Trong y khoa thường chia làm hai ngành là nội khoa và ngoại khoa. Mỗi phân ngành sẽ có những đặc điểm riêng đặc trưng cho từng loại bệnh. Riêng đối với một bác sĩ nội khoa hay còn gọi là bác sĩ nội trú thường phụ trách các mảng về chẩn đoán điều trị và quản lý các bệnh nội tiết. Đây thường là bước đầu trong việc điều trị các bệnh lý tổng quát và các chuyên môn cần thiết khác nhau. Vậy nội khoa gồm những bệnh gì? Tìm hiểu cùng Nhà thuốc Long Châu bạn nhé!
Bạn đang đọc: Khám nội khoa gồm những bệnh gì? Các xét nghiệm và thủ tục nội khoa bạn nên biết
Chuyên ngành khoa nội thường sẽ tập trung vào chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh nội tiết và các vấn đề tổng quát liên quan đến sức khỏe bệnh nhân. Ngoài ra nội khoa còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe của bệnh nhân. Vậy nội khoa gồm những bệnh gì? Khám nội khoa có ảnh hưởng gì không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về những xét nghiệm khi thực hiện khám nội khoa bạn nhé!
Khám nội khoa gồm những bệnh gì?
Khám nội khoa là các dịch vụ xoay quanh sức khỏe tổng quát của cơ thể cần được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương thức điều trị như: Tim mạch, thần kinh, tiêu hóa…
Các bác sĩ ở khoa nội cũng sẽ thực hiện khám lâm sàng khi bạn xuất hiện các triệu chứng bất thường không rõ nguyên nhân. Đối với các bác sĩ chuyên khoa nội, họ sẽ tập trung vào việc khám cho một cơ quan nhất định nào đó trong cơ thể. Còn riêng đối với các bác sĩ thuộc khoa nội tổng quát, họ có thể thăm khám và điều trị các loại bệnh khác nhau liên quan đến các chức năng hay miễn dịch của cơ thể.
Khám nội khoa gồm các bệnh liên quan đến:
- Tim mạch: Đánh giá và điều trị các vấn đề liên quan đến tim mạch như nhồi máu cơ tim hay các bệnh về nhịp tim, cao huyết áp.
- Nội tiết: Chăm sóc và hỗ trợ điều trị đối với các bệnh nhân có vấn đề về tuyến nội tiết như tiểu đường và rối loạn tuyến giáp.
- Nội tiêu hóa: Các bác sĩ ở khoa nội tiêu hóa sẽ chịu trách nhiệm thực hiện chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến vấn đề tiêu hóa, gan, mật và tử cung…
- Nội thần kinh: Chuyên điều trị và hỗ trợ các bệnh nhân gặp vấn đề về thần kinh như đau đầu, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh.
- Thận tiết niệu: Quản lý và chăm sóc các bệnh nhân gặp vấn đề về viêm thận, suy thận và các vấn đề tiết niệu của cơ thể.
Trên đây là một số khoa nổi bật thuộc nội khoa mà bạn có thể biết. Tuy mỗi bộ phận và mỗi khía cạnh khác nhau nhưng các bác sĩ khoa nội luôn hết sức cố gắng cống hiến hết sức mình cho nên y học để có thể chữa trị bệnh cho các bệnh nhân.
Các xét nghiệm và thủ tục nội khoa bạn nên biết
Đội ngũ y bác sĩ nội khoa, y tá và các nhà cung cấp y tế đều được đào tạo các cách thức để thực hiện và yêu cầu các xét nghiệm phù hợp với từng loại bệnh khác nhau. Từ những kiểm tra cơ bản đến những kiểm tra đặc biệt nhằm chẩn đoán chính xác nhất cho tình trạng của bệnh nhân. Ngoài việc các trang thiết bị phục vụ cho nội khoa cần được đạt chuẩn thì tay nghề của các bác sĩ cũng được chú trọng hơn bao giờ hết.
Hầu như những xét nghiệm thường thấy trong các thủ tục thực hiện y khoa của khoa nội sẽ bao gồm các việc như: Chọc tĩnh mạch lấy mẫu máu, đặt nội khí quản, soi đại tràng, đặt ống thông mũi… Bên cạnh đó các bác sĩ nội khoa cũng sẽ được đào tạo để được thực hiện các thủ tục phức tạp và xâm lấn như chọc dò tủy sống, chọc dò màng bụng… Hoặc cũng có thể là các kiểm tra như kiểm tra da, nội soi mũi, kiểm tra tĩnh mạch và siêu âm tim, sàng lọc ung thư vòm họng…
Các công cụ như siêu âm, máy chụp CT và MRI sẽ được áp dụng để hỗ trợ cho các quá trình xét nghiệm để đưa ra kết quả chính xác nhất.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng Klinefelter có con được không?
Khám nội khoa có ảnh hưởng gì không?
Khám nội khoa chỉ là một phần nhỏ trong toàn gói kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân. Nên nó sẽ hoàn toàn không gây bất cứ nguy hiểm nào cho người bệnh. Ngoài việc khám bệnh, các bác sĩ khoa nội cũng sẽ hỗ trợ chăm sóc và khám cận lâm sàng chuyên sâu để:
- Đưa ra chẩn đoán sớm và các phương pháp điều trị: Khám nội khoa giúp các vấn đề về sức khỏe được cải thiện từ đó giúp các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh sớm nhất có thể.
- Quản lý bệnh mãn tính: Đối với người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch… thì việc khám nội khoa định kỳ sẽ giúp tình trạng bệnh lý được điều trị một cách hiệu quả nhất.
- Tư vấn sức khỏe: Ngoài việc thăm khám tổng quát thì các bác sĩ khoa nội sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc và phục hồi sau quá trình điều trị cũng như xây dựng cho người bệnh thói quen sống lành mạnh, phòng ngừa bệnh tật tối ưu.
>>>>>Xem thêm: Khi bị trĩ có nội soi đại tràng được không?
Có thể thấy việc khám nội khoa có thể giúp bạn kiểm tra tổng thể sức khỏe của cơ thể mình. Song song với đó là tùy theo vào độ tuổi và mục đích khám bệnh bạn sẽ được sắp xếp và thực hiện các kiểm tra cần thiết. Mạnh dạn trao đổi với bác sĩ về toàn bộ những vấn đề mà bạn gặp phải. Đồng thời, nếu đã khám bệnh ở những nơi khác bạn cần đem theo sổ khám bệnh và đơn thuốc cũ để các bác sĩ tiện theo dõi và chẩn đoán chính xác hơn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm