Hiện nay, có rất nhiều mẹ bầu mong muốn được xét nghiệm ADN của con càng sớm càng tốt. Vậy đang mang thai có xét nghiệm ADN được không?
Bạn đang đọc: Mẹ bầu đang mang thai có xét nghiệm ADN được không?
Việc xét nghiệm ADN là căn cứ quan trọng để xác định liệu người đàn ông có phải bố đứa trẻ hay không. Nhờ vào sự phát triển của y học hiện đại, mẹ bầu đã có thể dễ dàng xét nghiệm ADN của trẻ ngay từ khi mang thai. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu đang mang thai có xét nghiệm ADN thai nhi được không, xét nghiệm ADN khi mang thai có an toàn không. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Đang mang thai có xét nghiệm ADN được không? Cơ sở khoa học của xét nghiệm ADN khi mang thai
Theo các nghiên cứu khoa học, bộ gen của con người gồm 23 cặp nhiễm sắc thể. Trong đó, có 22 cặp nhiễm sắc thể thường cùng 1 cặp nhiễm sắc thể quy định giới tính. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể sẽ quy định tính trạng của cá thể và có khả năng di truyền qua nhiều thế hệ. Vì vậy, con cái luôn được thừa hưởng 23 chiếc nhiễm sắc thể từ tinh trùng của bố và 23 chiếc nhiễm sắc thể từ trứng của mẹ. Do đó, việc xét nghiệm ADN thai nhi hoàn toàn có thể xác định được mối quan hệ huyết thống giữa cha và con.
Ngay từ khi thai nhi được 7 tuần tuổi trở lên, ADN của trẻ đã bắt đầu hình thành. Trong quá trình trao đổi chất và phát triển, thai nhi sẽ thải các đoạn ADN từ cơ thể ra ngoài. Lúc này, các bác sĩ có thể lấy mẫu thử là nước ối hoặc máu tĩnh mạch của mẹ để tiến hành xét nghiệm huyết thống.
Xét nghiệm ADN cha con khi mang thai là vấn đề vô cùng nhạy cảm về đạo đức cũng như sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt là khi mẹ tiến hành các phương pháp xét nghiệm ADN xâm lấn. Nó có thể làm tăng tỷ lệ sảy thai ở mẹ bầu, khoảng 1/500 trường hợp, hoặc gây nhiễm khuẩn nước ối, gây sinh non, dị tật thai nhi.
Không những vậy, nếu kết quả xét nghiệm không được như ý muốn, có rất nhiều mẹ bầu có ý định phá thai hoặc gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý. Vì vậy, khi phân vân liệu mẹ bầu đang mang thai có xét nghiệm ADN được không, bạn nên trao đổi với bác sĩ và người giám hộ để được tư vấn rõ ràng cũng như lựa chọn phương pháp xét nghiệm phù hợp.
Các phương pháp xét nghiệm ADN khi mang thai
Tùy vào tuần tuổi của thai nhi, cùng với thể trạng của mẹ bầu mà bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu làm các phương pháp xét nghiệm ADN như: Xét nghiệm ADN trước khi sinh không xâm lấn, xét nghiệm sinh thiết gai nhau thai và phương pháp chọc ối.
Tìm hiểu thêm: Lưu ý những loại rau bà bầu không được ăn để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé
Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng là:
Chọc ối
Nước ối là môi trường dinh dưỡng, có vai trò để nuôi lớn thai nhi thông qua nhau thai. Vậy nên, thai nhi cần phải trao đổi chất qua nước ối. Tới tuần thứ 16, thai nhi sẽ hấp thụ lại nước ối thông qua hệ tiêu hóa, da, dây rốn và màng ối. Trong quá trình này, các tế bào của thai nhi sẽ lẫn vào trong dịch nước ối, giúp đào thải ADN vào nước ối.
Như vậy, thời điểm tốt nhất để chọc ối là từ tuần 16 – 22 của thai kỳ. Với phương pháp này, mẹ chỉ cần chờ từ 2 – 4 ngày là sẽ nhận được kết quả.
Sinh thiết gai nhau
Cũng giống như phương pháp chọc ối, sinh thiết gai nhau cần xâm lấn để lấy mẫu gai nhau từ tuần thứ 11 – 13 của thai kỳ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khác nhau như: Sảy thai, sinh non và nhiễm trùng tử cung do rò rỉ nước ối.
Xét nghiệm ADN không xâm lấn
Mẹ bầu đang mang thai có xét nghiệm ADN được không? Câu trả lời là có. Hiện nay, rất nhiều mẹ bầu ưa chuộng phương pháp xét nghiệm ADN hiện đại, không cần xâm lấn, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi.
Với phương pháp này, mẹ bầu sẽ được chỉ định lấy máu ngoại vi và máu của người cha giả định để đem đi phân tích. Từ tuần thứ 10 trở đi, máu của mẹ đã chứa một lượng vừa đủ các đoạn ADN tự do của thai nhi nên hoàn toàn có thể lấy mẫu nhằm so sánh với ADN của người bố. Để kết quả được chính xác nhất, mẹ nên thực hiện xét nghiệm ADN không xâm lấn vào tuần thứ 12 của thai kỳ.
Cách đọc kết quả xét nghiệm ADN thai nhi
Trong mẫu giấy báo kết quả xét nghiệm ADN thai nhi sẽ bao gồm những thông tin cơ bản như:
- Thông tin cá nhân của người yêu cầu thực hiện xét nghiệm;
- Thông tin – ký hiệu của những người tham gia xét nghiệm;
- Thông tin của hãng và bộ kit xét nghiệm ADN;
- Bảng kết quả phân tích ADN;
- Bảng Pick giải trình tự gen;
- Kết luận cuối cùng về mối quan hệ có cùng huyết thống hay là không (xác suất, độ tin cậy của mối quan hệ).
>>>>>Xem thêm: Rụng tóc thiếu vitamin gì? Làm sao để khắc phục tình trạng rụng tóc do thiếu vitamin?
Mong rằng qua bài viết này, mẹ bầu đã có câu trả lời cho thắc mắc: “Đang mang thai có xét nghiệm ADN được không?”. Trước khi xét nghiệm, thai phụ và gia đình cần lắng nghe tư vấn của bác sĩ để nắm rõ được những nguy cơ trong và sau quá trình xét nghiệm, cũng như những quy định để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi nhé!
Xem thêm: Xét nghiệm ADN thai nhi hết bao nhiêu tiền?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm