Trong chiều dài phát triển của nhân loại, mặt trăng là một trong số các biểu tượng thiêng liêng được các quốc gia trên thế giới tôn thờ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chu kỳ mặt trăng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ con người, tuy nhiên vẫn chưa có khẳng định cụ thể. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu sâu hơn về mối liên hệ giữa chu kỳ mặt trăng và giấc ngủ nhé!
Bạn đang đọc: Mối liên hệ giữa chu kỳ mặt trăng và giấc ngủ
Mặt trời và mặt trăng tạo nên chu kỳ ánh sáng tự nhiên cho Trái Đất. Sự chuyển đổi giữa ngày – đêm giúp sinh vật sinh trưởng và phát triển. Kết quả của các nghiên cứu cho thấy rằng chu kỳ mặt trăng có thể tác động tới giấc ngủ của con người nhưng các nghiên cứu này lại chưa thực sự rõ ràng. Vậy mối liên hệ giữa chu kỳ mặt trăng và giấc ngủ con người như thế nào?
Hiểu như thế nào về chu kỳ mặt trăng?
Mặt trăng có sự thay đổi hằng đêm, có khi trăng tròn và sáng, có khi trăng lưỡi liềm và mờ ảo. Bởi mặt trăng không tự tạo ra ánh sáng mà do có mặt trời chiếu sáng vì vậy, tùy thuộc vào vị trí mặt trời, mặt trăng và Trái Đất tương quan với nhau mà lượng ánh sáng mặt trời phản xạ sẽ khác nhau. Chính vì vậy, góc nhìn từ Trái Đất của chúng ta sẽ thấy mặt trăng luôn biến hình qua từng đêm.
Chu kỳ mặt trăng bắt đầu từ một hình tròn hoàn chỉnh, gọi là trăng rằm. Sau đó mặt trăng dần thu nhỏ, có thể không nhìn thấy được gọi là trăng non. Tiếp đó, mặt trăng tăng dần kích thước cho đến khi hình thành một hình tròn hoàn chỉnh lần nữa. Quá trình thay đổi này mất khoảng 29,5 ngày.
Chu kỳ mặt trăng chia thành 8 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn sẽ biểu thị hình dạng chính xác của mặt trăng cũng như phản ánh quá trình tăng giảm độ tròn. 8 giai đoạn cụ thể là: Trăng non, trăng lưỡi liềm, trăng bán nguyệt đầu tháng, trăng khuyết, trăng tròn, trăng khuyết, trăng bán nguyệt cuối tháng và cuối cùng là trăng lưỡi liềm. Mỗi chu kỳ mặt trăng sẽ tương quan với các vị trí riêng biệt giữa mặt trời, mặt trăng và Trái Đất.
Chu kỳ mặt trăng có mối liên hệ như thế nào đến giấc ngủ của con người?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chu kỳ mặt trăng có mối liên hệ với giấc ngủ của con người, đặc biệt là trong giai đoạn trăng tròn. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng bởi chu kỳ mặt trăng theo cùng một cách.
Có phân tích cho thấy trăng tròn có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ. Qua quan sát giấc ngủ của các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu trong giai đoạn này, các chuyên gia nhận thấy họ phải mất thêm khoảng 5 phút để đi vào giấc ngủ và ngủ ít hơn khoảng 20 phút. Các tình nguyện viên phải nhiều thời gian hơn để đạt được giấc ngủ REM, giảm 30% giấc ngủ sâu và tự nhận thấy chất lượng giấc ngủ của họ giảm xuống.
Bên cạnh đó, một số người cho rằng mối liên hệ giữa chu kỳ mặt trăng và giấc ngủ có thể có liên quan đến yếu tố tâm linh và tâm trạng. Trăng tròn được coi là thời điểm có năng lượng mạnh mẽ, có thể tác động tâm linh và làm tăng cường cảm xúc khiến một số người cảm thấy khó khăn trong việc thư giãn vào buổi tối và gây ra khó khăn trong việc vào giấc ngủ.
Tuy nhiên hiện tại chưa có đủ bằng chứng chứng minh tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng bởi chu kỳ mặt trăng bởi mức độ tác động đến mỗi người là khác nhau.
Vì sao chu kỳ mặt trăng lại ảnh hưởng đến giấc ngủ?
Nhiều nghiên cứu cho rằng chu kỳ mặt trăng ảnh hưởng đến giấc ngủ tuy nhiên vì sao lại xảy ra hiện tượng này. Dưới đây là một số lý do giải thích vì sao chu kỳ mặt trăng lại ảnh hưởng đến giấc ngủ con người.
Do ánh sáng từ mặt trăng
Có giả thuyết cho rằng, chu kỳ mặt trăng ảnh hưởng đến giấc ngủ vì lượng ánh sáng từ mặt trời phản xạ vào Trái Đất làm giảm mức độ tối của môi trường xung quanh. Ngoài ra, ánh sáng ban đêm cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin – loại hormon giúp điều chỉnh giấc ngủ. Chính vì vậy, mức độ ánh sáng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Tìm hiểu thêm: Cách trị vảy nến da đầu tại nhà và những sai lầm cần tránh
Do các dao động điện từ ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Có giả thuyết cho rằng mặt trăng tạo ra các dao động điện từ thông qua quá trình phức tạp. Một số nghiên cứu cho thấy rằng con người dễ nhạy cảm với các biến thể địa từ ở mức độ thấp. Các sự kiện như bão địa từ hay cực quang cũng có thể tác động đến sức khỏe con người bao gồm đau đầu, thay đổi lưu lượng máu, huyết áp hoặc thậm chí là gây đau tim. Mặc dù chưa có cơ sở sinh học chính xác nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy một số cơ chế liên quan đến nồng độ hormon, gây đứt gãy ADN và gây viêm.
Do trọng lực
Có một số ý kiến cho rằng lực hấp dẫn của mặt trăng có tác động đến sức khỏe con người bởi vì nước chiếm khoảng hơn 70%, trong khi đó lực hấp dẫn của mặt trăng có ảnh hưởng đáng kể đến thủy triều đại dương. Tuy nhiên, lực hấp dẫn của mặt trăng đối với con người là rất nhỏ bởi tác động của thủy triều lên một người còn nhỏ hơn một phần triệu kích thước của nguyên tử. Ngoài ra, tác động của lực hấp dẫn từ mặt trăng giữa thời kỳ trăng tròn và trăng non có sự thay đổi không đáng kể, vì vậy không thể giải thích sự thay đổi giấc ngủ xảy ra trong chu kỳ mặt trăng.
Tác động của chu kỳ mặt trăng tới giấc ngủ giữa nam giới và nữ giới
Nghiên cứu sự khác biệt trong tác động cụ thể của chu kỳ mặt trăng tới giấc ngủ theo giới tính là rất hiếm. Đây là một trong những lĩnh vực nghiên cứu đang tiếp tục được khám phá. Trong một nghiên cứu, nữ tình nguyện viên đã giảm thời gian ngủ và ít ngủ REM hơn vào giai đoạn trăng tròn. Tuy nhiên, đối với các nam tình nguyện viên lại ngủ REM nhiều hơn trong suốt chu kỳ mặt trăng này.
>>>>>Xem thêm: Đột quỵ do nắng nóng có đúng không? Cách xử lý khi đột quỵ do nắng nóng
Một nghiên cứu khác cho thấy nam giới nhạy cảm hơn với mặt trăng. Bởi thời gian ngủ của họ ít hơn khoảng 21 phút, ngủ ít ngon và thức giữa đêm sau lần đầu tiên chìm vào giấc ngủ khoảng 14 phút vào giai đoạn mặt trăng phát triển từ trăng non đến trăng tròn. Ngoài ra, ánh sáng từ mặt trăng là sự phản chiếu từ ánh sáng mặt trời vào Trái Đất và gây ảnh hưởng đến hormon melatonin – loại hormon báo hiệu ban đêm và đến thời gian ngủ. Nhiều nghiên cứu trước đây phát hiện vào giai đoạn trăng tròn, nồng độ hormon melatonin và testosterone ở nam giới thấp hơn nhưng nồng độ hormon căng thẳng cortisol lại tăng cao.
Bài viết trên đây là toàn bộ phân tích về mối liên hệ giữa chu kỳ mặt trăng và giấc ngủ. Mặc dù có nhiều nghiên cứu về sự tác động của chu kỳ mặt trăng đối với giấc ngủ nhưng lại chưa có cơ sở khoa học chứng minh cụ thể. Để có giấc ngủ ngon bất kể những ảnh hưởng từ mặt trăng, bạn có thể điều chỉnh môi trường phòng ngủ và thực hành một số thói quen nhất định như hạn chế caffeine, tránh ánh sáng xanh, ngủ và thức giấc đúng giờ đều có thể giúp bạn cải thiện giấc ngủ.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm