Có nhiều người không thể ngủ nếu không có gối nằm nhưng lại có những trường hợp ngủ ngon, dễ vào giấc hoặc đơn giản là thoải mái hơn khi ngủ không gối. Vậy việc không sử dụng gối nằm khi ngủ có lợi ích hay tác hại đối với sức khỏe? Nhà thuốc Long Châu mời bạn theo dõi bài viết sau để có câu trả lời thích hợp nhất.
Bạn đang đọc: Ngủ không gối có lợi hay có hại? Gợi ý những tư thế ngủ thoải mái nhất
Ngủ không gối là thói quen của nhiều người bởi việc sử dụng gối kém chất lượng, gối quá cứng hoặc quá mềm, sử dụng sai cách,… có thể dẫn đến đau nhức cơ thể, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Để biết ngủ không nằm gối có lợi ích hay tác hại với cơ thể bạn hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây từ Nhà thuốc Long Châu.
Ngủ không gối: Lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe
Ngủ sai tư thế vào ban đêm gây nhiều tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng đau nhức toàn thân, đau cổ, trẹo cổ,… vào ban ngày khi thức dậy. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tư thế ngủ đúng hay sai là gối nằm bởi đây là vật dụng giúp giữ đầu của bạn luôn thẳng hàng với cổ và xương sống trong lúc ngủ. Nếu cột sống hoặc cổ không thằng, không ở vị trí trung tính có thể khiến bạn thức giấc giữa đêm hoặc mất ngủ. Những lợi ích bạn sẽ nhận được những lợi ích như:
Hạn chế đau cổ và lưng
Ngủ không nằm gối có thể giúp bạn giảm tình trạng đau cổ và lưng sau khi thức dậy đấy. Một số người cho biết họ cảm thấy kê gối dưới đầu khi ngủ khiến đầu họ bị đẩy quá xa về đằng sau làm cong cột sống và tăng áp lực lên phần lưng dưới. Những người ngủ không gối có thể ngủ với tư thế nằm sấp. Bên cạnh đó ngủ không gối còn có thể hỗ trợ căn chỉnh lại cột sống trong lúc ngủ, hỗ trợ giảm thiểu đau lưng hoặc mỏi cổ khi ngủ. Ngủ không nằm gối hoặc chỉ sử dụng một chiếc gối mỏng sẽ giúp bạn tránh khỏi những cơn đau nhức không mong muốn.
Giảm nếp nhăn
Các nghiên cứu về việc ngủ không gối cho thấy rằng gối có thể đè ép da khi bạn ngủ, đặc biệt là đối với người có thói quen nằm sấp hoặc nằm nghiêng khi ngủ. Thói quen này kéo dài sẽ làm da dễ hình thành nếp nhăn hơn, các dấu hiệu lão hóa khác như da chảy xệ, thiếu độ đàn hồi, xỉn màu, thiếu sức sống,… cũng rõ rệt hơn. Việc ngủ không gối sẽ giúp bạn tránh được những nếp nhăn trên da mặt, giữ làn da tươi trẻ hơn.
Làm giảm mụn
Một lợi ích nữa bạn có thể nhận được khi ngủ không gối, đó là giảm tình trạng mụn trên da. Vi khuẩn tích tụ trên gối nằm có thể tiếp xúc và sinh sôi phát triển trên bề mặt da trong thời gian bạn ngủ, từ đó hình thành nhiều loại mụn khác nhau như mụn viêm, mụn mủ, mụn ẩn,… Nếu bạn đang điều trị mụn mãi mà chưa khỏi có thể thử ngủ không gối nhé.
Ngủ không gối có gây hại không?
Việc ngủ không gối có thể đem đến một số lợi ích nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ mà bạn nên biết để quyết định ngủ có gối hay không. Theo các chuyên gia, ngủ không gối chủ yếu có hiệu quả tốt với người nằm sấp. Trong khi đó với những người có thói quen nằm nghiêng, nằm thẳng khi ngủ có thể sẽ thấy rằng ngủ không nằm gối làm họ thấy khó chịu, áp lực lên lưng và cổ cũng nặng hơn dẫn đến giảm chất lượng giấc ngủ, tăng nguy cơ mỏi cổ sau khi ngủ dậy. Dưới đây là một số rủi ro bạn có thể gặp khi suy trì ngủ không gối.
Tư thế kém
Khi bạn nằm ngủ ở tư thế nằm sấp và ngủ không gối có thể giúp cột sống được sắp xếp tốt hơn nhưng phần lớn trọng lượng cơ thể nằm ở giữa người nên sẽ khiến cột sống khó ở vị trí trung tính, từ đó dẫn đến tăng áp lực đối với phần lưng và cổ của bạn. Tư thế này sẽ khiến cột sống khó duy trì được đường cong tự nhiên vốn có của nó.
Để thúc đẩy tư thế nằm sấp được tốt hơn, ít ảnh hưởng đến độ cong của cột sống hơn bạn hãy lấy một chiếc gối để kê dưới bụng và xương chậu. Thực hiện điều này sẽ khiến phần giữa cơ thể được cân bằng, nâng đỡ tốt hơn, từ đó giảm thiểu áp lực đối với cột sống ngay cả khi bạn không sử dụng gối nằm khi ngủ.
Ở những tư thế khác, việc ngủ không gối không phải là tư thế lý tưởng nhất vì khiến cột sống của bạn ở tư thế không tự nhiên và làm các khớp và cơ bị kéo căng ra. Nếu bạn chủ yếu nằm ngửa hoặc nghiêng khi ngủ thì tốt nhất nên sử dụng gối nằm như thông thường.
Tìm hiểu thêm: Điều trị nội nha là gì? Tại sao cần phải điều trị nội nha?
Gây đau mỏi vùng cổ
Việc ngủ không gối và các cơn đau nhức vùng cổ có mối liên hệ khá mật thiết nên đây cũng là điều bạn cần lưu ý khi quyết định ngủ không gối nằm. Nếu bạn nằm sấp khi ngủ thì việc ngủ không gối có thể giúp cổ và cột sống về lại tư thế tự nhiên nhất. Tuy nhiên khi bạn nằm sấp có thể khiến cho đầu quay sang 1 bên trong thời gian dài, việc này cũng làm cổ của bạn bị kéo dài hơn ra phía sau. Điều này khiến bạn đau và cảm thấy khó chịu, đặc biệt là khi mới ngủ dậy do các cơ và khớp ở vùng cổ bị kéo căng ra.
Không chỉ như vậy mà việc ngủ không gối còn khiến áp lực lên vùng cổ của bạn tăng lên nhưng phân bổ không đồng đều. Điều này sẽ khiến bạn có khả năng cao bị đau cổ, cứng khớp hoặc các cơn đau đầu vô cùng khó chịu khi thức dậy.
Tư thế ngủ tốt cho sức khỏe bạn nên biết
Bên cạnh việc ngủ không gối có lợi hay hại thì bạn cũng nên biết ngủ ở tư thế nào để thoải mái và có lợi cho cơ thể nhất. Dưới đây là một số tư thế ngủ tăng chất lượng giấc ngủ, hạn chế mất ngủ, rối loạn giấc ngủ,… bạn nên biết.
Tư thế uốn cong người kiểu thai nhi: Đây là tư thế ngủ quen thuộc của nhiều người và cũng là một trong những tư thế tốt cho cơ thể của bạn. Những người thường xuyên bị đau lưng hoặc phụ nữ mang thai nên áp dụng tư thế này khi ngủ để cơ thể dễ chịu hơn, ngủ ngon hơn.
Nằm nghiêng về một bên: Tuy rằng việc ngủ nằm nghiêng có thể khiến da tạo thành nếp nhăn nhanh hơn nhưng nếu bỏ qua việc này, tư thế nằm nghiêng 1 bên cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm triệu chứng ợ nóng và hạn chế ngáy ngủ.
Tư thế nằm ngửa: Đây là tư thế ngủ được rất nhiều người áp dụng và có thể giúp bảo vệ cột sống, giảm đau lưng và đau đầu gối nữa đấy.
>>>>>Xem thêm: Nam giới uống sữa đậu nành có tốt không? Lưu ý cách uống tốt cho sức khỏe
Nhìn chung việc ngủ không gối có lợi ích nhưng cũng có tác hại, nhất là khi bạn áp dụng không đúng cách. Nếu bạn hay nằm sấp thì nên ngủ không gối còn nếu bạn ngủ nằm nghiêng hoặc nằm ngửa thì bạn vẫn nên nằm gối là tốt nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm