Người bị khô khớp ăn bì lợn, nên hay không nên?

Người bị khô khớp ăn bì lợn, nên hay không nên?

Bổ sung các loại thực phẩm để hỗ trợ điều trị khô khớp là cách làm được nhiều người truyền tai nhau. Trong đó, khô khớp ăn bì lợn được đồn có tác dụng tăng cường dịch khớp, giúp khớp hoạt động trơn tru, giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp. Vậy khô khớp ăn bì lợn có mang lại hiệu quả không?

Bạn đang đọc: Người bị khô khớp ăn bì lợn, nên hay không nên?

Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khô khớp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bên cạnh các biện pháp kiểm soát khô khớp theo phác đồ của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh chế độ ăn khoa học đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết, người bị khô khớp cần bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho xương khớp. Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc người bệnh nên ăn gì, trong đó bị khô khớp ăn bì lợn có tốt không là một trong những thắc mắc phổ biến nhất.

Tổng quan về bệnh khô khớp

Khô khớp là tình trạng cơ thể không sản sinh hoặc sản sinh không đủ chất nhờn bôi trơn khi sụn khớp hoạt động. Tình trạng này sẽ dẫn tới những triệu chứng đặc trưng như khô khớp, cứng khớp, khớp phát ra tiếng lạo xạo khi cử động,… Vị trí khô khớp thường gặp ở khớp gối, khớp vai, khớp háng, khớp tay,…

Người bị khô khớp ăn bì lợn, nên hay không nên?

Khô khớp ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh

Tình trạng này xảy ra khá phổ biến, đặc biệt không chỉ riêng người cao tuổi mà cả những người trẻ tuổi nhưng ít vận động. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do tuổi tác, thoái hóa khớp, chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, thừa cân béo phì, thói quen lạm dụng rượu bia, chất kích thích,… Không chỉ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và làm việc, khô khớp còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Khô khớp có thể biến chứng teo cơ, biến dạng khớp, liệt khớp, thậm chí đau thắt lưng, nhức mỏi toàn thân do ảnh hưởng dây thần kinh tọa gây ra.

Vì sao nhiều người bị khô khớp ăn bì lợn?

Song song với phác đồ điều trị, có 2 cách đơn giản giúp người bệnh cải thiện chứng khô khớp là tăng chất nhờn, tái tạo sụn thông qua chế độ ăn uống và sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung chất nhờn. Trong đó, ăn bị lợn chữa khô khớp là cách đơn giản được rất nhiều người truyền tai nhau thực hiện. Tuy nhiên, tác dụng thực sự của bì lợn là gì và khô khớp ăn bì lợn có tốt không thì không phải ai cũng hiểu rõ.

Tìm hiểu thêm: Đau mắt đỏ do virus là gì? Điều trị tình trạng này như thế nào?

Người bị khô khớp ăn bì lợn, nên hay không nên?
Bì lợn chứa nhiều collagen

Bì lợn là một loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam. Nếu như ở nước ngoài da động vật là phần bỏ đi và thường được dùng để tái chế thì ở nước ta bì lợn lại có thể trở thành một món ăn ngon. Đặc biệt trong suy nghĩ của nhiều người, bì lợn còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý, điển hình như khô khớp.

Việc mọi người cho rằng khô khớp ăn bì lợn mang lại hiệu quả là do da động vật thường được cấu tạo từ gelatin và collagen. Đây là 2 loại protein đóng vai trò cấu tạo da, xương, sụn, các tổ chức liên kết trong cơ thể. Đồng thời giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Ngoài ra, thông qua quá trình tiêu hóa và hấp thu, protein trong bì lợn sẽ phân hủy thành các axit amin tham gia tái tạo collagen.

Có nên ăn bì lợn khi bị khô khớp?

Mặc dù bì lợn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe xương khớp và là nguồn bổ sung collagen cho cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, protein có trong bì lợn là dạng rất khó tiêu nên nếu ăn quá nhiều có thể làm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, protein trong bì cũng không thể đáp ứng đủ các loại axit amin cần thiết, dễ gây ra tình trạng mất cân đối dinh dưỡng. Thêm một lý do chúng ta không nên ăn quá nhiều bì lợn chính là da động vật rất khó làm sạch và bảo quản. Trong khi đó các loại bì lợn bán trên thị trường đều được bảo quản bằng hóa chất tẩy trắng, nếu ăn thường xuyên sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

Do đó, người bị khô khớp ăn bì lợn có thể là một trong những cách bổ sung collagen cho sụn khớp, nhưng cần lưu ý không nên lạm dụng để tránh nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

Ngoài bì lợn, người bị khô khớp nên ăn gì?

Bên cạnh tìm hiểu về hiệu quả hỗ trợ điều trị khi người khô khớp ăn bì lợn, người bệnh cũng nên trao đổi với bác sĩ để xây dựng chế độ ăn lành mạnh phù hợp cho bản thân. Thay vì ăn bì lợn, người bệnh nên bổ sung những nhóm thực phẩm dưới đây.

Cá biển

Trong cá biển có chứa nhiều omega-3 giúp tạo độ ẩm, đồng thời kích thích quá trình tiết dịch nhầy ở khớp và giữ cho sụn khớp hoạt động trơn tru. Ngoài ra, ăn cá còn giúp giảm viêm, bảo vệ hệ xương khớp hiệu quả. Một số loại cá biển người bị khô khớp nên ăn như cá hồi, cá trích, cá thu,…

Người bị khô khớp ăn bì lợn, nên hay không nên?

>>>>>Xem thêm: Tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành: Chế độ ăn phù hợp cho sức khỏe

Cá hồi chứa hàm lượng omega-3 cao rất tốt cho người bị khô khớp

Rau xanh, trái cây

Người bị khô khớp có thể bổ sung các loại rau và trái cây tốt cho sức khỏe như bắp cải, súp lơ, đu đủ, ổi, bưởi, quýt,… Các loại vitamin, canxi, collagen, chất chống oxy hóa trong rau xanh và trái cây sẽ giúp cải thiện dịch khớp, ngăn ngừa thoái hóa, chống viêm khớp, tăng hiệu quả chữa lành tổn thương xương khớp.

Ngũ cốc

Ngũ cốc là nguồn cung cấp đạm, canxi, omega-3, vitamin và khoáng chất giúp nuôi dưỡng hệ xương, tăng tiết dịch ở khớp và khả năng phục hồi tổn thương. Vì thế người bệnh nên bổ sung gạo lứt, yến mạch, mè, lúa mì,… vào trong khẩu phần ăn của mình.

Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa

Sữa, sữa chua là những loại thực phẩm rất tốt cho người bị khô khớp. Bởi đây là nguồn bổ sung vitamin D và canxi dồi dào cho cơ thể. Vitamin D và canxi có tác dụng cải thiện chất lượng xương khớp hiệu quả. Ngoài ra, collagen thủy phân trong sữa cũng tham gia vào quá trình tái tạo sụn, giúp khớp trở nên dẻo dai hơn.

Bì lợn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng nếu không dùng đúng cách cũng có thể gây hại cho cơ thể. Do đó, nếu vẫn phân vân việc khô khớp ăn bì lợn có nên hay không, người bệnh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có câu trả lời chính xác nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *