Mạch máu của cơ thể là gì và gồm những loại nào? Tìm hiểu cấu tạo của mạch máu

Mạch máu của cơ thể là gì và gồm những loại nào? Tìm hiểu cấu tạo của mạch máu

Mạch máu của cơ thể gồm có 3 loại chính là động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Để tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo mạch máu cũng như tuần hoàn máu trong cơ thể người, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Mạch máu của cơ thể là gì và gồm những loại nào? Tìm hiểu cấu tạo của mạch máu

Mạch máu của cơ thể là một trong những bộ phận quan trọng không chỉ với hệ tuần hoàn mà còn là đường dẫn truyền máu mang oxy, chất dinh dưỡng đến các mô và cơ quan, duy trì sự sống và thực hiện hoạt động sống. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn khám phá các loại mạch máu có trong cơ thể người.

Thế nào là mạch máu trong cơ thể người?

Hệ thống mạch máu của cơ thể là một hệ thống có nhiệm vụ dẫn máu từ tim đến phổi và phân tán đều đến các cơ quan và mô của cơ thể để thực hiện trao đổi chất và duy trì sự sống. Tất cả các tế bào trong cơ thể đều cần có oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để thực hiện các hoạt động sống hàng ngày, đây cũng là 2 thành phần chính trong máu mà các cơ quan cần đến.

Mạch máu của cơ thể là gì và gồm những loại nào? Tìm hiểu cấu tạo của mạch máu

Hệ thống mạch máu của cơ thể rất phức tạp

Nếu không có oxy và chất dinh dưỡng do máu cung cấp, các tế bào sẽ dần chết đi. Nhờ oxy và dinh dưỡng được truyền đến tế bào và cơ quan liên tục nên quá trình trao đổi chất được diễn ra. Tim là bộ phận đóng góp rất nhiều trong việc đưa máu đến từng ngóc ngách trong cơ thể. Chính hoạt động co bóp của tim đã đẩy máu đi đến các mô và tế bào thông qua hệ thống mạch máu của cơ thể.

Không chỉ mang oxy và dinh dưỡng mà mạch máu của cơ thể còn là nơi để vận chuyển carbon dioxide cùng các sản phẩm dư thừa, chất thải khác ra khỏi mô, quay về phổi và thải ra ngoài thông qua hoạt động hô hấp. Nhìn chung, mạch máu của cơ thể là một hệ thống khổng lồ và có vai trò quan trọng với sự sống của con người. Bất cứ vấn đề nào xảy ra ở mạch máu đều có thể gây hại, thậm chí là tử vong nếu không chữa trị kịp thời.

Quá trình tuần hoàn mạch máu của cơ thể

Như bạn đã biết, mạch máu của cơ thể có nhiệm vụ tiếp nhận máu từ tim và đưa đến các mô, tế bào và cơ quan trên khắp cơ thể để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Vậy quá trình tuần hoàn này diễn ra như thế nào? Tim sẽ là nơi nhận máu nghèo oxy đưa về từ các tế bào, sau đó máu truyền theo tĩnh mạch chủ trên và dưới để đi vào tâm nhĩ phải.

Máu sẽ được vận chuyển xuống đến tâm thất phải và được bơm lên phổi. Khi máu lên đến các mao mạch phổi, quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide sẽ diễn ra, máu sẽ thành máu giàu oxy và carbon dioxide được đào thải ra ngoài qua hoạt động hô hấp. Máu tiếp tục truyền theo tĩnh mạch phổi để trở về lại tâm nhĩ trái. Khi này máu sẽ là máu giàu oxy và sẵn sàng để xuống tâm thất trái và tiến hành vận chuyển đến các mô cơ trên toàn cơ thể thông qua hệ thống mạch máu của cơ thể.

Mạch máu của cơ thể là gì và gồm những loại nào? Tìm hiểu cấu tạo của mạch máu

Máu chảy từ tim qua phổi và đến các cơ quan, mô trên khắp cơ thể

Có mấy loại mạch máu của cơ thể?

Có 3 loại mạch máu của cơ thể là động mạch, tĩnh mạch và mao mạch với nhiệm vụ khác nhau. Bên cạnh những loại mạch máu này, động mạch được phân loại thành mạng lưới với rất nhiều mạch máu nhỏ khác gọi là tiểu động mạch và tương tự như vậy, tĩnh mạch cũng bao gồm rất nhiều tiểu tĩnh mạch khác. Miêu tả cụ thể các mạch máu của cơ thể là:

  • Động mạch là những mạch máu mang máu chứa nhiều oxy từ tim đến tất cả các mô cơ, các tế bào trên cơ thể. Động mạch được chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn gọi là tiểu động mạch và chúng có vai trò mang máu đi xa hơn, đến tận cùng các ngóc ngách trên cơ thể để nuôi dưỡng, duy trì hoạt động của tế bào.
  • Tĩnh mạch là những mạch máu có nhiệm vụ mang máu từ tế bào về đến tim. Kích thước của tĩnh mạch sẽ càng lớn khi vị trí càng gần tim và tĩnh mạch lớn nhất là tĩnh mạch chủ trên.
  • Mao mạch là những mạch máu có kích thước nhỏ và là mối liên kết giữa động mạch và tĩnh mạch. Những mạch máu của cơ thể có thể thành mạch mỏng cho phép oxy cùng các chất dinh dưỡng đi vào trong máu và đi ra tế bào, đồng thời carbon dioxide cũng có thể thẩm thấu qua thành mạch vào máu và được vận chuyển về tim để thải ra ngoài.

Tìm hiểu thêm: Ung thư đại tràng có chữa được không?

Mạch máu của cơ thể là gì và gồm những loại nào? Tìm hiểu cấu tạo của mạch máu
Mạch máu của cơ thể gồm 3 loại chính là động mạch, tĩnh mạch và mao mạch

Cấu tạo các mạch máu của cơ thể

Như bạn đã biết, mạch máu của cơ thể gồm có 3 loại chính là động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Mỗi loại mạch máu sẽ có cấu tạo và đặc điểm khác nhau, cụ thể là:

Cấu tạo của động mạch: Thành động mạch bao gồm 3 lớp là lớp áo trong hay còn gọi là nội mạc, lớp áo giữa hay lớp đàn hồi và cuối cùng là lớp áo ngoài chứa các mô liên kết.

Cấu tạo của tĩnh mạch: Tĩnh mạch có cấu tạo tương tự với động mạch, gồm có 3 lớp chính. Tuy nhiên cấu tạo tĩnh mạch lại có phần thành mỏng hơn, lớp áo trong hay lớp nội mạc của tĩnh mạch có thêm các van tĩnh mạch để giúp máu chỉ có thể chảy theo 1 chiều nhất định.

Cấu tạo của mao mạch: Phần thành của mao mạch được cấu tạo bởi một lớp tế bào gọi là nội mạc. Trên thành của mao mạch cũng có kết cấu nhiều lỗ nhỏ giúp tăng hiệu quả và tốc độ trao đổi chất của cơ thể.

Chức năng của mạch máu trong cơ thể

Mạch máu của cơ thể ngoài chức năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng và vận chuyển CO2 về lại tim để đào thải ra ngoài còn có vai trò quan trọng đối với việc điều hòa huyết áp của cơ thể.

Động mạch và các tiểu động mạch có nhiều kích thước khác nhau. Trong đó, những động mạch lớn và thành mạch có các sợi đàn hồi tốt giúp mạch máu có thể co giãn tối đa, góp phần trong việc điều hòa và ổn định huyết áp, góp phần hỗ trợ chức năng co bóp để lưu thông máu của tim.

Mạch máu của cơ thể là gì và gồm những loại nào? Tìm hiểu cấu tạo của mạch máu

>>>>>Xem thêm: Tại sao thiếu vitamin B12 gây thiếu máu hồng cầu to?

Cấu tạo của động mạch và tĩnh mạch đều gồm 3 lớp

Bên cạnh đó, động mạch cũng có thể đáp lại những tín hiệu từ não bộ để tiến hành co hoặc giãn để điều hòa huyết áp ở mức ổn định, tránh tăng hoặc giảm huyết áp quá mức. Những thụ thể cảm nhận được áp lực cũng như hóa học tại các mạch máu, từ đó thu nhận thông tin huyết động của cơ thể và truyền đến não bộ. Khi này, não sẽ trả về những tín hiệu để hệ thống mạch máu của cơ thể co hoặc giãn để điều hòa lại huyết áp. Khi mạch co sẽ làm tăng huyết áp còn mạch giãn sẽ làm giảm huyết áp.

Nhìn chung, mạch máu của cơ thể, bao gồm cả động mạch, tĩnh mạch và mao mạch có vai trò quan trọng, không thể thay thế với sức khỏe các cơ quan. Mạch máu dù lớn hay nhỏ đều có thể xuất hiện vấn đề bất thường dẫn đến các nguy cơ bệnh lý nên để hệ thống mạch máu khỏe mạnh hơn, bạn nên hạn chế chất béo từ động vật, kiểm soát đường và ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi.

Xem thêm:

Rối loạn chảy máu do thành mạch và những điều bạn nên biết

Rối loạn đông máu là gì? Những điều cần biết về rối loạn đông máu

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *