ ít nhất mỗi năm 2 lần, nếu có vấn đề bất thường nào cần đi gặp nha sĩ ngay.
  • Hút thuốc lá là thói quen không tốt cho sức khỏe tổng thể, có hại cho răng miệng và nha chu. Vì vậy, bạn cần từ bỏ thói quen hút thuốc càng sớm càng tốt.

Nha chu là gì? Các bệnh thường gặp ở nha chu

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn các bài tập Kegel cho nữ sau sinh thường

Khám nha khoa định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh nha chu

Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã biết nha chu là và các vấn đề thường gặp ở nha chu để có cách giữ cho nha chu luôn khỏe mạnh. Hãy chủ động chăm sóc răng miệng của mình để nha chu cũng như những hệ thống liên quan đảm bảo thực hiện tốt chức năng của mình bạn nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *