Hướng dẫn của WHO về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo an toàn và đạo đức trong y tế

Hướng dẫn của WHO về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo an toàn và đạo đức trong y tế

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ngày càng phổ biến. Các nhân viên y tế có thể thu lại được nhiều lợi ích, tuy nhiên cũng có thể gặp phải một số rủi ro và thách thức về bảo mật, chất lượng và đặc biệt là vấn đề về đạo đức.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn của WHO về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo an toàn và đạo đức trong y tế

Mới đây, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành hướng dẫn quản trị và đạo đức AI cho các mô hình đa phương thức lớn (LMM), người ta dự đoán rằng LMM sẽ được sử dụng và ứng dụng rộng rãi trong chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu khoa học, y tế công cộng và phát triển thuốc.

Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong y tế

Trước khi tìm hiểu về hướng dẫn của WHO về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo an toàn và đạo đức trong lĩnh vực y tế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo đối với việc chăm sóc sức khỏe:

Quản lý hồ sơ và cơ sở dữ liệu y tế

Một bước khá phổ biến trong quy trình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân đó là đọc và phân tích hồ sơ y tế. Theo đó, ứng dụng của AI được sử dụng rộng rãi nhất trong y tế đó là quản lý dữ liệu y tế. Robot sẽ thu thập thông tin, lưu trữ, định dạng lại và theo dõi để cung cấp chúng một cách nhanh hơn và đồng bộ hơn.

Hướng dẫn của WHO về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo an toàn và đạo đức trong y tế

Ứng dụng của AI được sử dụng rộng rãi nhất trong y tế đó là quản lý dữ liệu y tế

Hỗ trợ các hoạt động chuyên ngành

Robot có thể thực hiện nhanh và chính xác hơn các hoạt động như quét CT, nhập dữ liệu, phân tích các cuộc kiểm tra sức khỏe. X-quang và tim mạch là hai lĩnh vực mà số lượng dữ liệu rất lớn và chiếm khá nhiều thời gian trong việc phân tích. Với ứng dụng AI, các chuyên gia hai lĩnh vực này sẽ được giảm thiểu một khối lượng lớn công việc, họ chỉ cần tập trung vào các trường hợp phức tạp.

Tư vấn y tế

Hiện nay, đã có nhiều ứng dụng tích hợp AI để đưa ra các tư vấn y tế dựa trên lịch sử y tế của bệnh nhân và kiến thức y học thông thường. Bệnh nhân có thể nhập các triệu chứng của họ vào ứng dụng, ứng dụng sẽ đưa ra các đề xuất tới tài khoản của họ.

Xây dựng phương pháp điều trị

Từ những thông tin thu thập từ bệnh nhân, nghiên cứu bên ngoài và chuyên môn lâm sàng, hệ thống trí tuệ nhân tạo sẽ phân tích dữ liệu, ghi chú và báo cáo, đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.

Y tá ảo

Một y tá ảo có thể được tạo ra để giúp theo dõi tình trạng của bệnh nhân, theo dõi quá trình điều trị cùng với những lần khám bệnh của bác sĩ.

Quản lý thuốc

Hiện nay, các ứng dụng theo dõi việc sử dụng thuốc của bệnh nhân được phát triển nhanh chóng, camera của điện thoại thông minh có thể được tích hợp với AI để xác nhận rằng bệnh nhân đang dùng thuốc theo toa, giúp họ quản lý về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.

Tính chính xác trong y học

Với sự giúp đỡ của AI, một số bệnh di truyền, ung thư có thể được dự đoán sớm dựa trên thông tin di truyền của chính mình.

Phân tích hệ thống chăm sóc sức khỏe

Trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để sàng lọc dữ liệu, chỉ ra tính không hiệu quả của quy trình làm việc hoặc những sai lầm trong phương pháp điều trị, loại bỏ những trường hợp nhập viện không cần thiết.

Theo dõi sức khỏe

Một số thiết bị hiện nay có thể theo dõi cường độ hoạt động và nhịp tim của con người. Chúng có thể gửi các cảnh báo nhắc chúng ta tập luyện thể dục, và có thể chia sẻ các thông tin này cho bác sĩ để có thêm dữ liệu về thói quen và nhu cầu tập luyện của bệnh nhân.

Hướng dẫn của WHO về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo an toàn và đạo đức trong y tế

Một số thiết bị hiện nay có thể theo dõi cường độ hoạt động và nhịp tim của con người

Lợi ích và rủi ro của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế

Trong hướng dẫn mới của WHO, 5 ứng dụng rộng rãi của LMM trong lĩnh vực y tế được đề cập như sau:

  • Chẩn đoán và chăm sóc lâm sàng: Ví dụ như trả lời các câu hỏi bằng văn bản của bệnh nhân.
  • Sử dụng theo hướng dẫn của bệnh nhân: Dùng để điều tra các triệu chứng và điều trị.
  • Các nhiệm vụ văn thư và hành chính: Ví dụ như ghi chép và tóm tắt các lần khám bệnh của bệnh nhân trong hồ sơ sức khỏe điện tử.
  • Giáo dục y tế và điều dưỡng: Cung cấp cho học viên những cuộc gặp gỡ bệnh nhân mô phỏng.
  • Nghiên cứu khoa học và phát triển thuốc, bao gồm cả việc xác định những hợp chất mới.

Mặc dù LMM đang được sử dụng cho các mục đích liên quan đến chăm sóc sức khỏe, nhưng cũng tồn tại một số rủi ro đã được ghi nhận là đưa ra thông tin sai lệch, không chính xác hoặc không đầy đủ. Điều này có thể có hại cho người sử dụng thông tin khi đưa ra các quyết định về chăm sóc và điều trị.

Hướng dẫn của WHO cũng chỉ ra chi tiết về các rủi to lớn hơn đối với các hệ thống y tế, một vấn đề hàng đầu đó là rủi ro an ninh mạng. LMM có thể bị lợi dụng để tạo ra các thông tin sai lệch, thu thập và sử dụng dữ liệu y tế một cách phi đạo đức, làm lộ thông tin cá nhân của bệnh nhân,…

Để tạo ra một LMM an toàn và hiệu quả, WHO cho rằng cần thiết phải có sự tham gia của nhiều bên liên quan như chính phủ, nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe, công ty công nghệ, bệnh nhân và toàn xã hội trong tất cả các giai đoạn phát triển và triển khai công nghệ đó. Tất cả các giai đoạn này cần được giám sát và quản lý chặt chẽ.

Tìm hiểu thêm: Cholesteatoma bẩm sinh là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hướng dẫn của WHO về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo an toàn và đạo đức trong y tế
LMM ghi chép và tóm tắt các lần khám bệnh của bệnh nhân trong hồ sơ sức khỏe điện tử

Khuyến nghị của WHO đối với người sử dụng

Trong hướng dẫn mới, WHO cũng đưa ra các khuyến nghị dành cho chính phủ, những người có trách nhiệm chính trong việc đặt ra các tiêu chuẩn cho việc phát triển và triển khai LMM sử dụng cho các mục đích y tế và y tế công cộng:

  • Đầu tư hoặc cung cấp cơ sở vật chất hạ tầng, yêu cầu người dùng tuân thủ các nguyên tắc và giá trị đạo đức khi được truy cập.
  • Ban hành luật, chính sách và quy định để đảm bảo rằng LMM và các ứng dụng tích hợp AI được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe và y học cần đáp ứng các nghĩa vụ đạo đức và tiêu chuẩn nhân quyền, chẳng hạn như sự tự chủ hoặc sự riêng tư.
  • Chỉ định một cơ quan quản lý (hiện có hoặc thành lập mới) để đánh giá và phê duyệt LMM cũng như các ứng dụng tích hợp AI nhằm mục đích sử dụng trong chăm sóc sức khỏe hoặc y học khi nguồn lực cho phép.
  • Đưa ra các đánh giá về tác động và kiểm tra bắt buộc sau khi ban hành, bao gồm bảo vệ dữ liệu và nhân quyền. Các đánh giá kiểm tra và tác động phải được công bố, phân chia theo đối tượng người dùng, ví dụ như theo độ tuổi, chủng tộc hoặc tình trạng dị tật nếu có.

Hướng dẫn của WHO về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo an toàn và đạo đức trong y tế

>>>>>Xem thêm: Tăng đông máu là gì? Nguyên nhân và điều trị

Người dùng cần tuân thủ các nguyên tắc và giá trị đạo đức khi được truy cập

Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn về hướng dẫn của WHO về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo an toàn và đạo đức trong y tế. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, việc ứng dụng AI sẽ giúp cho các quy trình chăm sóc sức khỏe y tế được diễn ra thuận lợi hơn, tối giản những công việc mang tính thủ công, giấy tờ tốn nhiều thời gian và công sức. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này và có cho mình những thông tin về AI trong lĩnh vực y tế.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *