Nổi mề đay là bệnh da liễu thường gặp, gây ra cảm giác ngứa rát khó chịu cho người bệnh. Khi bị nổi mề đay, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và giảm nguy cơ khiến bệnh trở nặng. Hãy cùng tìm hiểu cách chữa nổi mề đay hiệu quả trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Hết nổi mề đay hiệu quả với dung dịch xịt ngoài da Skin Herbal
Nổi mề đay là một dạng dị ứng, mẩn ngứa xuất hiện trên da khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích. Tình trạng này thường không quá nghiêm trọng, nhưng vẫn cần chú ý để nhận biết sớm dấu hiệu sốc phản vệ để can thiệp kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn một số cách chữa nổi mề đay trên da hiệu quả và an toàn tại nhà mà bạn có thể thử áp dụng.
Nguyên nhân khiến da bị nổi mề đay
Hiện tượng nổi mề đay xảy ra khi các mao mạch trên da phản ứng với các tác nhân gây kích thích, dẫn đến phù cấp hoặc phù mãn tính ở lớp trung bì. Khi bị mề đay, trên da sẽ có biểu hiện là các vết mẩn đỏ ngứa, sần lên rõ rệt và khi sờ sẽ thấy bề mặt da không phẳng như bình thường. Tình trạng này khá phổ biến ở nước ta, cứ khoảng 100 người thì sẽ có khoảng 15 – 20 người gặp phải tình trạng này.
Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Dựa vào thời gian kéo dài của triệu chứng, mề đay được phân thành hai nhóm:
- Nổi mề đay cấp tính: Biểu hiện triệu chứng thường chỉ kéo dài trong khoảng 24 giờ. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp kéo dài hơn, nhưng không quá 6 tuần.
- Nổi mề đay mãn tính: Biểu hiện triệu chứng kéo dài trên 6 tuần.
Nguyên nhân gây ra mề đay khá phức tạp, tùy vào cơ địa của mỗi người sẽ có phản ứng nổi mề đay khi tiếp xúc với các yếu tố khác nhau. Một số tác nhân phổ biến như do côn trùng cắn, dị ứng với thuốc, dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, dị ứng mỹ phẩm,… Biểu hiện triệu chứng điển hình là các nốt đỏ hoặc mảng ban đỏ xuất hiện trên da với hình dạng và kích thước không đồng đều. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa rát với mức độ từ nhẹ đến nặng tùy theo tình trạng bệnh.
Bị nổi mề đay có nguy hiểm không, cần xử trí thế nào?
Bị nổi mề đay có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia da liễu, nổi mề đay thường không lây truyền từ người này sang người khác. Tuy nhiên, bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần ở cùng một người. Tùy vào cơ địa và tình trạng mề đay của mỗi người mà mức độ nguy hiểm của bệnh cũng sẽ khác nhau.
Khi bị mề đay, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa khủng khiếp và thường xuyên gãi để giúp làm giảm bớt cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, điều này sẽ càng khiến da bị tổn thương và trở nên ngứa hơn, thậm chí còn dẫn đến trầy xước, nhiễm trùng và hình thành sẹo thâm.
Với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể biến chứng thành chàm mãn tính, sưng mạch khí quản, khó thở, nghẹt thở do sưng mạch họng. Điều này có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nếu mề đay phát triển ở đường tiêu hóa, có thể gây ra cơn đau thắt bụng, nôn mửa và tiêu chảy.
Cần làm gì khi bị nổi mề đay?
Để chữa bệnh nổi mề đay hiệu quả, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và cách ly chúng. Đó có thể là do stress, côn trùng cắn, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dùng mỹ phẩm hoặc thuốc điều trị mới, nhiễm khuẩn, vi nấm,… Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng của mề đay thường sẽ giảm dần và biến mất trong khoảng 24 giờ sau khi cách ly với các tác nhân gây bệnh.
Nếu không cách ly tốt với các yếu tố gây bệnh, triệu chứng của nổi mề đay sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám sớm khi xuất hiện các triệu chứng như khó thở, sưng mặt, chóng mặt, sưng môi, sưng họng,…
Cách chữa nổi mề đay hiệu quả và an toàn tại nhà
Mặc dù nổi mề đay không gây nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bạn có thể kiểm soát bệnh hiệu quả bằng cách thực hiện theo các biện pháp sau:
Vệ sinh da bằng dung dịch giảm ngứa
Khi bị mề đay, cảm giác ngứa khiến người bệnh gãi nhiều và làm cho da bị tổn thương. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng các dung dịch giảm ngứa để vệ sinh vùng da tổn thương. Chẳng hạn như bột yến mạch, tắm nước mát, baking soda,…
Mặc dù phương pháp này có thể giúp giảm ngứa nhưng nếu triệu chứng vẫn kéo dài, thì có thể là do bạn chưa cách ly hoàn toàn với các yếu tố gây bệnh.
Chườm lạnh để giảm nổi mề đay
Phương pháp này được nhiều người ưa chuộng và mang lại hiệu quả tích cực đối với cả nổi mề đay và các tình trạng ngứa da, dị ứng da khác. Nhiệt độ thấp từ đá sẽ giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu hiệu quả.
Tuy nhiên, chỉ nên chườm bằng túi đá hoặc đá lạnh bọc trong túi vải trong tối đa 10 phút để tránh làm da bị bỏng lạnh. Bạn có thể thực hiện theo cách này vài lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng của mề đay không còn nghiêm trọng.
Chữa nổi mề đay bằng dung dịch xịt ngoài da Skin Herbal
Dung dịch xịt ngoài da Skin Herbal là sản phẩm có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả đối với những làn da bị nổi mề đay. Với thành phần chính từ thảo dược thiên nhiên, gồm curcumin, lá trầu không, kim ngân hoa, trà xanh, lá đào, lá lấu, xoan trà, hoàng bá, bạch chỉ, chiết xuất, lô hội, dầu vừng,… sản phẩm này không chỉ giúp giảm nhanh cảm giác ngứa rát, mà còn giảm nguy cơ nhiễm khuẩn khi da bị kích ứng.
Tìm hiểu thêm: Sau khi đắp mặt nạ ngũ hoa nên làm gì?
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn mẹ bầu cách đọc kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh chính xác
Đồng thời, dung dịch xịt ngoài da Skin Herbal còn hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương da và giảm hình thành sẹo, giúp cho da trở nên khỏe mạnh hơn.
Mặc dù tình trạng nổi mề đay thường không gây nguy hiểm và có thể kiểm soát triệu chứng tại nhà bằng cách chữa nổi mề đay đơn giản trên đây. Nhưng nếu triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm