Nghén về chiều là hiện tượng gì? Làm cách nào để khắc phục?

Nghén về chiều là hiện tượng gì? Làm cách nào để khắc phục?

Bạn đang đọc: Nghén về chiều là hiện tượng gì? Làm cách nào để khắc phục?

Trong khi mang thai, có đến 70% các mẹ bầu sẽ trải qua tình trạng ốm nghén, đặc biệt là nghén về chiều với mức độ và triệu chứng khác nhau. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đâu, có nguy hiểm không và làm thế nào để khắc phục?

Ốm nghén trong quá trình mang thai, nhất là nghén vào buổi chiều khiến các mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi dẫn đến tâm trạng trở nên căng thẳng và lo âu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về tình trạng nghén về chiều cũng như những mẹo giảm ốm nghén đơn giản dễ thực hiện.

Nguyên nhân gây nghén về chiều

Tình trạng ốm nghén có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong ngày, từ ban ngày cho đến chiều tối. Tuy nhiên, bà bầu có nguy cơ nghén về chiều nhiều hơn do một số yếu tố dưới đây:

  • Mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và đói bụng nhiều hơn vào buổi chiều sau một ngày lao động nhiều, mức năng lượng trong cơ thể mẹ bầu sẽ giảm xuống;
  • Buổi chiều tối mẹ bầu thường có thói quen ăn nhiều so với ban ngày. Việc tiêu thụ số lượng thức ăn lớn vào buổi tối sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá mức, gây đầy bụng và buồn nôn hơn;
  • Mẹ bầu thường suy nghĩ nhiều và dễ tủi thân hơn vào buổi chiều muộn. Tâm lý không tốt có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu, khiến tình trạng nghén về chiều ngày càng nặng hơn.

Nghén về chiều là hiện tượng gì? Làm cách nào để khắc phục? 1

Bà bầu có nguy cơ bị tình trạng nghén về chiều nhiều hơn

Mẹ bầu nghén về chiều cần đi khám khi nào?

Nếu gặp phải những dấu hiệu sau đây, mẹ bầu nên đi khám ngay:

  • Tình trạng buồn nôn diễn ra liên tục;
  • Sau khi dùng một số loại thức ăn lỏng hoặc thực phẩm nhất định thì thường xuyên nôn mửa. Đó có thể dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng dạ dày;
  • Đi tiểu ít;
  • Nôn ra máu;
  • Cảm thấy chóng mặt (do huyết áp thấp hoặc một số bệnh lý khác).

Sau khi đã thử mọi biện pháp khắc phục tại nhà, nếu tình trạng không thuyên giảm, mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra và có phương án can thiệp kịp thời.

Nghén về chiều là hiện tượng gì? Làm cách nào để khắc phục? 2

Nếu tình trạng nghén không thuyên giảm, mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra

Cách khắc phục nghén về chiều hiệu quả tại nhà

Cơn buồn nôn về chiều do ốm nghén cản trở sinh hoạt của mẹ bầu mà còn gây mất ngủ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể thử những cách khắc phục tại nhà dưới đây:

Điều chỉnh tư thế ngủ

Chứng nôn nghén về chiều tối có thể do tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây nên. Do vậy, để ngon giấc hơn, mẹ bầu nên nằm ở tư thế ngủ thích hợp là nằm nghiêng sang bên trái, đầu gối hơi cong, có thể kẹp chiếc gối ôm giữa hai gối cho thoải mái.

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Mẹ nên ăn thường xuyên nhưng với khẩu phần vừa phải để tránh cảm giác bị đói hoặc quá no. Ngoài ra, mẹ nên có một bữa ăn nhẹ cứ mỗi sau 2 hoặc 3 giờ. Những thực phẩm trong bữa ăn phải đảm bảo cân đối dinh dưỡng và thỏa tiêu chí an toàn cho thai kỳ.

Trong trường hợp bị đánh thức giữa đêm bởi cơn nghén, mẹ có thể nhấm nháp vài miếng bánh quy hoặc trái cây khô.

Tránh thực phẩm cay nóng

Mẹ bầu nên tránh xa những loại thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều đường vì gây khó tiêu và có thể làm nghiêm trọng tình trạng đầy hơi, trào ngược. Thay vào đó, mẹ nên dùng sữa, rau quả hoặc các loại trái cây…

Uống nhiều nước

Cách chữa ốm nghén rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao là bổ sung đầy đủ chất lỏng. Vì tình trạng mất nước vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả dẫn đến tình trạng buồn nôn xuất hiện trong thai kỳ. Dùng một chút nước táo ép vào bữa tối sẽ giúp ổn định lượng đường huyết.

Tránh những mùi mạnh

Do khi mang thai, mẹ bầu có sự nhạy cảm về khứu giác nên dễ bị kích ứng với mùi thức ăn, mỹ phẩm, hóa chất… Nếu gặp tình trạng như vậy, tốt nhất mẹ nên giảm bớt gia vị khi chế biến thức ăn, giữ nơi ở luôn sạch sẽ, thoáng mát. Trường hợp trong nhà xuất hiện mùi khó chịu khiến mẹ thấy buồn nôn, hãy mở cửa sổ hoặc bật quạt thông gió ngay.

Kích thích huyệt đạo

Để giúp chống nôn hiệu quả, mẹ có thể đeo một chiếc vòng tay y khoa chuyên dụng có kích thước nhỏ, ôm khít cổ tay, để tạo áp lực lên một điểm huyệt nằm ở cổ tay (khi ngửa bàn tay).

Sử dụng gừng

Cách chữa ốm nghén bằng gừng khá phổ biến và được áp dụng từ xưa. Theo dân gian, gừng được xem là “phương thuốc” tự nhiên để trị các triệu chứng như ho, cảm lạnh, buồn nôn và đau nửa đầu.

Khi có cảm giác buồn nôn, mẹ hãy ngậm một lát gừng tươi trong khoảng vài phút để giảm nôn nhanh chóng. Ngoài ra, uống trà gừng có thể giúp giảm triệu chứng ốm nghén hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng nhiều cả gừng tươi hay trà gừng vì sẽ gây nên hiện tượng co thắt tử cung nguy hiểm. Mẹ bầu cần hết sức lưu ý rằng dùng gừng liên tục trong thời gian dài cũng có thể bào mỏng thành mạch máu.

Tìm hiểu thêm: Kết hợp niacinamide và azelaic acid có tác dụng gì? Cách dùng ra sao?

Nghén về chiều là hiện tượng gì? Làm cách nào để khắc phục? 3
Uống trà gừng có thể giúp giảm triệu chứng ốm nghén hiệu quả

Thử áp dụng liệu pháp mùi hương

Từ thời Ai Cập cổ đại, con người đã dùng liệu pháp mùi hương, chủ yếu dùng tinh dầu thiên nhiên, để cải thiện sức khỏe. Các loại tinh dầu như bạc hà hay hoa oải hương sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, thư thái, làm giảm cơn buồn nôn hiệu quả.

Mẹ hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu lên cổ tay hoặc nhỏ lên khăn để ngửi. Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại nến thơm cũng mang đến hiệu quả tương tự.

Áp dụng chế độ ăn BRAT

BRAT là viết tắt của các từ tiếng Anh gồm Bananas, Rice, Applesauce, Toast nghĩa là chế độ ăn bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Ban đầu, chỉ có những người gặp vấn đề rối loạn dạ dày hoặc tiêu chảy mới dùng chế độ ăn này. Sau đó, người ta phát hiện có thể dùng BRAT như một cách chữa ốm nghén hiệu quả.

Tuy nhiên, ngay khi chứng buồn nôn được kiểm soát tốt, mẹ hãy ngừng chế độ ăn này vì BRAT không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho mẹ trong thai kỳ.

Tránh lao lực

Mẹ sẽ dễ dàng gặp cơn ốm nghén vào buổi tối nếu làm việc quá sức khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và căng thẳng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ưu tiên cắt giảm các công việc nặng nhọc, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, đi bộ hoặc tập yoga cho bà bầu để tăng cường lưu thông khí huyết,…

Bổ sung vitamin B6 và B12

Vitamin B6 và B12 là những vitamin có tác dụng giảm nôn nghén và giúp mẹ bầu sớm cải thiện các triệu chứng khó chịu của thai kỳ. Để bổ sung hai loại vitamin này vào cơ thể, mẹ nên dùng đa dạng các loại thực phẩm bao gồm cá, gà, đậu phụ, trứng, cải bó xôi, hành tây, chuối, cà rốt,…

Nghén về chiều là hiện tượng gì? Làm cách nào để khắc phục? 4

>>>>>Xem thêm: Gây tê vùng phong bế thần kinh ngoại vi những thông tin cần biết

Vitamin B6 và B12 là những vitamin có tác dụng giảm nôn nghén

Thực hiện các bài tập hít thở

Mẹ bầu nên hít thở thật sâu để xoa dịu hệ thần kinh bất cứ khi nào cảm thấy buồn nôn. Cách thở như sau: Bạn dùng tay bịt mũi bên phải, thở nhẹ nhàng và lặp lại thao tác này với mũi bên trái, có thể thấy cảm giác nôn nghén khó chịu sẽ được loại bỏ theo từng nhịp thở.

Thuốc chống ốm nghén

Nếu mẹ bị nghén nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống nghén, chống nôn và uống vào buổi sáng và tối hay vào buổi tối tùy mức độ nghén. Bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc an toàn trong thai kỳ nên mẹ bầu không cần quá lo lắng khi dùng thuốc.

Tóm lại, nghén về chiều là hiện tượng thường gặp với mẹ bầu, tuy không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng gây khó chịu và khiến mẹ bầu mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, mẹ nên khám thai định kỳ để cải thiện cơn nghén hiệu quả.

Xem thêm:

  • Cách giảm nghén ở tuần thứ 8 và những điều bà bầu cần biết
  • Mẹ bầu nghén nên ăn gì? Mách chị em những thực phẩm giúp giảm nghén

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:ốm nghénKinh nghiệm mang thaiMang thai an toàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *