Thiếu máu lên não là tình trạng hết sức nguy hiểm. Nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng của của mỗi người. Vậy thiếu máu não có chữa khỏi được không?
Bạn đang đọc: Người mắc bệnh thiếu máu não có chữa khỏi được không?
Thiếu máu não là tình trạng não bộ không nhận đủ máu. Từ đó dẫn đến việc thiếu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của não. Vậy thiếu máu não có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Nguyên nhân gây thiếu máu não ở các lứa tuổi
Thiếu máu não là căn bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu não ở trẻ em, người trẻ tuổi và người già.
Thiếu máu não đối với trẻ em
Trẻ em là giai đoạn đang phát triển đòi hỏi cung cấp một lượng dinh dưỡng lớn. Việc thiếu các loại vitamin B12, sắt và dưỡng chất là nguyên nhân thường gặp gây thiếu máu não ở độ tuổi này.
Một số trường hợp hiếm gặp khác trẻ em bị thiếu máu do các bệnh lý về di truyền. Trong đó việc tạo ra hồng cầu gặp khó khăn hoặc hồng cầu được tạo ra nhưng nhanh chóng bị phá hủy bởi nhiều tác nhân. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não không thể loại trừ ở trẻ.
Thiếu máu não đối với người trẻ
Giới trẻ ngày nay đang có nhiều thói quen rất xấu gây hại cho cơ thể. Việc ăn uống không lành mạnh, sống không khoa học khiến sức khỏe đang ngày càng trì trệ. Vì vậy việc mắc bệnh thiếu máu não là điều không thể tránh khỏi.
Khi sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử với tần suất lớn cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu não. Kèm theo đó là những stress, căng thẳng trong học tập và công việc.
Ngày nay tỷ lệ mắc các căn bệnh như béo phì và đái tháo đường ở người trẻ đang tăng dần. Một phần nguyên nhân là do bẩm sinh và ăn uống không lành mạnh. Đây cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh thiếu máu não.
Thiếu máu não đối với người lớn tuổi
Ở người lớn tuổi sẽ xuất hiện tình trạng xơ vữa động mạch vành, điều này khiến thành các mạch đưa máu lên não bị dày lên và giảm tính đàn hồi. Từ đó làm thu hẹp lòng mạch và gây cản trở việc lưu thông máu đến não.
Ngoài ra, tuổi cao khiến hoạt động bơm máu của tim yếu dần làm giảm lưu lượng máu nuôi cơ thể. Việc lười vận động cũng khiến cho quá trình lưu thông máu diễn ra chậm chạp hơn.
Việc mắc phải các bệnh lý liên quan đến hệ tim mạch sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh thiếu máu lên não, đột quỵ. Thiếu máu não có thể dẫn đến đột quỵ gây ảnh hưởng xấu đến tính mạng của con người.
Triệu chứng của thiếu máu não
Tùy thuộc vào mức độ thiếu máu và vị trí mạch máu bị ảnh hưởng, các triệu chứng của thiếu máu não cũng khác nhau. Sau đây là một số triệu chứng phổ biến thường thấy:
- Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, ù tai, dễ mất thăng bằng;
- Mất khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn;
- Gây tê bì chân tay, rối loạn thị giác;
- Cảm xúc dễ rối loạn: Dễ cáu giận, nổi nóng cũng là dấu hiệu của bệnh thiếu máu lên não;
- Khi làm việc quá sức dễ bị choáng, thậm chí là ngất xỉu.
Thiếu máu não có chữa khỏi được không?
Chắc hẳn đây là một câu hỏi mà đa số mọi người đều quan tâm đến. Việc thiếu máu não có chữa khỏi được hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như là mức độ của căn bệnh, tình trạng bệnh nhân, các phương pháp điều trị.
Hiệu quả điều trị cũng được quyết định bởi sự tuân thủ điều trị và thời điểm điều trị. Căn bệnh sẽ được kiểm soát tốt, chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài ra nó còn phải có sự kết hợp giữa các chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học.
Các cách điều trị bệnh thiếu máu não
Tùy thuộc vào mức độ của căn bệnh thiếu máu não mà sẽ có các phương pháp và cách điều trị phù hợp. Sau đây là một số cách điều trị được khuyên dùng.
Đến các trung tâm y tế để khám, chữa bệnh
Khi có dấu hiệu của căn bệnh, hãy đến các trung tâm y tế để khám, chữa bệnh càng sớm càng tốt. Việc nghe như lời khuyên của các bác sĩ giúp chúng ta hiểu được tình trạng của căn bệnh và thể chữa khỏi kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp bắp tay Fuji PG-800B18
Thay đổi thói quen sống không lành mạnh, khoa học
Khi thay đổi các lối sống hằng ngày, bạn có thể cải thiện và ngăn ngừa các biến chứng thiếu máu não một cách hiệu quả:
- Bổ sung dinh dưỡng: Người bệnh cần phải cung cấp đủ các chất dinh dưỡng đảm bảo cho hệ tuần hoàn, não bộ. Khẩu phần ăn hằng ngày cần bổ sung đủ lượng sắt, đủ chất dinh dưỡng như vitamin,…
- Rèn luyện sức khỏe: Mỗi ngày bệnh nhân cần dành tối thiểu 15 phút để vận động và rèn luyện cơ thể. Thường xuyên tập các bài tốt cho tim mạch, não bộ như chạy bộ, đạp xe, yoga,…
- Thư giãn hợp lý: Người bệnh cần được nghỉ ngơi, thư giãn, không nên căng thẳng, làm việc quá sức. Ngủ đủ giờ, đúng giấc.
>>>>>Xem thêm: Câm bẩm sinh có bị điếc không? Cách phát hiện trẻ bị điếc và phương pháp điều trị
Bên cạnh điều trị thì phòng ngừa thiếu máu não là vô cùng cần thiết. Bạn cần phải phòng ngừa chúng một cách hiệu quả.
- Tham vấn từ các chuyên gia y tế, dinh dưỡng. Kiểm soát tốt các bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường,…
- Sử dụng các sản phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe theo chỉ định của các chuyên gia bác sĩ.
- Duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học, có ý thức trách nhiệm với sức khỏe của bản thân.
- Tiêm phòng đầy đủ: Tiêm phòng cúm, viêm phổi,… để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý có thể gây thiếu máu não.
Thiếu máu não có chữa khỏi được không? Thiếu máu não là một căn bệnh kéo dài lâu năm và cần tuân thủ điều trị cũng như thường xuyên áp dụng các nguyên tắc điều chỉnh lối sống. Bên cạnh đó, nếu bản thân hoặc người nhà mắc phải tình trạng trên, hãy thường xuyên thăm khám định kỳ để theo dõi sự phát sức khỏe.
Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc “Thiếu máu não có chữa khỏi được không?”. Hãy tham khảo thêm các bài viết mới nhất của nhà thuốc Long Châu để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Xem thêm:
Nhận biết dấu hiệu thiếu máu não ở người trẻ tuổi
Nguyên nhân gây bệnh nhồi máu não và nguyên tắc phòng ngừa
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm