Giải đáp sức khỏe sinh sản: Không đo độ mờ da gáy có sao không?

Giải đáp sức khỏe sinh sản: Không đo độ mờ da gáy có sao không?

Siêu âm đo độ mờ da gáy là phương pháp sàng lọc dị tật bẩm sinh, cụ thể là hội chứng Down trong quá trình mang thai. Vậy không đo độ mờ da gáy có sao không?

Bạn đang đọc: Giải đáp sức khỏe sinh sản: Không đo độ mờ da gáy có sao không?

Đo độ mờ da gáy là phương pháp xét nghiệm phổ biến mà hầu hết phụ nữ mang thai đều nên thực hiện trong quá trình kiểm tra sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn rất nhiều người băn khoăn liệu thực sự đo độ mờ da gáy có cần thiết không? Không đo độ mờ da gáy có sao không? Nguyên nhân độ mờ da gáy cao là do đâu? Để giải đáp vấn đề này hãy theo dõi bài viết của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Độ mờ da gáy là gì? Đo độ mờ da gáy có quan trọng không?

Độ mờ da gáy là một chỉ số được đo trong quá trình siêu âm thai kỳ đầu, thường được thực hiện vào tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 + 6 tuần của thai kỳ. Độ mờ da gáy tham chiếu đến kích thước của lớp chất lỏng nằm ở phía sau cổ của thai nhi. Khi có sự gia tăng bất thường lượng chất lỏng này, độ mờ da gáy sẽ tăng. Điều này có thể là dấu hiệu của một số bệnh rối loạn nhiễm sắc thể, bệnh tật di truyền và nổi bật là hội chứng Down.

Việc đo độ mờ da gáy rất quan trọng, dựa vào kết quả siêu âm độ mờ da gáy, các bác sĩ có thể nhận biết về tình trạng hiện tại của thai nhi và đề xuất tiến hành các xét nghiệm khác có độ chính xác cao hơn để nhận định rõ ràng hơn về về sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc có một độ mờ da gáy tăng không phải lúc nào cũng chỉ ra rằng thai nhi có vấn đề sức khỏe. Đây chỉ là một chỉ số sơ bộ sàng lọc và cần phải kết hợp với nhiều xét nghiệm và đánh giá khác để có cái nhìn tổng quát, chính xác nhất.

Giải đáp sức khỏe sinh sản: Không đo độ mờ da gáy có sao không?

Siêu âm đo độ mờ da gáy là rất cần thiết

Kết quả xét nghiệm đo độ mờ da gáy thế nào là an toàn?

Kết quả đo độ mờ da gáy là một chỉ số quan trọng được thu thập thông qua siêu âm trong quá trình mang thai. Cụ thể:

  • Đối với thai nhi có độ mờ da gáy = 1.3mm: Nguy cơ mắc hội chứng Down ở thai nhi là rất thấp. Điều này không đồng nghĩa với việc thai nhi hoàn toàn bình thường và không gặp vấn đề liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể.
  • Đối với thai nhi có độ mờ da gáy nằm trong khoảng từ 2.5mm đến 3.0mm: Thai nhi được đánh giá là có chỉ số bình thường ở mức 9 trên 10. Điều này nghĩa là, trong 10 trường hợp có kết quả đo độ mờ da gáy trong khoảng này, có tới 9 trường hợp thai nhi sẽ không mắc bất kỳ bất thường nhiễm sắc thể nào.
  • Đối với thai nhi có độ mờ da gáy >c3.0mm: Thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down cũng như các bất thường nhiễm sắc thể khác. Khi kết quả siêu âm cho thấy độ mờ da gáy ở mức này hoặc cao hơn, cha mẹ và bác sĩ nên thảo luận về việc tiến hành thêm các xét nghiệm khác để đánh giá chính xác hơn về tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Không đo độ mờ da gáy có sao không?

Đo độ mờ da gáy là một xét nghiệm siêu âm thường được thực hiện trong quý đầu của thai kỳ. Việc không thực hiện xét nghiệm này không gây hại trực tiếp cho thai nhi, nhưng có thể khiến cha mẹ mất cơ hội sớm nhận biết về nguy cơ sức khỏe của con mình. Trong một số trường hợp, nếu biết trước được thông tin về độ mờ da gáy của thai nhi sẽ có thể giúp gia đình chuẩn bị tâm lý, kế hoạch chăm sóc và đưa ra các quyết định liên quan đến thai kỳ.

Việc đo độ mờ da gáy là một phần quan trọng của quá trình sàng lọc thai kỳ, giúp cha mẹ và các chuyên gia y tế có cái nhìn tổng quan về sức khỏe của thai nhi.

Tuy nhiên, đo độ mờ da gáy chỉ là một trong nhiều xét nghiệm khả dụng, quyết định thực hiện hay không hoàn toàn dựa vào sự lựa chọn của mẹ bầu, gia đình cùng với khuyến nghị từ bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Nên ăn uống gì trước và sau khi tiêm vắc xin Covid?

Giải đáp sức khỏe sinh sản: Không đo độ mờ da gáy có sao không?
Không đo độ mờ da gáy có sao không?

Nếu bạn không thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy, các mẹ bầu vẫn có thể chọn thực hiện các xét nghiệm khác như Amniocentesis, Double Test, Triple Test, NIPT để đánh giá nguy cơ dị tật, biến đổi nhiễm sắc thể hay các bệnh lý liên quan đến sức khỏe của thai nhi.

Đo độ mờ da gáy chính xác đến mức nào?

Với độ mờ da gáy dày trên bách phân vị thứ 95 theo chiều dài đầu mông thì tỷ lệ phát hiện hội chứng Down là 80%, còn tỷ lệ dương tính giả là 5%. Khi kết hợp các xét nghiệm tầm soát bao gồm siêu âm đo độ mờ da gáy, Double test và tuổi của mẹ, tỷ lệ phát hiện tăng lên 90%, và tỷ lệ dương tính giả vẫn là 5%. Vì vậy, siêu âm đo độ mờ da gáy nên được coi là một phần quan trọng trong quá trình sàng lọc trong ba tháng đầu thai kỳ.

Là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, siêu âm đo độ mờ da gáy giúp mẹ bầu tầm soát nguy cơ dị tật có thể xảy ra với thai nhi. Mẹ cần nhớ rằng việc thực hiện kỹ thuật này đúng thời điểm thì mới mang lại kết quả chính xác cao. Do đó, mẹ bầu nên tuân thủ lịch trình đi khám và siêu âm thai đúng định kỳ, điều này sẽ giúp mẹ có thêm sự chủ động trong việc theo dõi thai kỳ và chăm sóc con sau khi sinh.

Giải đáp sức khỏe sinh sản: Không đo độ mờ da gáy có sao không?

>>>>>Xem thêm: Vitamin E uống ngày mấy viên và nên uống vào lúc nào?

Đo độ mờ da gáy giúp phát hiện sớm hội chứng Down ở thai nhi

Tóm lại, không đo độ mờ da gáy có sao không? Câu trả lời là không sao. Tuy nhiên, việc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc khi mang thai không chỉ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của hội chứng Down mà còn giúp phát hiện sớm nhiều dị tật khác. Do đó, các cha mẹ hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định có thực hiện siêu âm độ mờ da gáy hay không nhé!

Xem thêm:

  • Giải đáp: Độ mờ da gáy 1.0 mm có bình thường không?
  • Đo độ mờ da gáy bao nhiêu tuần là chính xác nhất?
  • Siêu âm 2D có đo được độ mờ da gáy không? Có chính xác không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *