Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Vậy bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết và có nên xoa bướu huyết thanh khi nó bị cứng lại hay không?
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?
Bướu huyết thanh là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhất là ở trẻ sinh thường. Tuy nhiên, với nhiều người bướu huyết thanh vẫn còn là khái niệm vô cùng mới mẻ. Chính vì vậy, nhiều phụ huynh rất lo lắng, lúng túng không biết phải làm sao khi con mình gặp phải tình trạng này. Bướu huyết thanh có nguy hiểm không? Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Đây chính là những câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm.
Khái niệm về bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh
Bướu huyết thanh là cục u hoặc một khối sưng trên đầu trẻ sơ sinh do tình trạng sưng hoặc phù nề da đầu. Đây không phải là một dạng bệnh lý và không gây ra chấn thương sọ não. Cục bướu này thường xuất hiện ngay sau khi trẻ chào đời. Vì thế, nếu thấy trẻ xuất hiện bướu huyết thanh trên đầu ba mẹ cũng không nên quá lo lắng khi không biết bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết.
Dấu hiệu và nguyên nhân gây ra bướu huyết thanh
Dấu hiệu nhận diện bướu huyết thanh rất đơn giản, nếu bạn thấy trên đầu trẻ xuất hiện khối phình hoặc sưng như cục u bất thường, khi sờ vào thấy hơi mềm thì đó chính là bướu huyết thanh. Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh thường được xác định bằng cách khám lâm sàng và không cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác. Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá chính xác tình trạng bướu.
Trong nhiều trường hợp, tình trạng bướu huyết thanh bị cứng lại hay bướu huyết thanh bị canxi hóa có thể xay ra sau vài ngày. Quá trình vôi hóa này sẽ giúp khối bướu nhỏ dần và biến mất mà không cần phải can thiệp.
Bướu huyết thanh hình thành trong quá trình vượt cạn, tác động chèn ép của thành âm đạo và tử cung khi thai nhi ra ngoài hoặc từ các dụng cụ y tế khiến đầu trẻ bị sưng phù, bầm tím. Nói cách khác, bướu huyết thanh chính là chấn thương phần mềm trong quá trình sinh. Những tác động này có thể bắt nguồn từ một số yếu tố nguy cơ cao như thai nhi có chu vi vòng đầu lớn, quá trình chuyển dạ kéo dài hay chuyển dạ đình trệ, dụng cụ sản khoa, vị trí ngôi thai, vỡ ối sớm, cơn co tử cung,…
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chi tiết về phẫu thuật về trong ngày
Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?
Do không ảnh hưởng tới hộp sọ và não mà chỉ đơn thuần là bị sưng phù do chèn ép nên nó được coi là lành tính. Với câu hỏi: “Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?”, câu trả lời là: “Sau khoảng 2 đến 6 tuần sau sinh tùy cơ địa của trẻ nếu không xuất hiện biến chứng khác”.
Ngoài ra, rất nhiều mẹ cũng phân vân không biết có nên xoa bướu huyết thanh không thì câu trả lời là “Không”. Vì tình trạng này thường tự hết và không cần can thiệp. Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nếu xoa không đúng cách có thể khiến trẻ bị đau, thậm chí làm tổn thương vùng da ở vị trí này dẫn đến nhiễm trùng.
Biến chứng và phương pháp điều trị bướu huyết thanh
Ngoài vấn đề bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết, nhiều phụ huynh cũng thắc mắc không biết tình trạng này có thể gây ra những biến chứng gì.
Bướu huyết thanh nguy hiểm như thế nào?
Hầu hết bướu huyết thanh không gây nguy hiểm tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nó có thể gây ra nhiều biến chứng và cần điều trị ngoại khoa để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bướu huyết thanh vẫn có có thể gây ra các biến chứng điển hình như vàng da, thiếu máu, nhiễm trùng…
- Vàng da: Tình trạng vàng da do bướu huyết thanh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bướu huyết thanh khiến cho chỉ số bilirubin trong máu tăng lên dẫn đến vàng da. Thông thường vàng da sẽ tự hết cùng với bướu huyết thanh.
- Thiếu máu: Tuần hoàn của máu có thể bị ảnh hưởng do sự xuất hiện của bướu huyết thanh. Đặc biệt là hiện tượng chảy máu ở các mao mạch nhỏ khi bị chèn ép khiến cho tế bào hồng cầu bị giảm. Theo đó, kích thước bướu càng lớn thì trẻ càng thiếu máu trầm trọng hơn.
- Nhiễm trùng: Tổn thương trên bướu có thể là môi trường cho vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng ở trẻ. Tình trạng này nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời có thể đe dọa tính mạng của trẻ.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về xét nghiệm dấu ấn miễn dịch bề mặt tế bào
Khi nào cần điều trị bướu huyết thanh?
Thông thường không cần điều trị bướu huyết thanh mà chỉ cần điều trị các biến chứng của nó nếu có. Một số phương pháp điều trị biến chứng có thể được chỉ định như chiếu đèn vàng da, truyền máu, điều trị nhiễm trùng,…
Tóm lại, bướu huyết thanh chỉ là một rủi ro trong quá trình sinh nở và bất cứ đứa trẻ nào cũng có nguy cơ gặp tình trạng này. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ giúp ba mẹ trả lời được câu hỏi bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết và không còn cảm thấy lo lắng về sự xuất hiện của bướu huyết thanh nữa.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Ung bướuTrẻ sơ sinhSức khoẻ trẻ sơ sinh