Mụn thịt trong miệng: Nguyên nhân và cách điều trị

Mụn thịt trong miệng: Nguyên nhân và cách điều trị

Bạn đang đọc: Mụn thịt trong miệng: Nguyên nhân và cách điều trị

Mụn thịt là tình trạng tương đối phổ biến, thường xuất hiện ở cổ, nách hay các vùng da khác trên cơ thể. Mụn thịt trong miệng cũng là tình trạng hiếm gặp. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cho bạn những thông tin cần biết về tình trạng mụn thịt trong miệng.

Mụn thịt trong miệng có thể lan rộng ra khắp miệng, gây khó chịu khi ăn uống, khi nói chuyện. Từ đó khiến bạn cảm thấy bất tiện khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân nào gây ra mụn thịt trong miệng? Và có phương pháp nào điều trị được mụn thịt trong miệng?

Mụn thịt trong miệng là gì?

Mụn thịt trong miệng là tình trạng có xuất hiện nốt mụn trong khoang miệng, có thể gây ra sự khó chịu, đau đớn. Các khối u này thường có kích thước nhỏ, mềm đơn lẻ hoặc tập trung trên niêm mạc miệng.

Mụn thịt trong khoang miệng sẽ có ở bất kỳ vùng nào trong miệng bao gồm cả môi, lưỡi, cổ họng và nướu. Thông thường các u này là lành tính, không phải khối u ác tính.

Tuy vậy nếu không thăm khám và điều trị, mụn thịt trong miệng sẽ gây khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra có thể người bệnh không phân biệt được đó là khối u lành tính hay ác tính nên cần phải thăm khám bác sĩ.

Mụn thịt trong miệng: Nguyên nhân và cách điều trị 2

Mụn thịt trong miệng có thể gây đau đớn khi cọ xát do ăn uống, nói chuyện

Nguyên nhân gây mụn thịt trong miệng?

Xuất hiện mụn thịt trong miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số các yếu tố có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành mụn thịt. Các yếu tố đó bao gồm:

  • Sưng nướu: Đây là tình trạng nướu sưng lên, tạo thành khối u mềm. Nguyên nhân gây sưng nướu có thể do sử dụng một số loại thuốc hoặc liên quan đến tình trạng sức khỏe.
  • Tắc nghẽn tuyến nước bã nhờn: Sự tắc nghẽn của một trong các tuyến nước bã nhờn có thể tạo thành một khối u.
  • Vùng da khoang miệng bị tổn thương: Nếu khu vực trong miệng bị tổn thương do chấn thương, do trầy xước hoặc do ăn các loại thực phẩm chua, có thể làm xuất hiện mụn thịt.
  • Dị ứng: Một số thực phẩm có thể gây ra dị ứng khoang miệng, từ đó gây kích ứng, nổi mụn thịt trong miệng.
  • Ung thư là một yếu tố tiềm ẩn có thể xảy ra. Vì vậy, khi có bất kỳ nghi ngờ nào thì việc kiểm tra, theo dõi chặt chẽ là điều quan trọng để đảm bảo bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả.

Mụn thịt trong miệng: Nguyên nhân và cách điều trị 4

Sưng nướu, tổn thương niêm mạc miệng,… là các nguyên nhân gây ra mụn thịt trong miệng

Điều trị mụn thịt trong miệng

Một số cách có thể được sử dụng để điều trị mụn thịt trong miệng dưới đây:

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối sinh lý thường được sử dụng nhiều với mục đích chăm sóc sức khỏe miệng và họng. Do đó sử dụng nước muối sinh lý để ngăn vi khuẩn tác động vào vùng bị mụn thịt. Dưới đây là một số ưu điểm và cách sử dụng nước muối sinh lý:

  • Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ vi khuẩn và giảm nguy cơ viêm nhiễm nướu. Áp suất thẩm thấu của nước muối giúp loại bỏ mảng bám và các tế bào chết trên răng, hỗ trợ việc duy trì nướu khỏe mạnh.
  • Phòng tránh vi khuẩn và virus: Súc họng bằng nước muối sinh lý có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và virus từ miệng và họng, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Phòng ngừa các vấn đề họng: Duy trì thói quen súc miệng và súc họng hàng ngày có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm họng và các vấn đề răng miệng khác.

Để tự pha nước muối sinh lý tại nhà, bạn có thể sử dụng nước ấm và muối biển không chứa iodine theo tỉ lệ 9 gram muối cho mỗi 1 lít nước. Đảm bảo muối hoàn toàn tan hết trong nước trước khi sử dụng.

Tìm hiểu thêm: U tuyến yên tăng tiết prolactin là gì và cách điều trị hiệu quả

Mụn thịt trong miệng: Nguyên nhân và cách điều trị 5
Mụn thịt trong miệng cần phải được điều trị để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Thay đổi thói quen ăn uống

Một số lưu ý về chế độ ăn như sau:

  • Ưu tiên chọn thực phẩm mềm và lỏng: Giảm nguy cơ tổn thương mụn thịt và làm giảm đau đớn. Thực phẩm như cháo, súp và món hầm mềm sẽ dễ ăn và tránh sự ma sát.
  • Tránh thực phẩm có tính kích thích: Các thực phẩm cay, nóng, dầu mỡ và quá chua có thể kích thích gây đau rát khoang miệng.
  • Chọn thực phẩm có tính mát: Nước cam, rau má và mồng tơi có tính mát có thể giúp làm dịu và giảm cảm giác nóng rát trong khoang miệng.
  • Tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể có đủ năng lượng để chống lại sự nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình tự lành của mụn thịt.
  • Chọn thực phẩm có tính kháng viêm: Rau diếp cá, gừng, bạc hà chứa các chất có tính kháng viêm và kháng khuẩn, có thể hỗ trợ giảm viêm nhiễm và đau đớn.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp hỗ trợ quá trình tự lành và ngăn chặn sự phát triển của mụn thịt. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý về chế độ sinh hoạt:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Ngủ đủ giấc là quan trọng để cơ thể có thể phục hồi và tăng cường sức đề kháng.
  • Tránh quan hệ bằng miệng: Quan hệ bằng miệng có thể tăng nguy cơ làm tổn thương mụn thịt và làm tăng khả năng lây nhiễm. Do đó nên tránh quan hệ bằng miệng trong thời gian điều trị mụn thịt trong miệng.
  • Tránh chất kích thích: Rượu, bia và thuốc lá có thể kích thích khoang miệng và tăng nguy cơ làm tổn thương mụn thịt.
  • Chăm sóc miệng đúng cách: Nên sử dụng bàn chải có lông mềm và đánh răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nốt mụn.
  • Giữ vùng miệng sạch sẽ: Súc miệng sau khi ăn để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Điều trị bằng thuốc

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể quyết định kê đơn thuốc để điều trị mụn thịt trong miệng. Một số thuốc mà bác sĩ có thể kê cho bạn bao gồm:

  • Thuốc bôi: Các thành phần trong thuốc bôi có thể bao gồm corticosteroids để giảm viêm, kháng sinh để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và các thành phần có tác dụng giảm đau.
  • Thuốc uống: Trường hợp nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Các loại thuốc chống dị ứng hoặc thuốc chống viêm NSAIDs cũng có thể được kê để giảm viêm và giảm đau.
  • Thuốc bổ sung: Các loại thuốc bổ sung có vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin B và kẽm có thể giúp hỗ trợ quá trình phục hồi.

Mụn thịt trong miệng: Nguyên nhân và cách điều trị 3

>>>>>Xem thêm: Thắc mắc: Bị ung thư có nên ăn thịt gà không?

Cần thăm khám bác sĩ nếu tình trạng mụn thịt trở nên tồi tệ hơn

Phương pháp phẫu thuật

Trong những trường hợp mụn thịt trong miệng nặng thì phẫu thuật có thể là lựa chọn tối ưu để loại bỏ mụn thịt, ngăn chặn nguy cơ lây lan. Hiện nay có một số phương pháp phẫu thuật thông dụng được biết đến như:

  • Phẫu thuật cắt mụn thịt: Bác sĩ sẽ sử dụng dao phẫu thuật để cắt và loại bỏ mụn thịt. Phương pháp này thường được áp dụng trong những trường hợp mụn thịt lớn và không đáp ứng với các liệu pháp khác. Có thể để lại sẹo sau quá trình phẫu thuật.
  • Sử dụng tia laser: Tia laser có khả năng xâm nhập sâu vào mô mà không làm tổn thương mô xung quanh. Phương pháp này có thể được áp dụng an toàn cho vùng niêm mạc miệng nhạy cảm.
  • Phương pháp quang động học (ALA – DTL): Năng lượng ánh sáng sẽ phá hủy mô tổn thương một cách có chọn lọc và giảm tổn thương đối với các mô lành. Phương pháp này thích hợp cho những tổn thương nhỏ và nông.

Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết hiểu được nguyên nhân và cách điều trị mụn thịt trong khoang miệng. Bất kỳ các kết luận nào về tình trạng bệnh cũng nên được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng bạn có thêm nhiều điều bổ ích từ bài viết trên.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Mụn thịtTrị mụn thịt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *