Lác mắt bẩm sinh có chữa được không? Đây là câu hỏi thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm từ các bậc phụ huynh. Lé hoặc lác mắt là bệnh lý thường gặp ở trẻ em gây ảnh hưởng lớn đến thị lực, tâm lý và chất lượng sống của người bệnh.
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Lác mắt bẩm sinh có chữa được không?
Lác mắt bẩm sinh là bệnh lý về mắt thường gặp và chiếm tỷ lệ khoảng 3 – 4% ở trẻ sơ sinh. Căn bệnh này làm cho trẻ bị mất đi một phần thị lực gây ảnh hưởng đến tầm nhìn và sự quan sát. Lâu dầu, nó làm tác động đến đời sống và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em. Vậy lác mắt bẩm sinh có chữa được không? Mời ba mẹ hãy theo dõi thông tin cụ thể trong bài viết này.
Thông tin tổng quan và phân loại lác mắt bẩm sinh
Lác mắt bẩm sinh là tình trạng hai mắt của trẻ không thể nhìn thẳng về một hướng và sẽ có một mắt bị lệch so với mắt còn lại. Đây là do sự mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn làm cho hai mắt không thể phối hợp nhịp nhàng với nhau khi hoạt động.
Trong thời gian đầu, bệnh sẽ khó phát hiện hơn do trẻ có xu hướng ngủ nhiều và không hoạt động nhiều về mắt. Tuy nhiên, khi đến khoảng 2 tháng tuổi, việc cử động mắt trở nên linh hoạt hơn và dễ dàng nhận thấy dấu hiệu bệnh.
Lác mắt bẩm sinh ở trẻ em được phân chia thành các nhóm như sau:
- Lác trong sơ sinh: Thường gặp ở trẻ sơ sinh khi mắt trẻ nhìn lệch vào trong. Tình trạng này làm cho trẻ không có khả năng nhìn đồng thời bằng hai mắt.
- Lác trong điều tiết: Thường gặp ở trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên khi hướng nhìn hai mắt của trẻ bị lệch vào trong khi tập trung nhìn vào vật nào đó.
- Lác ngoài: Thường xuất hiện trong thời gian ngắn, khi trẻ đang cảm thấy mệt hoặc mơ màng. Tình trạng này được xác định khi hướng mắt của trẻ bị lệch ra ngoài khi tập trung nhìn vào vật ở xa.
Lác mắt gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển thị giác, khiến trẻ khó cảm nhận chính xác không gian, xác định vị trí của vật khó khăn và làm suy giảm thị lực. Vì vậy, việc thăm khám và điều trị kịp thời sẽ giúp trẻ hạn chế được những ảnh hưởng này.
Các nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lác mắt bẩm sinh
Lác mắt bẩm sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh này bao gồm:
- Vấn đề di truyền gia đình;
- Liệt cơ vận nhãn bẩm sinh hoặc ở mắt phải;
- Bất thường trong sinh sản: Đẻ non, nhẹ cân;
- Mắc tật khúc xạ: Cận thị hay viễn thị;
- Vấn đề ở não: Bại não, bệnh Down, não úng thủy, u não;
- Bệnh lý về mắt: Đục thủy tinh thể, sụp mí, sẹo giác mạc,…;
- Chấn thương quanh mắt;
- Phẫu thuật bệnh lý ở mắt;
- Nhiễm trùng.
Lác mắt bẩm sinh có chữa được không?
Vậy lác mắt bẩm sinh có chữa được không? Câu trả lời là bệnh này có thể chữa được. Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị lác mắt cho trẻ. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà mức độ điều trị hiệu quả khác nhau.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm insulin là gì? Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm nồng độ insulin
Theo các chuyên gia, trẻ em tuổi càng nhỏ và phát hiện sớm sẽ có cơ hội điều trị lác mắt cao hơn. Tỷ lệ điều trị thành công ở trẻ dưới 3 – 4 tuổi có thể lên đến 92%. Tuy nhiên, nếu kéo dài đến khoảng 6 – 8 tuổi, tỷ lệ sẽ giảm xuống còn khoảng 6 – 8%. Nếu tiếp tục kéo dài bệnh, cơ hội phục hồi thị lực sẽ thấp hơn và đối diện với nguy cơ bị tật mắt suốt đời. Do đó, bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé thăm khám và điều trị khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh.
Phương pháp điều trị lác mắt bẩm sinh hiệu quả
Để chọn được phương pháp điều trị phù hợp, các bác sĩ cần dựa vào kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng và kỹ thuật chẩn đoán chuyên khoa.
>>>>>Xem thêm: Cách tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết
Điều trị lác mắt điều tiết
Cắt chỉnh kính là một trong các phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Đặc biệt là trường hợp bị lác mắt do rối loạn điều tiết mắt như lác mắt cận thị, lác mắt loạn thị hoặc viễn thị.
Việc dùng các loại kính với số đo phù hợp nhằm hỗ trợ hoạt động điều tiết của mắt tốt hơn, thu được hình ảnh rõ nét và chính xác hơn. Qua đó, mắt trẻ có thể phối hợp nhịp nhàng với nhau, cải thiện hiệu quả các triệu chứng do bệnh lác mắt gây ra.
Điều trị nhược thị
Nhược thị là bệnh lý làm suy giảm thị lực một bên mắt của trẻ do bị lác lâu ngày dẫn đến. Nhược thị làm cho mắt trẻ không thể nhìn thẳng hoặc tầm nhìn kém hơn. Tình trạng này là do não đã bỏ qua các thông tin nhận được ở mắt khiến thị lực bị suy giảm dần.
Hiện nay, có một số phương pháp hiệu quả để điều trị lác mắt kèm nhược thị như sau:
- Phương pháp bịt mắt: Trẻ sẽ được bịt một bên mắt lại khi quan sát. Điều này nhằm kích thích mắt còn lại tăng sự điều tiết và cải thiện thị lực của mắt kém hơn. Tùy thuộc vào mỗi trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định trẻ cần bịt mắt lành, bịt mắt lác, bịt mắt luân phiên hoặc bịt mắt theo từng lúc.
- Gia phạt: Sử dụng kính hoặc thuốc để hỗ trợ điều chỉnh thị lực của mắt. Khi đó, một mắt của trẻ có nhiệm vụ quan sát xa và mắt còn lại phải quan sát gần. Phương pháp này làm cho mắt cảm nhận chính xác về chiều sâu của không gian. Các loại gia phạt phổ biến như nhỏ atropin, gia phạt xa – gần và gia phạt toàn bộ.
- Chỉnh thị: Phương pháp được áp dụng đối với trẻ trên 5 tuổi. Trẻ sẽ được bịt mắt có thị lực tốt hơn và bắt đầu tô màu hoặc xâu vòng cườm trong 1 giờ/ngày. Sau đó, tiếp tục dùng các loại máy móc công nghệ cao để điều trị võng mạc bất thường và phục hồi định thị trung tâm hoàng điểm.
- Sử dụng thuốc: Các bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc co đồng tử mạnh để tạo phản xạ co quắp điều tiết. Từ đó, giảm mức độ quy tụ ở hai mắt do sự điều tiết gây ra.
- Phẫu thuật: Việc thực hiện phẫu thuật nhằm thay đổi lại cơ vận nhãn như dịch chuyển vị trí, kích thích gây yếu hoặc tăng cường thiết lập sự cân bằng ở hai mắt. Thông thường, cuộc phẫu thuật sẽ kéo dài tầm 20 – 40 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cụ về câu hỏi lác mắt bẩm sinh có chữa được không? Bệnh này nên được chẩn đoán và điều trị kịp thời để có được kết quả điều trị tốt hơn. Ở mỗi tình trạng bệnh, phương pháp điều trị cũng được điều chỉnh phù hợp. Hy vọng các chia sẻ này giúp bố mẹ hiểu thêm về bệnh và có phương pháp điều trị tốt nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm