Suy nút xoang tim là hội chứng thường xảy ra cho những người trên 50 tuổi, với các biểu hiện phổ biến như choáng, ngất, thậm chí đột tử. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn chưa trang bị kiến thức về bệnh lý này. Vậy suy nút xoang là gì? Nguyên nhân là cách điều trị bệnh suy nút xoang ra sao? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Mọi điều cần biết về hội chứng suy nút xoang tim
Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng suy nút xoang khiến tần số nhĩ không phù hợp với nhu cầu sinh lý của cơ thể. Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như người mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, đánh trống ngực, ngất. Nhiều trường hợp bác sĩ cân nhắc chỉ định bệnh nhân cấy máy tạo nhịp tim.
Suy nút xoang tim là gì?
Nút xoang tim là một trong số các bộ phận của tim, giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhịp đập của tim. Vị trí của nút xoang nằm ở thành tâm nhĩ phải, đảm nhận chức năng phát các xung động điều chỉnh sự co bóp của tim và đảm bảo dòng máu chảy liền mạch.
Từ nút xoang, các xung động sẽ đi đến buồng tâm nhĩ, gây ra các cơn co thắt đẩy máu đến tâm thất. Sau đó xung động lại tiếp tục đi qua nút nhĩ thất, cuối cùng đến tâm thất và bắt đầu quá trình bơm máu quan trọng.
Suy nút xoang còn gọi là hội chứng xoang bệnh lý hay rối loạn chức năng nút xoang, bao gồm nhiều bất thường khác nhau như các rối loạn hình thành xung động tại nút xoang, các vấn đề dẫn truyền, suy yếu chức năng tạo nhịp của các chủ nhịp dưới nút xoang cũng như tăng độ nhạy cảm của cơ nhĩ gây ra các rối loạn nhịp nhanh nhĩ.
Suy nút xoang biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức lại đặt ra cho chúng ta những thách thức riêng đối với sức khỏe tim mạch. Các rối loạn bên trên có thể gây ra các dạng suy nút xoang như nhịp tim chậm xoang, block xoang nhĩ và hội chứng nhịp tim nhanh/ chậm.
Nguyên nhân gây suy nút xoang tim
Bệnh lý suy nút xoang tim có thể xảy ra cho bất kỳ ai, tuy nhiên thường gặp nhất là ở những người trên 50 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh lý này ở nam và nữ là như nhau.
Suy nút xoang có nguy nhân rất đa dạng, tuy nhiên nó được chia thành hai nhóm chính:
Các nguyên nhân nội sinh
Nguyên nhân nội sinh gây ra tình trạng tổn thương thực tổn tại nút xoang bao gồm:
- Do thoái hoá;
- Do thiếu máu cơ tim cục bộ;
- Do bệnh lý cơ tim;
- Bị chấn thương nút xoang sau khi thực hiện các phẫu thuật tim;
- Bị nhiễm trùng như viêm màng ngoài tim, thấp tim,…
Các nguyên nhân ngoại sinh
Khác với nguyên nhân nội sinh, những nguyên nhân ngoại sinh phổ biến tác động lên nút xoay khiến chức năng nút xoang bị rối loạn có thể kể đến:
- Do thuốc: Các loại thuốc chẹn beta giao cảm, chẹn kênh calci, các thuốc chống loạn nhịp tim,… đều có thể gây ảnh hưởng đến nút xoang;
- Do rối loạn điện giải kéo theo tình trạng hạ kali máu, hạ canxi máu,… khiến nút xoang bị tác động theo;
- Tình trạng suy tuyến giáp;
- Tình trạng tăng áp lực nội sọ, rối loạn thần kinh,…
Chẩn đoán hội chứng suy nút xoang tim
Để xác định hội chứng suy nút xoang, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng hai phương thức chẩn đoán như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
Khi nút xoang bị rối loạn chức năng sẽ dẫn đến hiện tượng nhịp tim quá chậm, nhịp nhanh kịch phát hoặc biến chứng tắc mạch do rung nhĩ. Bệnh nhân suy nút xoang thông thường sẽ gặp các triệu chứng của tình trạng thiếu máu não, thiếu máu cơ tim… bao gồm:
- Thoáng ngất/ngất, chóng mặt;
- Cơ thể mệt mỏi;
- Cảm giác hồi hộp thường trực, đánh trống ngực;
- Đau ngực, khó thở;
- Cảm giác tim đập chậm, thậm chí có thể giống như không đập sau cơn hồi hộp;
- Một số trường hợp suy nút xoang có thể dẫn đến tai biến mạch não, tắc mạch chi,…
Tìm hiểu thêm: Viên uống Khớp Phong: Giải pháp đẩy lùi thoái hóa khớp hiệu quả
Chẩn đoán cận lâm sàng
Do những triệu chứng lâm sàng bên trên có thể không thường xuyên xuất hiện, khi có khi không nên người bệnh rất dễ bỏ qua, xem nhẹ. Tuy nhiên, với chẩn đoán cận lâm sàng, bác sĩ có thể xác định chính xác hội chứng suy nút xoang thông qua:
- Điện tâm đồ: Phương pháp này được dùng phổ biến để chẩn đoán suy nút xoang tim.
- Nghiệm pháp atropin: Bác sĩ sẽ tiêm tĩnh mạch atropin cho bệnh nhân, sau đó chờ khoảng 30 phút để đánh giá nhịp tim. Bệnh nhân được chẩn đoán suy nút xoang nếu kết quả dương tính với nhịp tim
- Thăm dò điện sinh lí tim: Kỹ thuật này được tiến hành nhằm thăm dò xâm lấn, qua đó ghi lại hoạt động điện tim dưới dạng bản đồ để bác sĩ đánh giá chức năng nút xoang. Ngoài ra, phương pháp thăm dò điện sinh lý tim còn giúp bác sĩ đánh giá thêm chức năng nút nhĩ thất để kịp thời phát hiện các rối loạn nhịp tim kèm theo trong hội chứng suy nút xoang.
Điều trị suy nút xoang như thế nào?
Theo bác sĩ chuyên khoa, hội chứng suy nút xoang tim nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế do các triệu chứng của bệnh lý suy nút xoang không đặc hiệu nên bệnh nhân thông thường chỉ phát hiện ra hội chứng suy nút xoang tim thông qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ. Một số trường hợp người bệnh được phát hiện suy nút xoang sau khi có biểu hiện bị ngất, thoáng ngất.
Để giải quyết các trường hợp suy nút xoang cấp tính, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân dùng một số loại thuốc có công dụng giúp ổn định nhịp tim, điển hình như Atropin, Dopamin, Dobutamin, Isoproterenol, Adrenalin,…
Bệnh nhân cần lưu ý là các loại thuốc này chỉ uống khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch, không được tự ý mua thuốc về dùng. Tốt nhất là khi phát hiện dấu hiệu bất thường, bạn cần đi khám chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và kê đơn thuốc phù hợp, phòng ngừa những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra. Đặc biệt, khi nghi ngờ suy nút xoang có nguyên nhân là do các loại thuốc làm chậm nhịp tim, thuốc điều trị suy giáp,… gây ra thì bệnh nhân phải ngừng dùng thuốc ngay, thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều chỉnh loại thuốc phù hợp.
>>>>>Xem thêm: U nhú trên da có nguy hiểm hay không? Phương pháp điều trị u nhú
Đối với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định bệnh nhân sử dụng thiết bị hỗ trợ có tác dụng giúp cải thiện nhịp tim.
Tóm lại, suy nút xoang tim là bệnh lý phổ biến với những người từ 50 tuổi trở lên. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Hội chứng này không quá nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và điều trị sớm. Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mỗi người đều chú ý quan sát, theo dõi cơ thể thường xuyên, đồng thời duy trì việc thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Bệnh timBệnh tim bẩm sinhThông tin sức khỏe