Giải đáp: Muốn xét nghiệm ADN cần những gì?

Giải đáp: Muốn xét nghiệm ADN cần những gì?

Xét nghiệm ADN là phương pháp xác định mối quan hệ huyết thống chính xác và an toàn nhất. Vậy muốn xét nghiệm ADN cần những gì?

Bạn đang đọc: Giải đáp: Muốn xét nghiệm ADN cần những gì?

Với tiến bộ y học hiện đại, xét nghiệm ADN được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết muốn xét nghiệm ADN cần những gì. Để quá trình xét nghiệm được chính xác và thuận lợi hơn, bạn đọc đừng bỏ qua những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về xét nghiệm ADN

ADN là viết tắt của cụm từ Acid Deoxyribonucleic, là một loại vật chất tồn tại trong mỗi tế bào sinh vật, trong đó có con người. Chúng có vai trò lưu trữ thông tin di truyền đặc trưng. Một đoạn ADN mang thông tin di truyền cụ thể được gọi là gen.

Điểm đặc biệt so với các tế bào khác của cơ thể là ADN của mỗi cơ thể sinh vật được thừa hưởng của cả bố và mẹ chúng, khiến cho mỗi cá thể trở nên riêng biệt. Dựa trên quy luật này, xét nghiệm ADN nhằm phân tích ADN trong các tế bào cơ thể. Từ đó, cho biết liệu 2 cá thể có quan hệ huyết thống hay không.

Nếu mẫu ADN của hai cá thể khớp nhau trong từng gen thì 99,99% hai cá thể có quan hệ huyết thống gần gũi. Ngược lại, nếu 2 mẫu ADN khác biệt từ 2 gen trở lên thì nghĩa là 2 đối tượng tham gia xét nghiệm không có quan hệ huyết thống.

Giải đáp: Muốn xét nghiệm ADN cần những gì?

Xét nghiệm ADN giúp con người kiểm tra huyết thống một cách chính xác

Vậy muốn xét nghiệm ADN cần những gì? Cùng theo dõi tiếp nhé!

Muốn xét nghiệm ADN cần những gì?

Nhiều người thắc mắc muốn xét nghiệm ADN cần những gì? Hiện nay, xét nghiệm ADN có thể thực hiện bằng nhiều mẫu thử khác nhau như: Máu, mô, móng tay, chân tóc, xương, răng, tế bào niêm mạc miệng,… Ngoài ra, có thể kể đến một số mẫu phẩm đặc biệt như: Cuống rốn, kẹo cao su, bàn chải đánh răng,…

Với những đứa trẻ chưa sinh, mẹ có thể thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi bằng tế bào dịch ối, gai nhau hoặc máu tĩnh mạch.

Cách lấy mẫu xét nghiệm ADN

Để có được xét nghiệm ADN đạt chuẩn, bạn cần nắm rõ được cách thức lấy từng loại mẫu phẩm khác nhau như:

Mẫu máu

Các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu cần thiết bao gồm: Đầu bấm tiệt trùng, bút bấm lấy mẫu và giấy lấy mẫu.
  • Bước 2: Viết tên người lấy mẫu lên thẻ lấy mẫu máu.
  • Bước 3: Lau sạch ngón tay giữa hoặc gót chân ở trẻ dưới 1 tuổi bằng bông tẩm cồn.
  • Bước 4: Lắp đầu bút bấm và tháo vỏ bảo vệ.
  • Bước 5: Đặt đầu bút bấm lên đầu ngón tay hoặc gót chân của trẻ và bấm nút để trích máu.
  • Bước 6: Bóp đầu ngón tay nhẹ nhàng đến khi thu được 1 giọt máu.
  • Bước 7: Áp ngón tay vào vòng tròn của giấy thu mẫu sao cho giấy thấm giọt máu.
  • Bước 8: Lau đầu ngón tay bằng bông tẩm cồn, giữ vị trí trích để máu không thấm ra.
  • Bước 9: Để khô giấy thu mẫu trong 10 phút rồi gấp lại cho vào phong bì có chữ ký và nộp lại cho trung tâm xét nghiệm.

Giải đáp: Muốn xét nghiệm ADN cần những gì?

Muốn xét nghiệm ADN cần những gì? Bạn cần chuẩn bị mẫu thử để xét nghiệm

Mẫu tế bào niêm mạc miệng

Các bước như sau:

  • Bước 1: Súc sạch miệng, rửa tay 3 lần với nước ấm trước khi lấy mẫu. Bạn lưu ý không nên ăn uống, đặc biệt là uống sữa, trà, cà phê và hút thuốc trước khi lấy mẫu khoảng 4 giờ đồng hồ.
  • Bước 2: Dùng tăm bông khử trùng xoay nhẹ khoảng 30 lần khắp các bề mặt bên trong má để thu thập tế bào niêm mạc miệng.
  • Bước 3: Lấy 3 mẫu tăm bông cho 1 người.
  • Bước 4: Để các mẫu khô tự nhiên trong không khí ít nhất 15 phút, chú ý không để đầu bông bị dính vết bẩn.
  • Bước 5: Bảo quản tăm bông trong bì chứa mẫu và ghi đầy đủ thông tin bên ngoài bì.
  • Bước 6: Thực hiện tương tự với người thứ 2.

Mẫu tóc có chân

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nhổ từ 5 – 7 sợi tóc có chân, đặt trên giấy A4 trắng sạch sao cho chân tóc dính lên bề mặt giấy.
  • Bước 2: Gói cẩn thận mẫu tóc, viết tên và thông tin người cho mẫu.
  • Bước 3: Bỏ chung 2 mẫu tóc cần xét nghiệm ADN vào bì giấy lớn, gửi cùng giấy đề nghị phân tích ADN và chờ kết quả.

Tìm hiểu thêm: Tẩy nốt ruồi ăn thịt gà có sao không? Bao lâu thì ăn được thịt gà?

Giải đáp: Muốn xét nghiệm ADN cần những gì?
Bạn hoàn toàn có thể xét nghiệm huyết thống bằng tóc có chân

Mẫu móng tay, chân

Bước lấy mẫu như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch cả móng tay và chân của người cần lấy mẫu.
  • Bước 2: Cắt móng tay, chân sao cho được ít nhất 40mg mẫu.
  • Bước 3: Gói mẫu phẩm trong giấy A4 trắng sạch, viết thông tin người cho mẫu bên ngoài và cho vào phong bì ghi thông tin tương ứng.

Có nên xét nghiệm ADN thai nhi không?

Xét nghiệm ADN thai nhi bằng nước ối hoặc gai nhau thường không được khuyến khích do việc chọc ối và sinh thiết gai nhau có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi. Vì vậy, nếu muốn thực hiện phương pháp này, mẹ bầu cần tham vấn ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, cần xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh thì bác sĩ mới được phép thực hiện.

Hơn nữa, quá trình chọc ối chỉ cho kết quả chính xác nhất khi thai nhi đạt 15 tuần tuổi. Đây là thời điểm cơ thể mẹ bầu đã bớt nhạy cảm hơn, thai nhi cũng tránh được nguy cơ bị sinh non, sảy thai, nhiễm trùng nước ối hoặc rò rỉ nước ối.

Giải đáp: Muốn xét nghiệm ADN cần những gì?

>>>>>Xem thêm: Sau 5h chiều có cần bôi kem chống nắng nữa không?

Bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên sinh em bé rồi mới xét nghiệm ADN cho con

Trên đây là những thông tin quan trọng để giải đáp cho thắc mắc: “Muốn xét nghiệm ADN cần những gì?”. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng các thông tin xét nghiệm đều được bảo mật một cách tuyệt đối, độ chính xác của phương pháp này cũng rất cao, lên đến 99,99%.

Xem thêm: Có thể xét nghiệm ADN bằng nước bọt không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *