Ngứa lưỡi: Triệu chứng nói lên sức khỏe không ổn định của bạn

Ngứa lưỡi: Triệu chứng nói lên sức khỏe không ổn định của bạn

Ngứa lưỡi là cảm giác có nhiều kim châm chích trên lưỡi, thường sẽ tự biến mất trong vài ngày hoặc có thể là biểu hiện cảnh báo của nhiều bệnh lý khác liên quan đến lưỡi mà mọi người không nên bỏ qua.

Bạn đang đọc: Ngứa lưỡi: Triệu chứng nói lên sức khỏe không ổn định của bạn

Ngoài việc hỗ trợ miệng nhai, nuốt và nói thì lưỡi cũng là cơ quan cảm thụ vị giác, giúp chúng ta phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường về tình hình sức khỏe, qua các gai thần kinh vị giác trên bề mặt lưỡi. Chính vì thế, nếu lưỡi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào thì khả năng cao sẽ liên quan đến nhiều bộ phận khác và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng của lưỡi cũng như làm rõ một số bệnh lý tiềm ẩn qua triệu chứng ngứa lưỡi, giúp phát hiện sớm để phòng tránh và điều trị kịp thời. Mời mọi người cùng theo dõi nhé!

Cấu tạo của lưỡi

Phần lớn chúng ta đều biết chức năng chính của lưỡi là giúp miệng thực hiện chức năng nhai, nuốt nhưng không phải ai cũng biết được cấu tạo chi tiết của lưỡi bao gồm các bộ phận gì.

Lưỡi người có hình dáng gần giống với tam giác, có 3 phần chính: Phần đỉnh (thuôn dài và nhọn), phần đáy (rộng, gắn chặt với hàm dưới và xương móng của xương sọ), phần giữa lưỡi (mặt trên cong, mặt dưới gắn liền với sàn miệng), cuối cùng là phần đầu lưỡi tự do chuyển động linh hoạt nhờ vào các cơ chạy theo chiều dọc và chiều ngang.

Lưỡi bao gồm 2 nhóm cơ chính:

  • 4 cơ bên trong: Không gắn với xương, có tác dụng làm thay đổi hình dạng của lưỡi.
  • 4 cơ bên ngoài: Gắn liền với xương và được ghép nối linh hoạt để thay đổi vị trí của lưỡi.

Bên cạnh đó trên bề mặt lưỡi còn có nhiều nốt gai nhú nhỏ tạo ra sự thô ráp cho lưỡi, đồng thời cũng là những tế bào thần kinh kết nối với dây thần kinh chính và truyền tín hiệu đến não. Thêm nữa nguồn cung cấp máu chính cho lưỡi là động mạch lưỡi hoặc có thể từ nhánh amidan của động mạch hầu họng đi lên.

Ngứa lưỡi: Triệu chứng nói lên sức khỏe không ổn định của bạn

Cấu tạo chính của lưỡi bao gồm 2 nhóm cơ chính giúp lưỡi chuyển động linh hoạt

Vai trò chính của lưỡi

Ngoài việc hỗ trợ miệng thực hiện chức năng nhai và nuốt thức ăn thì lưỡi còn đảm nhiệm vai trò:

  • Giúp con người giao tiếp với nhau qua việc phát ra âm thanh, nhờ sự kết hợp linh hoạt của các cơ ngang và dọc của lưỡi, cổ và hàm.
  • Lưỡi có thể truyền tín hiệu đến não qua các dây thần kinh để khả năng phân biệt được 4 hương vị là chua, ngọt, mặn và đắng; 1 cảm giác đau là cay.
  • Dây thần kinh trên bề mặt lưỡi còn cảm nhận được xúc giác, nhiệt độ và các cơ vận động.

Khi cơ thể bị cảm, sốt hoặc mắc các bệnh lý khác thì hạt gai vị giác trên lưỡi bị bao phủ bởi chất độc nên không thể hoạt động được, vì thế trong giai đoạn này chúng ta cũng không thể cảm nhận được hương vị món ăn, thường chán ăn hoặc ăn không ngon miệng.

Nguyên nhân không ngờ gây ngứa lưỡi

Cảm giác ngứa lưỡi như kim châm chích thường sẽ tự biến mất, nhưng nếu nó xuất hiện kéo dài thì có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác.

Hội chứng dị ứng bằng miệng (OAS)

Hội chứng dị ứng bằng miệng thường xuất hiện ở miệng và cổ họng, khi cơ thể dị ứng phản ứng với một số loại thực phẩm như trái cây và rau quả, lúc này người bệnh sẽ gặp triệu chứng ngứa lưỡi, đau, sưng đỏ môi, miệng,…

Ngứa lưỡi: Triệu chứng nói lên sức khỏe không ổn định của bạn

Ngứa lưỡi cũng là dấu hiệu của hội chứng dị ứng bằng miệng

Bệnh và nhiễm trùng

Ngứa lưỡi còn xuất phát từ một số bệnh hoặc nhiễm trùng như thiếu máu tạm thời, chứng đau nửa đầu, đau buồng trứng, bệnh đái tháo đường, chứng đa xơ cứng,…

Bệnh nấm miệng

Ngoài ra ngứa lưỡi cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh nấm miệng trong giai đoạn đầu, khi xuất hiện cùng với các mảng trắng trong miệng cần được điều trị. Bên cạnh đó đôi khi người bệnh còn có cảm giác nóng rát vùng lưỡi ở một số các vị trí khác nhau của lưỡi.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cho bé ăn dặm từ 6 đến 12 tháng tuổi

Ngứa lưỡi: Triệu chứng nói lên sức khỏe không ổn định của bạn
Bệnh nấm miệng trong giai đoạn đầu cũng xuất hiện triệu chứng ngứa và nóng rát vùng lưỡi

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Bên cạnh các nguyên nhân từ bệnh lý thì việc thiếu hụt khoáng chất như vitamin B, sắt, kẽm và canxi,… cũng dẫn đến cảm giác ngứa ran vùng lưỡi và triệu chứng khác trong miệng.

Gây tê cục bộ

Nguyên nhân tiếp theo gây ngứa lưỡi là việc sử dụng thuốc tê trong nha khoa, tuy nhiên đây chỉ là biểu hiện tạm thời và sẽ hết trong vài giờ tiếp theo. Trừ một số trường hợp ngứa lưỡi do tổn thương thần kinh vĩnh viễn trong thủ thuật nha khoa.

Thuốc men

Việc dị ứng thuốc hoặc cơ địa nhạy cảm với thuốc dẫn đến các phản ứng của cơ thể cũng là nguyên nhân thường gặp ở nhiều người, với các triệu chứng từ nhẹ như ngứa lưỡi, phát ban đến nặng như hạ huyết áp, khó thở.

Làm sạch lưỡi đúng cách giúp phòng ngừa các bệnh về lưỡi

Cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh về lưỡi đó là vệ sinh lưỡi đúng cách bằng nước súc miệng, bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ chuyên dụng, cụ thể:

Dùng bàn chải đánh răng

Bàn chải đánh răng là dụng cụ tiện lợi và quen thuộc với nhiều người để vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng bàn chải như sau:

  • Chọn bàn chải có lông chải mềm.
  • Đưa lưỡi ra ngoài khoang miệng càng dài càng tốt.
  • Chải nhẹ bàn chải dọc theo lưỡi.
  • Súc miệng thật sạch để loại bỏ hết nước bọt thừa và cặn bẩn.

Dùng dụng cụ cạo lưỡi

Dụng cụ chuyên dụng cạo lưỡi với hiệu quả làm sạch cao, được nhiều người tin dùng nhiều nhất. Hiện nay trên thị trường có hai vật liệu chính là kim loại và nhựa đa dạng kiểu dáng, có thể lựa chọn theo sở thích của từng người.

Lưu ý: Cần rửa sạch dụng cụ cạo lưỡi sau mỗi lần sử dụng, vì dụng cụ cạo lưỡi có thể chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

Ngứa lưỡi: Triệu chứng nói lên sức khỏe không ổn định của bạn

>>>>>Xem thêm: Những loại vitamin tốt cho nội tiết thời kỳ mãn kinh

Dụng cụ cạo lưỡi chuyên dùng mang đến hiệu quả làm sạch lưỡi tốt nhất

Dùng nước súc miệng

Sau khi sử dụng dụng cụ chuyên dụng hoặc bàn chải đánh răng, có thể sử dụng thêm nước súc miệng cũng là cách trị hôi miệng nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên để đảm bảo chọn lựa sản phẩm phù hợp, bạn nên nhờ các nha sĩ tư vấn thêm những loại nước súc miệng để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Có thể thấy ngứa lưỡi tuy chỉ là một biểu hiện bình thường nhưng đằng sau lại tiềm ẩn nhiều loại bệnh phức tạp. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc để mọi người sớm nhận biết các triệu chứng và kịp thời thăm khám để tránh tình trạng bệnh đã diễn biến nặng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *