Ngủ dậy bị đau ở bả vai trái hoặc bả vai phải có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và để tìm ra cách giải quyết vấn đề này, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý. Hãy cùng tìm hiểu cách đối phó với đau bả vai khi tỉnh giấc.
Bạn đang đọc: Ngủ dậy bị đau bả vai trái phải làm sao?
Tư thế trong giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ xương và xương khớp. Ngày nay, ngủ dậy bị đau ở bả vai trái phải không còn là một vấn đề xa lạ, và điều này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy tìm hiểu về những nguyên nhân và giải pháp trong việc xử lý tình trạng này.
Một số nguyên nhân gây ra ngủ dậy bị đau bả vai trái
Ngủ dậy bị đau bả vai trái có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
Tư thế ngủ không đúng cách
Một số người thường cho rằng có thể ngủ với bất kỳ tư thế nào miễn cơ thể cảm thấy thoải mái là được. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm và có thể dẫn đến đau vai sau khi thức dậy. Tư thế ngủ nằm nghiêng bên trái được cho là thoải mái đối với nhiều người, nhưng đây là nguyên nhân trực tiếp gây đau bả vai trái do áp lực của cơ thể đè nặng lên vùng này.
Chấn thương vòng bít rotator
Vòng bít rotator là tập hợp các gân bao quanh khớp vai để gắn phần cuối của xương cánh tay vào xương vai, giúp cố định cánh tay vững chắc khi vận động.
Chấn thương vòng bít rotator xảy ra khi các gân ở vị trí này viêm và bị kích thích hoặc bị rách một phần. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này như:
- Chấn thương với tư thế té ngã dang rộng cánh tay hoặc do mang vác vật quá nặng so với sức chịu đựng của cơ thể.
- Chơi các môn thể thao vận động thường xuyên sử dụng khớp vai như bóng chày, quần vợt hoặc chèo thuyền.
- Làm các công việc yêu cầu nâng cao tay hoặc sử dụng trên cao với cường độ liên tục như xây dựng hoặc sơn nhà cửa.
Một số triệu chứng có thể xảy ra gồm có:
- Đau âm ỉ hoặc đau sâu trong vai.
- Cơn đau trở nên nặng hơn khi thực hiện các động tác liên quan đến nâng, ném hoặc vươn ra sau lưng.
- Cứng khớp vai hoặc mất khả năng vận động.
- Làm gián đoạn giấc ngủ nếu bạn lăn đè lên vai bị ảnh hưởng.
Viêm bao hoạt dịch khớp vai trái
Bao hoạt dịch là một túi chứa chất lỏng thường nằm ở vị trí xung quanh vai, hông, khuỷu tay hoặc đầu gối, bàn chân và có chức năng như một tấm đệm giữa xương và các bộ phận xung quanh như cơ bắp và gân, da để cho các hoạt động được dễ dàng hơn. Viêm bao hoạt dịch khớp vai là tình trạng viêm, sưng, đỏ của một túi dịch ở vai do các động tác lặp đi lặp lại ở vai với cường độ quá mức gây chấn thương. Các triệu chứng thường gặp như:
- Đau một phần hoặc đau toàn bộ vùng vai cùng bên bị ảnh hưởng.
- Khi cử động hoặc khi tạo áp lực lên vùng đó làm cơn đau nặng hơn.
- Cứng khớp vai, hạn chế trong các cử động.
- Sưng và đỏ vùng vai bị viêm.
Một số phương pháp được sử dụng để điều trị viêm bao hoạt dịch ở vai gồm:
- Cho vai bị đau nghỉ ngơi hoặc hạn chế các hoạt động nặng nhọc.
- Sử dụng thuốc kháng viêm không kê đơn để giảm đau và viêm.
- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu với sự hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu các biện pháp bảo tồn nêu trên không hiệu quả, bạn có thể cần phẫu thuật để dẫn lưu hoặc cắt bỏ bao bị ảnh hưởng.
Chấn động vai
Nguyên nhân do mô mềm xung quanh vòng bít cọ xát vào mô hoặc xương trong quá trình cử động cánh tay. Nguyên nhân có thể do:
- Viêm gân nhị đầu vai.
- Viêm bao hoạt dịch vai.
- Sự xuất hiện của các gai xương thường hay xảy ra ở người lớn tuổi.
Tìm hiểu thêm: Cách làm đàn ông lên đỉnh trong quan hệ tình dục như thế nào?
Các triệu chứng thường gặp như:
- Đau ở phần trên hoặc phần phía ngoài của vai.
- Cơn đau gia tăng khi nâng cao cánh tay với tư thế qua đầu.
- Cơn đau có thể xảy ra vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và thường gây đau vai sau khi ngủ dậy.
- Khi cử động khớp vai nghe có tiếng lách cách kèm theo cảm giác đau.
Điều trị ban đầu có thể bao gồm nghỉ ngơi, sử dụng các thuốc giảm đau và thực hiện các bài tập vai nhẹ nhàng.
Viêm bao dính khớp vai (Đông cứng khớp vai)
Viêm bao dính khớp vai hay còn gọi là đông cứng khớp vai xảy ra khi các mô liên kết trong khớp vai dày lên làm giảm khả năng vận động. Nguyên nhân chính xác thì vẫn chưa được tìm ra nhưng nguy cơ tăng lên khi vai của bạn đã bất động trong một thời gian dài do phục hồi sau chấn thương hoặc phẫu thuật. Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Các triệu chứng của xảy ra trong ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xuất hiện những cơn đau khi cử động và tăng lên khi vận động tay và khớp vai. Bệnh nhân có thể mất ngủ hoặc gián đoạn giấc ngủ vì đau.
Giai đoạn 2: Vai đông cứng, cường độ đau giảm bớt, nhưng vai trở nên cứng và cử động khó khăn.
Giai đoạn 3: Vai rã đông với phạm vi cử động của bạn bắt đầu cải thiện chậm dần, có thể sau nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Điều trị đông cứng khớp vai tập trung vào việc giảm đau và tăng dần phạm vi cử động. Điều này có thể được thực hiện với thuốc giảm đau không kê đơn và vật lý trị liệu. Những trường hợp dai dẳng hơn có thể phải tiêm corticosteroid, nắn khớp vai hoặc phẫu thuật.
Biện pháp phòng ngừa ngủ dậy bị đau bả vai trái
Nếu bạn bị đau vai sau khi ngủ dậy hoặc cảm thấy khó chịu ở vai trái, dưới đây là một số cách bạn có thể thử để giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn khi tỉnh dậy:
Tránh ngủ nghiêng bên vai bị ảnh hưởng. Điều chỉnh tư thế ngủ của bạn sang phía đối diện hoặc nằm ngửa để giảm áp lực lên vai.
Nếu bạn lo lắng về việc thay đổi tư thế trong giấc ngủ của mình, hãy sử dụng một chiếc gối kê ở bên vai bị đau để tránh lăn sang bên đó.
Thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng để tăng tuần hoàn máu và giúp cơ bắp và gân ở vùng bị đau thư giãn. Có thể thực hiện các bài tập vai nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ để kéo giãn và giảm đau vai.
>>>>>Xem thêm: Cấy phôi thai: Yếu tố quyết định sự thành công của thụ tinh trong ống nghiệm
Tránh các hoạt động mạnh ở vùng vai như chơi các môn thể thao sử dụng tay hoặc ném nhiều, hoặc mang vật nặng, vì chúng có thể khiến tình trạng đau nặng thêm.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen theo hướng dẫn.
Xây dựng một thói quen ngủ tốt với lịch sinh hoạt đều đặn, bao gồm giờ đi ngủ và thức dậy.
Tránh thực hiện các động tác vai lặp đi lặp lại, như nâng cao vai hoặc ném, vì chúng có thể gây căng thẳng cho khớp vai.
Khi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại trong công việc hoặc thể thao, hãy tạo các khoảng nghỉ giải lao thường xuyên để cơ thể được phục hồi.
Trước khi làm việc hoặc tham gia các hoạt động thể thao, hãy thực hiện các bài tập khởi động một cách đúng cách để làm nóng khớp, bảo vệ khớp và ngăn ngừa chấn thương do kéo căng đột ngột.
Khi cần di chuyển các vật nặng, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhiều người khác hoặc sử dụng các thiết bị chuyên chở để tránh gánh nặng lên cơ thể của mình.
Nếu ngủ dậy bị đau bả vai trái kéo dài trong thời gian dài và không giảm đi, hoặc nếu bạn trải qua các triệu chứng khác như yếu liệt vận động hoặc chấn thương, bạn nên thăm khám bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị phù hợp. Điều này có thể là dấu hiệu của các vấn đề xương khớp hoặc bệnh lý nghiêm trọng khác mà cần sự can thiệp chuyên nghiệp.
Xem thêm: Sáng ngủ dậy bị ướt quần ở tuổi vị thành niên
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm