U nhú trên da có nguy hiểm hay không? Phương pháp điều trị u nhú

U nhú trên da có nguy hiểm hay không? Phương pháp điều trị u nhú

U nhú trên da hay còn có tên gọi khác là mụn thịt dư, là một loại u mềm treo gây mất thẩm mỹ cũng như khó chịu cho người mắc phải. Theo thời gian, kích thước của các nốt u nhú ngoài da này sẽ tăng dần hoặc lan rộng ra thì cần phải tìm cách xử lý. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề u nhú trên da có nguy hiểm không thông qua bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: U nhú trên da có nguy hiểm hay không? Phương pháp điều trị u nhú

U nhú trên da là một loại u mềm treo gây ra nhiều khó chịu cũng như gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Vậy u nhú trên da có nguy hiểm hay không? Phương pháp điều trị u nhú ngoài da như thế nào? Nếu đọc giả đang quan tâm đến những vấn đề trên thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để giải đáp các thắc mắc có liên quan đến u nhú nhé!

U nhú trên da là gì?

U nhú trên da hay còn được gọi với những cái tên khác như mụn cơm có cuống, mụn thịt thừa, là một loại u mềm treo do sự tăng sinh da lành tính. Khối u trên da thường mềm với bề mặt trơn láng mọc ra từ cuống hoặc nhú lên, lồi lên trên bề mặt da. U nhú thường có màu nâu, vàng, màu da hoặc màu đen, trông tương tự như mụn cóc và có kích thước từ 1 – 10mm.

U nhú ngoài da có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên da, đặc biệt là những vùng da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời như mặt, tai, cổ… hoặc các vùng da thường xuyên xảy ra sự cọ sát với nhau hoặc với quần áo như bẹn, nách, dưới vú, hậu môn…

U nhú trên da có nguy hiểm hay không? Phương pháp điều trị u nhú

U nhú trên da thường lành tính và không gây hại đến sức khỏe người bệnh

Nguyên nhân dẫn đến u nhú ngoài da

Mụn thịt thừa thường xuất hiện khi cơ thể con người bắt đầu bước vào giai đoạn lão hoá da. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành mụn thịt dư có thể được phân thành hai loại:

  • Nguyên nhân trực tiếp: Xảy ra từ bên trong cơ thể do hiện tượng tăng sinh collagen khiến cho cấu trúc của da bị thay đổi kết hợp với da trở nên nhạy cảm, rối loạn tuyến mồ hôi…
  • Nguyên nhân gián tiếp: Thường xuất phát từ chế độ sinh hoạt không khoa học và các thói quen, lối sống không lành mạnh như chế độ dinh dưỡng không đủ chất, sử dụng chất kích thích hay mỹ phẩm có chứa thành phần gây tổn thương cho da, sử dụng các loại thuốc gây ảnh hưởng đến nội tiết tố.

Dấu hiệu nhận biết u nhú ngoài da như thế nào?

Hầu hết các u nhú ngoài da thường lành tính, tuy nhiên chúng lại gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, đặc biệt là khi xuất hiện ở vùng mặt, vùng cổ. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết u nhú ngoài da, cụ thể là:

  • Là các nốt sần có kích thước nhỏ, hình tròn, chắc, có bề mặt trơn phẳng và gồ lên trên bề mặt da.
  • Màu sắc: U nhú có màu da, màu cam, nâu, xám hoặc đen.
  • Một lúc có thể xuất hiện nhiều u nhú, có thể là từ 3 – 10 nốt. Các nốt u nhú có thể tập trung lại thành từng nhóm, khu trú lại hoặc lan tỏa.
  • Vị trí: Đối với trẻ em, u nhú trên da sẽ thường xuất hiện ở vùng mặt, cổ, ngực, tay và chân. Còn đối với người lớn, các nốt u ngoài da sẽ thường xuất hiện tại những vị trí có tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như cổ, mặt, ngực, tay, chân hoặc vùng sinh dục.

Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào vị trí mọc mà các nốt u nhú có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau tại đó, chẳng hạn như:

  • U nhú xuất hiện ở mí mắt sẽ làm sụp mí mắt.
  • U nhú xuất hiện ở dương vật hoặc vùng kín sẽ làm ảnh hưởng đến nhu cầu sinh lý của người bệnh.
  • U nhú xuất hiện ở hậu môn sẽ gây đau đớn và gây ảnh hưởng khi đi đại tiện.

U nhú trên da có nguy hiểm hay không? Phương pháp điều trị u nhú

U nhú có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da

U nhú ngoài da có gây nguy hiểm không?

Mụn thịt thừa có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ em đến người già. Về bản chất, u nhú là các khối u ngoài da lành tính và thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người bệnh. Tuy nhiên, các khối u nhú trên da có thể gây ra biến chứng xấu nếu người bệnh chủ quan và tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian như đốt, lấy chỉ cắt… Các phương pháp này có thể gây chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng, tạo ra sẹo xấu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của người bệnh.

Theo các nghiên cứu, có khoảng 50 – 60% người trưởng thành sẽ có ít nhất là một khối u nhú trên da trong cuộc đời và tần suất này sẽ tăng lên sau 40 tuổi. Ngoài ra, u nhú trên da sẽ thường gặp hơn ở những đối tượng bị béo phì, mắc phải hội chứng chuyển hóa, bệnh đái tháo đường và người có người thân mắc bệnh về da.

Trong một số trường hợp, những người có cơ địa béo phì thì thường có nguy cơ cao xảy ra các biến chứng do khối u nhú trên da, bao gồm:

  • Để lại sẹo xấu sau khi phẫu thuật u nhú.
  • Xoắn hoặc nhồi máu tại các nốt u nhú có cuống gây ra đau đớn, nhiễm trùng, thiếu máu hoặc hoại tử.
  • Kích ứng hoặc gây viêm da kích ứng tại vùng da phẫu thuật cắt bỏ u nhú.
  • U thần kinh có thể xảy ra nếu một dây thần kinh nào đó phát triển trong u nhú bị cắt, gây đau đớn từ trong vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, biến chứng này hiếm khi xảy ra ở người bệnh bị u nhú.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân tiểu đường và các biến chứng cần lưu ý

U nhú trên da có nguy hiểm hay không? Phương pháp điều trị u nhú
U nhú trên da có nguy cơ xuất hiện ở những người béo phì cao hơn

Phương pháp điều trị u nhú trên da như thế nào?

U nhú trên da thường là loại u lành tính và không cần phải điều trị. Tuy nhiên, khi những khối u nhú này gây ra sự khó chịu, mất thẩm mỹ hoặc xuất hiện ở những vị trí gây bất tiện như hậu môn, dương vật… Hoặc những mụn thịt thừa có đường kính lớn hơn 2cm, gây đau và dễ bị vỡ ra khi chạm vào, bị viêm nhiễm, chảy máu thì bệnh nhân cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là các phương pháp điều trị u nhú trên da thường được áp dụng, bao gồm:

  • Đốt điện: Sử dụng dòng điện sóng cao tần tạo nhiệt lượng để loại bỏ các nốt u nhú. Người bệnh có thể bị sưng, đau sau khi thực hiện thủ thuật.
  • Tia laser: Sử dụng tia laser chiếu trực tiếp lên các nốt u nhú đề loại bỏ chúng.
  • Áp lạnh (đốt lạnh): Sử dụng dòng khí nito lỏng ở nhiệt độ cực kỳ thấp để đóng băng nốt u nhú. Sau đó, nốt u nhú sẽ bị bong ra và cho phép làn da khỏe mạnh mới xuất hiện.
  • ALA – PDT: Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng huỳnh quang để chiếu trực tiếp lên các nốt u nhú nhằm loại bỏ chúng khỏi bề mặt da. Phương pháp này rất hiện đại với những ưu điểm như ít gây đau, an toàn và đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Cắt bỏ các nốt u nhú bằng dao hoặc kéo chuyên dụng.

Thông thường, các khối u nhú trên da có thể được loại bỏ một cách dễ dàng mà không cần gây tê. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khôi u nhú có kích thước lớn, trước khi tiến hành thủ thuật thì bác sĩ có thể tiêm thuốc gây tê tại vị trí mọc u nhú.

Biện pháp dự phòng u nhú trên da

Bên cạnh các phương pháp điều trị khối u nhú, bạn đọc cũng nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế sự xuất hiện các khối u nhú trên da, bao gồm:

  • Trước khi đi ra ngoài trời nắng hoặc khi đi biển cần che chắn kỹ càng bằng cách đeo kính, đội nón rộng vành và sử dụng kem chống nắng.
  • Bổ sung các loại thực phẩm hoặc sản phẩm giàu vitamin E để giúp làm chậm quá trình lão hoá da cũng như ngăn chặn các vấn đề liên quan đến da có thể xảy ra.
  • Lựa chọn quần áo và đồ lót đúng với kích cỡ của cơ thể nhằm giảm thiểu sự ma sát.
  • Thực hiện các biện pháp để duy trì cân nặng ổn định.
  • Kiểm soát ổn định lượng đường máu.
  • Điều trị chứng rối loạn nội tiết tố.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá, bia rượu hoặc các chất kích thích khác.
  • Cần đến thăm khám chuyên khoa da liễu nếu có phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên da hoặc xuất hiện mụn thịt có thay đổi hình dáng, kích thước.

U nhú trên da có nguy hiểm hay không? Phương pháp điều trị u nhú

>>>>>Xem thêm: Cách đếm cừu để ngủ có thực sự hiệu quả đối với người khó ngủ?

Hạn chế sử dụng chất kích thích để phòng ngừa u nhú trên da

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị u nhú trên da. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên da, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *