Mẹ bầu nghén ngọt có sao không? Vì sao phụ nữ mang thai bị nghén ngọt?

Mẹ bầu nghén ngọt có sao không? Vì sao phụ nữ mang thai bị nghén ngọt?

Hiện tượng nghén ngọt khi mang thai có thể là do sự thay đổi hormone thai kỳ gây ra. Điều lưu ý là mẹ bầu cần phải kiểm soát cơn nghén ngọt của mình bởi nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Bạn đang đọc: Mẹ bầu nghén ngọt có sao không? Vì sao phụ nữ mang thai bị nghén ngọt?

Ốm nghén khi mang thai là biểu hiện rất phổ biến, hầu hết mẹ bầu đều gặp phải ở nhiều mức độ khác nhau. Nghiên cứu cho thấy, mẹ bầu thường nghén ngọt vì đồ ngọt hợp khẩu vị hơn so với những các món ăn khác; chưa kể thức ăn ngọt có tác dụng kích thích vị giác khiến tinh thần của chị em khi mang thai cũng trở nên thoải mái hơn.

Vì sao phụ nữ mang thai bị nghén ngọt?

Trong quá trình mang thai, tỷ lệ mẹ bầu nghén ngọt chiếm đến 40%, trong khi nghén chua chỉ chiếm 10%. Nghén ngọt là tình trạng khẩu vị thai phụ chỉ thấy thèm ăn những loại thực phẩm ngọt, có chứa nhiều đường tự nhiên hoặc tổng hợp như: Socola, nho, bánh kem, bánh ngọt các loại….

Mẹ bầu nghén ngọt có sao không? Vì sao phụ nữ mang thai bị nghén ngọt?

Nghén ngọt khiến mẹ bầu hay ăn thực phẩm ngọt

Nguyên nhân của hiện tượng nghén ngọt khi mang thai đó là do sự thay đổi hormone và nội tiết tố trong cơ thể người mẹ, ít nhiều gây tác động đến hệ tiêu hóa lẫn khẩu vị ăn uống. Do đó, đồ ngọt khiến chị em cảm thấy dễ chịu hơn, dễ ăn hơn, kích thích vị giác hơn, tinh thần cũng sảng khoái hơn. Tuy nhiên, tình trạng mẹ bầu nghén ngọt thông thường sẽ giảm dần và biến mất sau khi hết tam cá nguyệt thứ nhất.

Nghén ngọt có ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi?

Nghén đồ ngọt khi mang thai là hết sức bình thường. Thậm chí ăn đồ ngọt còn có tác dụng thúc đẩy mẹ bầu ăn uống ngon miệng hơn, qua đó có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nghén ngọt chỉ tốt khi mẹ bầu có cách bổ sung cân bằng, nghĩa là ngoài đồ ngọt mẹ bầu còn phải chú ý cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất khác. Tuyệt đối không được ăn ngọt quá đà vì việc này sẽ gây nhiều tác hại cho thai kỳ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trung bình cứ 7 phụ nữ mang thai sẽ có một trường hợp được xác định mắc tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường huyết tăng cao, vừa do tăng tiết insulin để cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho thai nhi, vừa do chế độ ăn uống của người mẹ. Chính vì thế, chị em nào bị nghén đồ ngọt khi mang thai thường sẽ có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ hơn so với những thai phụ không nghén ngọt.

Mẹ bầu nghén ngọt có sao không? Vì sao phụ nữ mang thai bị nghén ngọt?

Ăn đồ ngọt quá mức khiến cơ thể mất cân bằng, dễ khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kì

Chúng ta đều biết, tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm, chẳng hạn như nguy cơ bị sản giật, tiền sản giật, cao huyết áp, đẻ non, đa ối,… Nhiều chị em mặc dù có chế độ ăn uống lành mạnh, sức khỏe tốt nhưng khi mang thai khẩu vị lại thay đổi, nghén ngọt nên chỉ muốn ăn thực phẩm chứa đường, thậm chí là ăn rất nhiều. Một khi lượng đường hấp thụ vào cơ thể một cách mất kiểm soát, đặc biệt thực phẩm chứa nhiều đường tinh chế càng dễ khiến thai phụ bị tiểu đường thai kỳ. Hậu quả là không những mẹ bị tiểu đường mà ngay cả thai nhi cũng bị ảnh hưởng theo.

Theo bác sĩ chuyên khoa, đường dư trong máu người mẹ sẽ được chuyển qua nhau thai, gây tăng glucose trong máu thai nhi. Lúc này, cơ thể trẻ phải tăng tiết insulin để có thể chuyển hóa lượng đường lớn này. Hậu quả là trẻ phát triển lớn hơn mức cho phép, khiến quá trình sinh nở gặp nhiều nguy hiểm lẫn biến chứng. Mặt khác, tiểu đường thai kỳ còn góp phần làm thai nhi bị tăng tỉ lệ rối loạn tăng trưởng, dị tật thai, chết lưu đột ngột, sảy thai,…

Nghén ngọt còn khiến mẹ bầu tăng nguy cơ bị béo phì, ảnh hưởng đến sự phát triển não của thai nhi. Tóm lại, mẹ bầu nghén ngọt cần kiểm soát tốt chế độ ăn uống, nếu không sẽ gây rất nhiều hệ lụy sức khỏe thai kỳ.

Hướng dẫn cách kiểm soát chế độ ăn cho mẹ bầu nghén ngọt

Khi nghén ngọt, mẹ bầu chỉ thèm và muốn ăn những loại đồ ăn ngọt chứa nhiều đường. Do đó, việc cắt bỏ hoàn toàn thực phẩm ngọt trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu là điều không nên. Tuy nhiên, mẹ bầu phải ăn với một chế độ kiểm soát nghiêm ngặt lượng đường sao cho phù hợp với sự phát triển của bé, tốt cho sức khỏe mẹ mà vẫn có thể thỏa mãn cơn thèm ngọt thường trực.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết khi khám tim mạch cho trẻ em

Mẹ bầu nghén ngọt có sao không? Vì sao phụ nữ mang thai bị nghén ngọt?
Đồ ngọt từ trái cây tốt hơn các chế phẩm chứa nhiều đường và cacbohydrat

Khi lên thực đơn cho mẹ bầu nghén ngọt, chị em cần lưu ý một số điều sau đây:

Các món bánh quy, bánh kem, kẹo,… vẫn có thể ăn khi bị nghén ngọt nhưng chỉ tối đa 2 lần/ngày và với lượng cho phép.

Có thể thay các loại thực phẩm ngọt chế biến sẵn chứa nhiều đường tổng hợp, đường hóa học bằng các loại trái cây tốt cho sức khỏe.

Bổ sung các loại hoa quả, rau xanh, thực phẩm tốt như: Sữa chua, táo xanh, nho, đậu nành, dâu,… vào thực đơn hàng ngày của mẹ bầu sao cho đa dạng, đủ chất.

Không nên ăn một lần quá nhiều và chỉ tập trung vào bữa. Thay vào đó, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn chính trong ngày, bao gồm cả thực phẩm ngọt. Điều này nhằm tránh cho đường huyết sau khi ăn không tăng cao đột ngột.

Nên kết hợp nhiều loại thức ăn để có thể cung cấp cho cơ thể đa dạng và đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác nhau cho thai kỳ, bao gồm đạm, chất xơ, đường tự nhiên trong rau củ quả.

Mẹ bầu cần cố gắng giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng, stress. Một khi mẹ bầu cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, sẽ tự nhiên giảm nhu cầu ăn đồ ngọt.

Mẹ bầu nghén ngọt có sao không? Vì sao phụ nữ mang thai bị nghén ngọt?

>>>>>Xem thêm: Bỏ túi ngay 5 bí kíp giảm khô mắt cho dân văn phòng

Nên thăm khám và lưu ý chế độ dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ

Trường hợp mẹ bầu bị béo phì, thừa cân khi mang thai cần áp dụng nghiêm ngặt chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bao gồm việc kiểm soát tốt cả lượng đường và carbohydrate nạp vào cơ thể. Điều này rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ.

Khám sức khỏe thai định kỳ, kiểm tra đường huyết cũng như khám xét nghiệm thai theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để có thể giúp phát hiện sớm những bất thường.

Nếu tình trạng nghén ngọt trong thai kỳ tăng gấp 2 – 3 lần và mẹ bầu không thể kiểm soát, hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn biện pháp can thiệp kịp thời.

Tóm lại, nghén ngọt là triệu chứng hoàn toàn bình thường xảy ra trong thai kỳ. Tuy nhiên, khi mẹ bầu ăn ngọt mất kiểm soát lại là mối nguy hại cho quá trình mang thai. Thai kỳ là quãng thời gian quan trọng, nếu mẹ bầu thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bé chào đời khỏe mạnh và có tương lai tốt đẹp hơn.

Xem thêm:

  • Cách giảm nghén ở tuần thứ 8 và những điều bà bầu cần biết
  • Nghén về chiều là hiện tượng gì? Làm cách nào để khắc phục?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *