Mô cơ tim là gì? Các bệnh thường gặp ở mô cơ tim

Mô cơ tim là gì? Các bệnh thường gặp ở mô cơ tim

Mô cơ tim là loại mô cơ chuyên biệt giúp hình thành nên trái tim. Mô cơ tim có nhiệm vụ chính là co thắt để tim bơm máu qua hệ tuần hoàn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mô cơ tim là gì, các vấn đề thường gặp ở mô cơ tim và cách để giúp mô cơ tim luôn khỏe mạnh.

Bạn đang đọc: Mô cơ tim là gì? Các bệnh thường gặp ở mô cơ tim

Tim có cấu tạo rất phức tạp, và một bộ phận quan trọng giúp tim hoạt động được bình thường và thực hiện các chức năng của nó chính là mô cơ tim. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu mô cơ tim là gì? Nó có cấu tạo như thế nào? Chức năng ra sao và có các bệnh thường gặp nào liên quan đến mô cơ tim.

Mô cơ tim là gì?

Mô cơ tim hay gọi ngắn gọn là cơ tim, là một trong 3 loại mô quan trọng của cơ thể, bên cạnh mô cơ vân và mô cơ trơn. Cơ tim là lớp dày nhất, nằm giữa lớp nội tâm mạc và lớp biểu mô bên ngoài tạo nên màng ngoài tim có nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ tim.

Mô cơ tim là gì? Các bệnh thường gặp ở mô cơ tim

Mô cơ tim có nhiều điểm khác biệt với mô cơ trơn và mô cơ vân

Mô cơ tim được tạo thành từ các tế bào cơ tim. Các tế bào này có khác biệt quan trọng so với các tế bào khác trong cơ thể là có các vạch bậc thang kết nối các đầu sợi cơ với nhau. Điều này giúp tạo thành lưới sợi cơ với các chất kết dính giúp các tế bào cơ tim “giao tiếp” với nhau nhanh hơn. Nhờ những đặc điểm này mà cơ tim có sự co bóp đồng bộ và hoạt động như một hợp bào.

Cơ tim có chức năng chính là tham gia vào quá trình co bóp và giãn ra của thành tim, giúp tim nhận và bơm máu vào hệ tuần hoàn. Các tế bào cơ tim tạo thành cơ tâm thất và cơ tâm nhĩ, như một giá đỡ cho các buồng tim. Cơ tim còn tạo ra tín hiệu điện và dẫn truyền các kích thích điện.

Cấu tạo và cách thức hoạt động của mô cơ tim

Mô cơ tim có cấu tạo gồm:

  • Nhân tế bào là trung tâm điều khiển của tế bào cơ tim, mang vật liệu di truyền của tế bào cơ tim.
  • Vạch bậc thang kết nối các đầu tế bào cơ tim với nhau.
  • Liên kết khe là những mối nối khoảng cách giữa các vạch bậc thang có tác dụng truyền kích thích từ tế bào cơ tim này đến tế bào cơ tim tiếp theo.
  • Thể liên kết có trong các đĩa xen kẽ, giống như liên kết khe và có tác dụng giữ các sợi cơ tim liên kết với nhau khi co bóp.

Tim co bóp khoảng 60 -100 lần mỗi phút để bơm máu đi khắp nơi trên cơ thể. Hoạt động này được duy trì và kiểm soát thông qua các tế bào tạo nhịp tim. Các tế bào tạo nhịp tim sẽ liên kết với các tế bào cơ tim khác để truyền tín hiệu. Nhờ đó sẽ có một làn sóng co bóp của cơ tim, tạo ra nhịp tim khác nhau ở mỗi người. Hệ thống thần kinh tự chủ của con người sẽ gửi tín hiệu đến các tế bào tạo nhịp tim để tim biết cần làm chậm nhịp hay tăng tốc.

Các bệnh lý thường gặp ở mô cơ tim

Các bệnh lý thường gặp ở cơ tim sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của mô cơ tim, khiến việc bơm máu của tim gặp khó khăn. Có một số bệnh thường gặp ở cơ tim mà chúng ta nên biết để phòng tránh và phát hiện kịp thời như:

Cơ tim phì đại

Cơ tim phì đại là bệnh lý xảy ra khi các cơ tim bị dày lên, mở rộng ra không rõ nguyên nhân và thường gặp nhất ở tâm thất. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này hầu hết đều do yếu tố di truyền. Một số người bệnh bị u tủy thượng thận, to đầu chi do cường GH, xơ hóa thần kinh,… cũng có thể bị cơ tim phì đại.

Mô cơ tim là gì? Các bệnh thường gặp ở mô cơ tim

Bất cứ vấn đề nào xảy ra với mô cơ tim đều ảnh hưởng đến chức năng của tim

Cơ tim giãn nở

Cơ tim giãn nở hay bệnh giãn cơ tim xảy ra khi buồng tâm thất giãn lớn và co bóp yếu hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bơm máu của tim. Đây là bệnh vô căn và một số tổn thương ở cơ tim được cho là có liên quan đến tình trạng này như: Rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh động mạch vành, tiểu đường, tiếp xúc với chất độc, tác dụng phụ của các thuốc điều trị ung thư.

Cơ tim hạn chế

Cơ tim hạn chế là bệnh về cơ tim xảy ra khi tâm thất trở nên cứng khi xuất hiện các mô bất thường. Hậu quả sẽ dẫn đến rối loạn chức năng tâm trương khi tâm thất không thể thư giãn và được đổ đầy máu. Tâm nhĩ sẽ to lên. Lưu lượng máu trong tim sẽ bị giảm dần và có thể gây rối loạn nhịp tim hoặc suy tim.

Loạn sản tâm thất phải

Loạn sản tâm thất phải là tình trạng xảy ra khi mô cơ tim của tâm thất phải được thay thế bằng mô giàu chất xơ hoặc mô mỡ gây ra rối loạn nhịp tim.

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh liên quan đến mô cơ tim?

Sức khỏe của mô cơ tim bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về mô cơ tim:

  • Nếu trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh về cơ tim hay bệnh suy tim, người đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh về cơ tim cao hơn người bình thường.
  • Tăng huyết áp, thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim.
  • Người uống nhiều rượu bia sẽ dễ mắc bệnh cơ tim hơn những người khác.
  • Một số loại thuốc có thể gây độc cho cơ tim, như thuốc điều trị ung thư. Nếu phải dùng những thuốc này, mô cơ tim cũng khó tránh khỏi ảnh hưởng.
  • Những người đã từng bị nhiễm trùng tim hoặc từng có các cơn đau tim đều tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh mô cơ tim.

Tìm hiểu thêm: Uống thuốc Bắc có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Lưu ý khi sử dụng

Mô cơ tim là gì? Các bệnh thường gặp ở mô cơ tim
Một số người có nguy cơ mắc bệnh về mô cơ tim cao hơn những người khác

Làm thế nào để có mô cơ tim khỏe mạnh?

Để mô cơ tim luôn khỏe mạnh, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng của nó, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên và vừa sức. Những bài tập hoặc bộ môn có tác động nhiều đến các xương lớn rất tốt cho cơ tim như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, nhảy dây, leo cầu thang, khiêu vũ,…
  • Người từ 6 – 17 tuổi nên vận động thể chết khoảng 1 tiếng mỗi ngày. Người trên 18 tuổi và phụ nữ mang thai nên tập thể dục khoảng 150 phút mỗi tuần.
  • Việc xây dựng một thực đơn lành mạnh với những thực phẩm tốt cho tim mạch cũng góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến mô cơ tim.
  • Ngoài xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, mỗi người trong chúng ta đều nên kiểm tra thường xuyên và kiểm soát huyết áp, nồng độ cholesterol trong máu, đường huyết. Người mắc các bệnh tiểu đường, động mạch vành,… nên thực hiện đúng chỉ định điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt bệnh nền.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ, nhất là sức khỏe tim mạch sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề về cơ tim. Từ đó, người bệnh có thể điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả.

Mô cơ tim là gì? Các bệnh thường gặp ở mô cơ tim

>>>>>Xem thêm: Phản xạ Robinson là gì? Tương quan giữa phản xạ Robinson và sức khỏe của trẻ

Duy trì lối sống lành mạnh, tăng vận động tốt cho mô cơ tim

Tóm lại, mô cơ tim có vai trò vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo chức năng co bóp của tim. Có nhiều bệnh liên quan đến cơ tim có thể xuất hiện do yếu tố di truyền, do bệnh lý nền, do dùng thuốc hay nguyên nhân khác. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức phòng bệnh, khám sức khỏe tổng quát thường xuyên để phát hiện sớm các bất thường về mô cơ tim nếu có.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *