Ngủ quá nhanh do nguyên nhân nào? Làm thế nào để đánh giá giấc ngủ?

Ngủ quá nhanh do nguyên nhân nào? Làm thế nào để đánh giá giấc ngủ?

Giấc ngủ tưởng chừng là nhu cầu của mỗi người và không có vấn đề gì nghiêm trọng thì thực tế, đây lại là khía cạnh được nhiều nhà khoa học khai thác bởi vấn đề liên quan đến giấc ngủ có nguyên nhân và ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe. Một trong những vấn đề thường gặp đó là ngủ quá nhanh.

Bạn đang đọc: Ngủ quá nhanh do nguyên nhân nào? Làm thế nào để đánh giá giấc ngủ?

Một số người gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ và thiếu ngủ thì lại có người dễ dàng ngủ gục, tốc độ ngủ nhanh chóng và có thể ngủ bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, hiện tượng này được gọi là ngủ quá nhanh. Để hiểu hơn về giấc ngủ cũng như tình trạng ngủ quá nhanh, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Quá trình diễn ra cơn buồn ngủ

Trước khi tìm hiểu thông tin về hiện tượng ngủ quá nhanh, bạn cũng cần nắm được quy trình mà cơn buồn ngủ xảy ra. Thông thường cảm giác buồn ngủ thường xuất hiện trong khi não bộ tích tụ một lượng nhất định chất Adenosine. Khi cơ thể tỉnh táo, quá tình tiêu hao năng lượng và chuyển hóa sẽ diễn ra và khiến cho lượng Adenosine tăng dần. Đây cũng là lý do vì sao não bộ tỉnh táo thời gian dài thì càng dễ có cảm giác buồn ngủ.

Tình trạng ngủ quá nhanh thường xảy ra với 2 tình huống là:

  • Ban ngày bạn làm việc quá sức, mệt mỏi nên dễ dàng chìm vào giấc ngủ như một cách để cơ thể bù đắp lại lượng năng lượng đã mất đi trong ngày hôm đó.
  • Bạn sử dụng thuốc ngủ hoặc các chất dễ gây buồn ngủ. Đây là trường hợp ngủ quá nhanh không tự nhiên.

Ngủ quá nhanh do nguyên nhân nào? Làm thế nào để đánh giá giấc ngủ?

Sử dụng thuốc ngủ có thể là nguyên nhân làm bạn ngủ quá nhanh

Trong quá trình ngủ cơ thể sẽ giảm dần lượng chất Adenosine nhờ vào quá trình thải độc tự nhiên của các hạch bạch huyết nên khi thức dậy vào buổi sáng lượng Adenosine tương ứng với cảm giác buồn ngủ cũng gần như ở mức thấp nhất khiến bạn cảm thấy sảng khoái, tỉnh táo hơn. Đây cũng là thời điểm ít buồn ngủ nhất trong ngày vì Adenosine sẽ tích tụ và tăng dần theo thời gian thức.

Ví dụ như khi bạn để cơ thể thức liên tục trong thời gian 30 phút, cơ thể bạn sẽ cạn kiệt năng lượng và bạn bắt đầu có cảm giác buồn ngủ, ngủ quá nhanh và thời gian ngủ cũng lâu hơn thông thường. Hiện tượng này là do lượng Adenosine tăng cao đột biến trong thời gian ngắn đã tác động đến hệ thần kinh của bạn. Tương tự như vậy, nếu bạn thức quá khuya hoặc thiếu ngủ trầm trọng, vượt quá giờ ngủ thông thường thì bạn sẽ dễ buồn ngủ và ngủ quá nhanh do lượng chất này tích tụ và tăng cao. Tuy nhiên nguyên nhân nào khiến Adenosine tăng cao?

Vì sao bạn ngủ quá nhanh?

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn ngủ quá nhanh đó là tình trạng thiếu ngủ dài ngày khiến cơ thể, tinh thần mệt mỏi, kiệt quệ,… Nếu cơ thể không được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc như cách “sạc” lại năng lượng và loại bỏ chất Adenosine thì bạn sẽ buồn ngủ và ngủ nhanh hơn bình thường rất nhiều.

Ước tính cho thấy trung bình mỗi người cần khoảng 8 giờ mỗi ngày để ngủ nhưng cũng có người cần ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn con số này do nhiều nguyên nhân. Nếu bạn luôn có cảm giác buồn ngủ và ngủ quá nhanh mỗi khi đặt lưng xuống giường, cần nhiều giấc ngủ ngắn, hay ngủ gà ngủ gật hoặc ngủ li bì thì rất có thể cơ thể của bạn đang bị thiếu ngủ một cách nghiêm trọng.

Ngủ quá nhanh do nguyên nhân nào? Làm thế nào để đánh giá giấc ngủ?

Làm việc quá sức dẫn đến mệt mỏi cũng là một trong những yếu tố gây ngủ nhanh

Chất lượng giấc ngủ kém, ngủ không sâu giấc và ngủ không đủ giấc mỗi ngày cũng khiến bạn chìm vào giấc ngủ nhanh chóng hơn thông thường. Một trong những nguyên nhân gây tình trạng ngủ chập chờn, hay tỉnh giấc giữa lúc ngủ là hiện tượng ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy to, rối loạn nhịp thở khiến bạn thường xuyên thức giấc giữa đêm và gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thể ngủ lại được.

Bên cạnh đó nghiến răng hoặc tiểu đêm cũng là một trong những yếu tố dẫn đến suy giảm chất lượng, rối loạn giấc ngủ. Cử động chân theo chu kỳ vào ban đêm cũng có khả năng cao là dấu hiệu của hội chứng chân không yên khiến giấc ngủ bị gián đoạn, khó ngủ sâu giấc và dễ bị mất ngủ, khó ngủ.

Hiện tượng ngủ chập chờn, ngủ ngắn, giấc ngủ bị ngắt quãng cũng có liên quan đến bệnh ngủ rũ – bệnh lý rối loạn não hiếm gặp. Bệnh nhân mắc bệnh này não bộ sẽ không thể điều chỉnh được việc thức – ngủ như thông thường, đôi khi sẽ đột ngột rơi vào giấc ngủ dẫn đến tình trạng ngủ quá nhanh nhưng đôi khi lại bị mất ngủ, khó ngủ đột ngột. Nếu những xét nghiệm, thăm khám không tìm ra được nguyên nhân cụ thể dẫn đến ngủ quá nhanh thì bác sĩ sẽ kết luận đây là chứng buồn ngủ vô căn.

Tìm hiểu thêm: Bạch cầu trung tính giảm: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngủ quá nhanh do nguyên nhân nào? Làm thế nào để đánh giá giấc ngủ?
Bệnh ngủ rũ khiến bạn luôn thấy buồn ngủ dù đã ngủ đủ giấc

Phương pháp đánh giá giấc ngủ

Theo các chuyên gia, cách để đánh giá giấc ngủ nhanh chóng và hiệu quả nhất là sử dụng thang đánh giá giấc ngủ Epworth. Nếu điểm bạn đạt được trên 10 thì bạn có xu hướng gia tăng cơn buồn ngủ, đôi khi ngủ quá nhanh. Bên cạnh thang đánh giá giấc ngủ Epworth thì còn có thể ghi nhận thời gian bắt đầu giấc ngủ để đánh giá mức độ của cơn buồn ngủ cũng như khả năng mắc bệnh ngủ rũ của người bệnh.

Ngoài ra thử nghiệm MSLT cũng được thực hiện để đánh giá giấc ngủ của người bệnh nhằm chẩn đoán tình trạng ngủ quá nhanh cũng như tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Với phương pháp đánh giá giấc ngủ này bệnh nhân sẽ có 5 đợt ngủ ngắn và mỗi đợt ngủ kéo dài 20 phút, cách nhau mỗi 2 giờ và thực hiện trong 1 ngày.

Kết quả của thử nghiệm MSLT được xác định là bất bình thường nếu bạn mất ít hơn 8 phút để có thể đi vào giấc ngủ hoặc khởi phát giai đoạn chuyển động mắt nhanh trong ít nhất 2 lần ngủ ngắn của thử nghiệm. Điều này cũng cho thấy rằng bạn có khả năng cao mắc chứng bệnh ngủ rũ dẫn đến hiện tượng ngủ quá nhanh, mất rất ít thời gian để vào giấc ngủ hoặc thậm chí ngủ gục thường xuyên, đột ngột, luôn có cảm giác buồn ngủ dù đã ngủ đủ giấc vào đêm hôm trước.

Ngủ quá nhanh do nguyên nhân nào? Làm thế nào để đánh giá giấc ngủ?

>>>>>Xem thêm: Mặt nạ đất sét bao nhiêu tuổi dùng được?

Có nhiều phương pháp để đánh giá giấc ngủ, phổ biến nhất là MSLT và thang đánh giá giấc ngủ Epworth

Nhìn chung tình trạng ngủ quá nhanh có thể do chế độ sinh hoạt, đặc trưng công việc, áp lực cuộc sống,… nhưng cũng có thể khởi phát như dấu hiệu của một số bệnh lý hoặc tình trạng rối loạn tâm thần, rối loạn giấc ngủ đặc biệt. Nếu bạn không làm việc nặng và sinh hoạt điều độ nhưng vẫn ngủ quá nhanh trong thời gian dài thì tốt nhất nên đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra sức khỏe kịp thời để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách chữa trị thích hợp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *